Nguyễn Hưng Quốc -VOA
Trong bài trước, tôi cho nguyên nhân của sự vô cảm không đến từ sự phát triển kinh tế và xã hội. Vậy chúng đến từ đâu?
Trước khi trả lời câu hỏi ấy, chúng ta cần phân biệt ba cấp độ vô cảm khác nhau trong đời sống hàng ngày.
Thứ nhất, vô cảm trước người khác - hiểu theo nghĩa là một hay nhiều người cụ thể, ở ngay trước mặt, như người thân trong gia đình, hàng xóm hay bất cứ ai đó gặp tai nạn ngoài đường.
Thứ hai là vô cảm trước đất nước hiểu theo nghĩa một cộng đồng mà mỗi người là một thành viên.
Thứ ba là vô cảm trước đồng loại, bao gồm cả những người ở xa, xa xôi và xa lạ, thuộc một đất nước khác hay một lục địa khác.
Tạm thời, chúng ta gác loại vô cảm thứ ba lại. Chỉ tập trung vào hai loại vô cảm thứ nhất và thứ hai. Lý do: một, đó là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay; hai, sự vô cảm thứ ba chỉ khắc phục được nếu người ta đã vượt qua được hai loại vô cảm đầu tiên: Không hy vọng có người biết xúc động trước nỗi đau khổ của ai đó, ở châu Phi chẳng hạn, nếu người ta cứ dửng dưng trước những đau khổ ngay trước mặt và trước mắt mình. Nếu có, đó chỉ là chút cảm xúc mang mùi lãng mạn chủ nghĩa; nó thoáng qua, rồi tắt, chứ chắc chắn sẽ không dẫn đến bất cứ một hành động cụ thể nào cả.
Trong hai loại vô cảm trên, xin phân tích loại vô cảm trước đất nước trước. Vì câu trả lời tương đối đơn giản và dễ có sức thuyết phục nhất.
Vô cảm trước đất nước có nhiều biểu hiện, nhưng trung tâm vẫn là sự dửng dưng, hay nói theo chữ quen thuộc ở Việt Nam lâu nay, là mặc kệ. Đất nước nghèo đói ư? – Mặc kệ! Đất nước càng ngày càng lạc hậu ư? – Mặc kệ! Sự bất bình đẳng trong nước càng ngày càng trầm trọng; khoảng cách giữa giàu - nghèo càng ngày càng lớn; người giàu càng ngày càng giàu và người nghèo càng ngày càng nghèo ư? – Mặc kệ! Nạn tham nhũng càng ngày càng hoành hành, càng phá nát nền kinh tế quốc gia ư? – Mặc kệ! Xã hội càng ngày càng băng hoại; văn hóa càng ngày càng suy đồi; giáo dục càng ngày càng xuống cấp ư? – Mặc kệ! Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bắt bớ và giết hại ngư dân Việt Nam ư? – Mặc kệ!
Dửng dưng hay mặc kệ trước những vấn đề liên quan đến danh dự quốc gia cũng là một sự vô cảm. Cái gọi là danh dự quốc gia có nhiều cấp độ khác nhau. Một vị nguyên thủ hay quan chức cao cấp khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cần giữ gìn quốc thể (ngay cả cách bắt tay: trong lúc đối tác đưa một tay; còn mình thì đưa cả hai tay, làm toát lên vẻ gì như nịnh bợ, hoặc ít nhất, khúm núm một cách quá đáng như hiện tượng được nhiều blogger Việt Nam nêu lên gần đây, cũng liên quan đến quốc thể). Ngay cả người bình thường, trong những hoàn cảnh bình thường, khi tiếp xúc với người ngoại quốc, cho dù chỉ là một du khách bình thường, cũng cố gắng không để họ đánh giá thấp dân tộc của mình. Ngược lại, cứ mặc kệ tất cả, ai khinh thì khinh, ai ghét thì ghét, miễn có chút lợi nhỏ là mình cứ làm: Đó là vô cảm.
Bình thường, người ta hay quy chung cả hai khía cạnh ở trên (sự quan tâm đến vận mệnh và danh dự của đất nước) vào phạm trù yêu nước. Tuy nhiên, theo tôi, đó là điều không nên. Nói đến yêu nước, thứ nhất, là chỉ tập trung ở khía cạnh tình cảm; và thứ hai, một cái gì có tính chất tự nguyện. Ở Tây phương hiện nay, rất hiếm khi người ta đề cập đến lòng yêu nước. Người ta chỉ đề cập đến tinh thần trách nhiệm (trong trường hợp trên) và sự tự trọng (trong trường hợp dưới).
Trách nhiệm có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Đóng thuế và thi hành các bổn phận công dân như chấp hành pháp luật, tham gia bầu cử... là những trách nhiệm bắt buộc. Nhưng ứng cử, tranh đấu cho một chính sách mà mình tin là đúng đắn, bảo vệ môi trường sinh thái, v.v... là những trách nhiệm tự nguyện.
Sự tự trọng cũng thuộc phạm vi tự nguyện. Nó thuộc phạm vi văn hóa hơn là pháp luật.
Ở Tây phương, người ta dùng pháp luật để cưỡng chế loại trách nhiệm thứ nhất trong khi đó họ lại dùng giáo dục để khuyến khích loại trách nhiệm thứ hai và nuôi dưỡng lòng tự trọng đối với cá nhân cũng như đối với đất nước.
Ở Việt Nam, từ xưa, cha ông chúng ta cũng từng ra sức giáo dục và nuôi dưỡng cả loại trách nhiệm tự nguyện lẫn lòng tự trọng trong những phạm vi liên quan đến quốc gia và quốc thể. Những câu tục ngữ và ca dao quen thuộc như “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” hay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng”, “khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” là thuộc loại đó.
Trong lịch sử, người Việt Nam từng chứng tỏ ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng cao trong những vấn đề liên quan đến đất nước. Không có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng ấy, chắc chắn Việt Nam không thể giành được độc lập sau một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ và cũng không thể giữ được độc lập trước bao nhiêu cuộc xâm lược khác, sau đó.
Thế nhưng, gần đây, mọi sự dường như khác hẳn. Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, thậm chí giết ngư dân Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Trung Quốc lũng đoạn kinh tế Việt Nam, đưa di dân lậu tràn ngập vào Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền và độc lập của Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Chỉ có một số, một số thật nhỏ, biểu thị thái độ cảnh giác và phản đối sự uy hiếp ấy từ Trung Quốc qua một số cuộc biểu tình tại Sàigòn và Hà Nội. Điều đáng chú ý không phải là bản thân các cuộc biểu tình ấy mà là thái độ thờ ơ, thậm chí, thù nghịch của nhiều người chung quanh. Theo tường thuật trên các blog, không ít thanh niên lái xe qua, chõ miệng chửi những người biểu tình chống Trung Quốc là “Đồ điên!”
Sự thờ ơ, dửng dưng cũng biểu hiện rất rõ qua thái độ của các cán bộ cao cấp thuộc loại đầu ngành ở Việt Nam. Những sơ sót liên quan đến các bản tin Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từng làm xôn xao dư luận trong cộng đồng mạng, theo tôi, cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng ấy. Chính quyền các địa phương để cho Trung Quốc thuê rừng, kể cả rừng đầu nguồn và có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam, ngoài chuyện có thể bị mua chuộc, phần nào cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng như thế. Dường như người ta chỉ cần vơ vét lợi nhuận riêng, còn chuyện quốc gia và quốc thể thì mặc kệ. Bất cần.
Những sự thờ ơ, dửng dưng, mặc kệ và bất cần ấy thực chất là một sự vô cảm.
Nhưng tại sao người ta lại trở thành vô cảm một cách đáng sợ như thế?
Câu trả lời tương đối dễ: Một, người ta bị tước trách nhiệm đối với đất nước; và hai, bất cứ người nào còn có trách nhiệm và muốn biểu lộ trách nhiệm ấy thì bị chụp mũ, sỉ nhục, bắt bớ, giam cầm. Trách nhiệm đối với đất nước trở thành một cái tội. Trên hệ thống tuyên truyền, chính quyền luôn luôn nhấn mạnh: đó là trách nhiệm của đảng và chính quyền chứ không phải của người dân. Chính quyền và đảng thực thi trách nhiệm ấy như thế nào? Không cần biết. Chỉ cần biết đó là chuyện của chính quyền và của đảng. Vậy thôi. Dân chúng bị xem là những kẻ ngoại cuộc đối các vấn đề quốc sự. Người nào không chấp nhận điều đó thì bị trừng phạt nặng nề. Kẻ thì bị đạp vào mặt. Kẻ thì bị bắt bớ. Kẻ thì bị đe dọa. Kẻ thì bị bêu xấu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trong hoàn cảnh như thế, người ta không vô cảm đối với đất nước mới là chuyện lạ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong bài trước, tôi cho nguyên nhân của sự vô cảm không đến từ sự phát triển kinh tế và xã hội. Vậy chúng đến từ đâu?
Trước khi trả lời câu hỏi ấy, chúng ta cần phân biệt ba cấp độ vô cảm khác nhau trong đời sống hàng ngày.
Thứ nhất, vô cảm trước người khác - hiểu theo nghĩa là một hay nhiều người cụ thể, ở ngay trước mặt, như người thân trong gia đình, hàng xóm hay bất cứ ai đó gặp tai nạn ngoài đường.
Hình: photos.com |
Thứ ba là vô cảm trước đồng loại, bao gồm cả những người ở xa, xa xôi và xa lạ, thuộc một đất nước khác hay một lục địa khác.
Tạm thời, chúng ta gác loại vô cảm thứ ba lại. Chỉ tập trung vào hai loại vô cảm thứ nhất và thứ hai. Lý do: một, đó là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay; hai, sự vô cảm thứ ba chỉ khắc phục được nếu người ta đã vượt qua được hai loại vô cảm đầu tiên: Không hy vọng có người biết xúc động trước nỗi đau khổ của ai đó, ở châu Phi chẳng hạn, nếu người ta cứ dửng dưng trước những đau khổ ngay trước mặt và trước mắt mình. Nếu có, đó chỉ là chút cảm xúc mang mùi lãng mạn chủ nghĩa; nó thoáng qua, rồi tắt, chứ chắc chắn sẽ không dẫn đến bất cứ một hành động cụ thể nào cả.
Trong hai loại vô cảm trên, xin phân tích loại vô cảm trước đất nước trước. Vì câu trả lời tương đối đơn giản và dễ có sức thuyết phục nhất.
Vô cảm trước đất nước có nhiều biểu hiện, nhưng trung tâm vẫn là sự dửng dưng, hay nói theo chữ quen thuộc ở Việt Nam lâu nay, là mặc kệ. Đất nước nghèo đói ư? – Mặc kệ! Đất nước càng ngày càng lạc hậu ư? – Mặc kệ! Sự bất bình đẳng trong nước càng ngày càng trầm trọng; khoảng cách giữa giàu - nghèo càng ngày càng lớn; người giàu càng ngày càng giàu và người nghèo càng ngày càng nghèo ư? – Mặc kệ! Nạn tham nhũng càng ngày càng hoành hành, càng phá nát nền kinh tế quốc gia ư? – Mặc kệ! Xã hội càng ngày càng băng hoại; văn hóa càng ngày càng suy đồi; giáo dục càng ngày càng xuống cấp ư? – Mặc kệ! Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bắt bớ và giết hại ngư dân Việt Nam ư? – Mặc kệ!
Dửng dưng hay mặc kệ trước những vấn đề liên quan đến danh dự quốc gia cũng là một sự vô cảm. Cái gọi là danh dự quốc gia có nhiều cấp độ khác nhau. Một vị nguyên thủ hay quan chức cao cấp khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cần giữ gìn quốc thể (ngay cả cách bắt tay: trong lúc đối tác đưa một tay; còn mình thì đưa cả hai tay, làm toát lên vẻ gì như nịnh bợ, hoặc ít nhất, khúm núm một cách quá đáng như hiện tượng được nhiều blogger Việt Nam nêu lên gần đây, cũng liên quan đến quốc thể). Ngay cả người bình thường, trong những hoàn cảnh bình thường, khi tiếp xúc với người ngoại quốc, cho dù chỉ là một du khách bình thường, cũng cố gắng không để họ đánh giá thấp dân tộc của mình. Ngược lại, cứ mặc kệ tất cả, ai khinh thì khinh, ai ghét thì ghét, miễn có chút lợi nhỏ là mình cứ làm: Đó là vô cảm.
Bình thường, người ta hay quy chung cả hai khía cạnh ở trên (sự quan tâm đến vận mệnh và danh dự của đất nước) vào phạm trù yêu nước. Tuy nhiên, theo tôi, đó là điều không nên. Nói đến yêu nước, thứ nhất, là chỉ tập trung ở khía cạnh tình cảm; và thứ hai, một cái gì có tính chất tự nguyện. Ở Tây phương hiện nay, rất hiếm khi người ta đề cập đến lòng yêu nước. Người ta chỉ đề cập đến tinh thần trách nhiệm (trong trường hợp trên) và sự tự trọng (trong trường hợp dưới).
Trách nhiệm có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Đóng thuế và thi hành các bổn phận công dân như chấp hành pháp luật, tham gia bầu cử... là những trách nhiệm bắt buộc. Nhưng ứng cử, tranh đấu cho một chính sách mà mình tin là đúng đắn, bảo vệ môi trường sinh thái, v.v... là những trách nhiệm tự nguyện.
Sự tự trọng cũng thuộc phạm vi tự nguyện. Nó thuộc phạm vi văn hóa hơn là pháp luật.
Ở Tây phương, người ta dùng pháp luật để cưỡng chế loại trách nhiệm thứ nhất trong khi đó họ lại dùng giáo dục để khuyến khích loại trách nhiệm thứ hai và nuôi dưỡng lòng tự trọng đối với cá nhân cũng như đối với đất nước.
Ở Việt Nam, từ xưa, cha ông chúng ta cũng từng ra sức giáo dục và nuôi dưỡng cả loại trách nhiệm tự nguyện lẫn lòng tự trọng trong những phạm vi liên quan đến quốc gia và quốc thể. Những câu tục ngữ và ca dao quen thuộc như “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” hay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng”, “khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” là thuộc loại đó.
Trong lịch sử, người Việt Nam từng chứng tỏ ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng cao trong những vấn đề liên quan đến đất nước. Không có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng ấy, chắc chắn Việt Nam không thể giành được độc lập sau một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ và cũng không thể giữ được độc lập trước bao nhiêu cuộc xâm lược khác, sau đó.
Thế nhưng, gần đây, mọi sự dường như khác hẳn. Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, thậm chí giết ngư dân Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Trung Quốc lũng đoạn kinh tế Việt Nam, đưa di dân lậu tràn ngập vào Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền và độc lập của Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Chỉ có một số, một số thật nhỏ, biểu thị thái độ cảnh giác và phản đối sự uy hiếp ấy từ Trung Quốc qua một số cuộc biểu tình tại Sàigòn và Hà Nội. Điều đáng chú ý không phải là bản thân các cuộc biểu tình ấy mà là thái độ thờ ơ, thậm chí, thù nghịch của nhiều người chung quanh. Theo tường thuật trên các blog, không ít thanh niên lái xe qua, chõ miệng chửi những người biểu tình chống Trung Quốc là “Đồ điên!”
Sự thờ ơ, dửng dưng cũng biểu hiện rất rõ qua thái độ của các cán bộ cao cấp thuộc loại đầu ngành ở Việt Nam. Những sơ sót liên quan đến các bản tin Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từng làm xôn xao dư luận trong cộng đồng mạng, theo tôi, cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng ấy. Chính quyền các địa phương để cho Trung Quốc thuê rừng, kể cả rừng đầu nguồn và có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam, ngoài chuyện có thể bị mua chuộc, phần nào cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng như thế. Dường như người ta chỉ cần vơ vét lợi nhuận riêng, còn chuyện quốc gia và quốc thể thì mặc kệ. Bất cần.
Những sự thờ ơ, dửng dưng, mặc kệ và bất cần ấy thực chất là một sự vô cảm.
Nhưng tại sao người ta lại trở thành vô cảm một cách đáng sợ như thế?
Câu trả lời tương đối dễ: Một, người ta bị tước trách nhiệm đối với đất nước; và hai, bất cứ người nào còn có trách nhiệm và muốn biểu lộ trách nhiệm ấy thì bị chụp mũ, sỉ nhục, bắt bớ, giam cầm. Trách nhiệm đối với đất nước trở thành một cái tội. Trên hệ thống tuyên truyền, chính quyền luôn luôn nhấn mạnh: đó là trách nhiệm của đảng và chính quyền chứ không phải của người dân. Chính quyền và đảng thực thi trách nhiệm ấy như thế nào? Không cần biết. Chỉ cần biết đó là chuyện của chính quyền và của đảng. Vậy thôi. Dân chúng bị xem là những kẻ ngoại cuộc đối các vấn đề quốc sự. Người nào không chấp nhận điều đó thì bị trừng phạt nặng nề. Kẻ thì bị đạp vào mặt. Kẻ thì bị bắt bớ. Kẻ thì bị đe dọa. Kẻ thì bị bêu xấu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trong hoàn cảnh như thế, người ta không vô cảm đối với đất nước mới là chuyện lạ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét