6.2.12

Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ



Trà Mi (VOA) - Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.

Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn 


Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm. 

Tiến sĩ Thành chia sẻ: 

“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.” 

Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo. 

Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại: 

“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.” 

19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê. 

Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ. 

Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ? 

Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết: 

“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không. 

Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy? 

Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.” 

Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình: 

“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.” 

Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam. 

Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự: 

“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.” 

Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến: 

“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.” 

Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn. 

Qúy vị và các bạn có những câu chuyện thành công muốn chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam qua Tạp chí Thanh Niên của đài VOA, email số phone về địa chỉ vietnamese@voanews.com, Trà Mi rất hân hạnh được giới thiệu những tấm gương thành công của người Việt khắp nơi. 

Tạp chí Thanh Niên hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau. Rất mong được đón tiếp quý vị và các bạn hằng tuần trên làn sóng phát thanh của đài VOA và trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục đặc biệt, ngay trang chính.


23 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Những phản hồi chữ Việt không dấu cũng sẽ bị xóa.
  1. Xin được khâm phục Tiến sĩ Trương Nguyện Thành, nhưng xin thưa với Tiến Sĩ nếu Ông có về Việt Nam xin đừng trở thành những trí thức " chết lâm sàng " , kính.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Không "chết lâm sàng" không được về VN làm việc đâu, miễn là đừng to mồm hướng dẫn nhân dân đi theo lề đảng. 
      Về hay không là quyền riêng tư của mỗi cá nhân, thời gian sẽ trả lời lợi hay hại cho nhân dân.
    2. trí thức đối với CS chỉ đáng bán thuốc lá dạo ! còn những thằng ngu học tụi nó mới lãnh đạo tài tình được !
  2. Đỗ hữu caFeb 5, 2012 05:47 PM
    Thế mới thấy những người bỏ nước ra đi là những người chán ghét chế độ cộng sản
    Trả lời
    Trả lời
    1. Xin góp ý và sửa lại như:

      Những người muốn thành công, phải là những người dám từ bỏ "thiên đường XHCN". Bởi "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
  3. Người Sông TiềnFeb 5, 2012 05:56 PM
    Qủa là tấm gương của GSTS Trương Nguyên Thành rất đáng để những người trẻ (hoặc không còn trẻ) tham khảo. Tôi cũng mong rằng, GSTS Thành không như GSTS Ngô Bảo Châu, chỉ là "loài cừu" ngoan hiền và dễ bảo mà thôi.
    Trả lời
  4. Thật là Tấm gương sáng trong học tập & nhân ái . Mong TS nghiên cứu về việc làm sao cho TB Đỏ Trở thành TB để đồng bào VN luôn hảnh diện mình là VN .
    Trả lời
  5. Nói là tấm gương thì nhiều gương lắm. 

    Ngưỡng mộ chi đâu xa, giáo sư tiến sĩ làm gì; hãy nhìn lại trái tim của người Mẹ của mình. Ở đó có tất cả các thứ để mình cố gắng sống nên người. Nhất là một trái tim nhân hậu.

    Sống nên người đức độ, thành nhân, là điều quan trọng trước tiên. Công danh rạng rỡ, bằng cấp cao không phải ai cũng tốt, ai cũng là người tử tế.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Vâng.Sống nên người đức độ, có trái tim nhân ái,có nhân cách, trung thực là điều quan trọng mà con người phải có trước tiên trước khi trở nên ông kia bà nọ.
  6. Khác xa với Trương Nguyện Thành, con đường để Ngô Bảo Châu đến thành công đã được trải đầy thảm đỏ. Nhờ có bài toán bổ đề mà được thưởng, để mị trí thức ĐẢNG-NHÀ NƯỚC này mới dọn mâm bát thành lập Viện Toán cao cấp mời Ngô Bảo Châu về, đâu phải như Trương Nguyện Thành tự thân về giúp thành lập Viện khoa học tính toán Tp Hồ Chí Minh, cả cái tâm và cái tầm đều khác nhau nhiều lắm. Chưa kể Viện khoa học tính toán của Trương Nguyện Thành ra đời do nhu cầu thực tiễn, còn Viện Toán học cao cấp của Đảng-Nhà nước kia chỉ là cái danh hão thôi, xin hãy đợi đấy, biết đâu sẽ là Vinashin thứ hai.
    Trả lời
  7. PhụcVụĐảngFeb 5, 2012 07:44 PM
    Đảng đỉnh cao trí tuệ của ta không cần tiến sĩ về khoa học, chỉ cần tiến sĩ mác-lê để phục vụ đảng là đựợc rồi. Còn lại, đảng ta chỉ cần dụ khị mấy tiến sĩ hải ngoại vì lòng yêu quê hương là chúng nó về phục vụ đảng ta. Cứ như thế là đảng ta quang vinh.
    Trả lời
  8. mong bác này đừng tiếp tay cho Đảng!
    Trả lời
  9. Bác Trương Nguyện Thành đừng giống như "giáo xu" ngô bảo châu nhé !
    Trả lời
  10. GS xin dấu tênFeb 5, 2012 11:49 PM
    Anh ơi ráng học theo mình. Nói vài câu vô thưởng, vô phạt. Vậy mà kiếm tiền nhanh hơn.
    Trả lời
  11. Không ai tài giỏi hơn NBC?
    Trả lời
    Trả lời
    1. Ai như Đảng CSVN toàn là một lũ ngu dốt bất tài và đốc ác

      Chẳng khác nào con quái vật đang cầm quyền!
  12. Ông bạn vàng này,nếu còn ở lại VN thì giờ đây có thể trở thành tên bán vé số hay đạp xích lô cao lắm cũng chỉ là tên chạy xe ôm,cái bọn tư bản bóc lột giảy chết chỉ có tài cấp chứng chỉ giả mà thôi.khà,khà,khà.
    Trả lời
  13. Ông trời đã sinh ra con người ai cũng có đầu óc thông minh hết.
    Chỉ có điều là cái đầu thông minh đó ở trong thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa thì chỉ có đi đạp xích lô mà kiếm sống.
    Còn để bọn Tư Bản bóc lột thì tự nhiên hắn thành tiến sỹ nổi tiếng hết.
    Trả lời
  14. Cháu ngoan bác MạnhFeb 6, 2012 08:15 AM
    "19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ". Rất tiếc, ông ở lại VN thì ông còn được học thêm TT HCM, Lịch sử Đảng, CN Max-Lenin... thì ông còn giỏi hơn nhiều. Đáng tiếc, đáng tiếc!
    Trả lời
  15. Người Việt buồnFeb 6, 2012 09:12 AM
    Giỏi hả???. Là cái đinh gì mà tinh vi cỡ ông mà về Việt Nam không phấn đấu vào đảng thì chỉ có gác cổng. Ở Việt Nam bây giờ tổ trưởng tổ nhặt rác cũng phải là đảng viên, cỡ ông là cái quái gì.Tầm cỡ Billgate ở Việt Nam mà không phải đảng viên phấn đấu đến già chưa qua chức trưởng phòng đâu... phải là đảng viên nghe chưa!!!ngu vẫn được dùng còn không thì vứt. Trí thức Việt đang chịu cảnh này đấy có ngon thì về mà chịu đựng.
    Trả lời
  16. Một người như TS Thành, thật dáng quí, nhưng dừng vì danh vọng mà nhắm mắt làm ngơ trước những diễn biến của dất nước VN.
    Có rất nhiều bạn TS khoa học VN ở hải ngoại, vì sợ lầm kế CSVN, họ không muốn về họp tác .
    Hy vọng TS Thành chỉ gieo những hạt giống tốt cho thế hệ trẽ mai sau...
    thân ái
    alex NG
    Trả lời
  17. Trương Nguyện Thành xưa bán thuốc lá 
    Ngô Bảo Châu xưa bán thuốc lào ?
    Trương Nguyện Thành đã thôi bán thuốc 
    nay trở thành Khoa Học Gia tài ba 
    Ngô Bảo Châu có còn bán thuốc ?
    sao vẫn còn giọng nhừa nhựa như say 
    say thuốc lào hay say giọt rượu cay 
    hay say Đô say biệt thự lộng lẫy 
    hay còn say giấc mộng giải thưởng Field
    hay còn say ngày ôm hôn Thủ Tưởng 
    hứa hẹn điều gì giữ kín trong tâm tư
    nên ăn nói như thằng ngọng bốc đồng 
    ngày nào đó được cài sâu trong đảng .
    Tỉnh táo lại đi ông tỉnh táo lại 
    Toán lý thuyết cũng cần nhưng chưa phải là đủ 
    để xoay nền kinh tế trì trệ tiến đi xa 
    một cá nhân không đủ làm con tàu cất cánh .
    giữa thời buổi vận mệnh đảng sắp thăng hà .
    Trả lời
  18. Với hòan cảnh khổ cực , vượt biên, làm đủ mọi chuyện để kiếm sống và học hỏi , hình như ông này giỏi và thông minh hơn ông Ngô Bảo Châu nhiều.
    Trả lời

Không có nhận xét nào: