Theo quy định của Liên Hiệp Châu Âu, các hãng hàng không quốc tế phải quy đổi 15 % lượng khí thải CO2 ra tiền thuế được gọi là thuế carbone để phục vụ các hoạt động chống hâm nóng khí hậu. Giá quy đổi hiện nay là 8 euro một tấn CO2 phát thải.
Phía Bắc Kinh giải thích là thuế carbone mà Liên Hiệp Châu Âu muốn đánh vào các hãng hàng không quốc tế gây thiệt hại cho các tập đoàn Trung Quốc 800 triệu nhân dân tệ -tương đương với 97 triệu euro- chỉ riêng trong năm nay. Khoản thuế đó sẽ phải được nhân lên gấp 4 vào năm 2020.
Trung Quốc ra lệnh cho các hãng hàng không quốc gia không được phép tự ý thanh toán thuế carbone cho châu Âu mà không có sự đồng ý của nhà nước. Trung Quốc cũng không muốn các tập đoàn hàng không tăng giá vé máy bay đối với người tiêu dùng để bù lại với khoản 800 triệu nhân dân tệ phải chi ra trong năm nay.
Thuế carbone theo quan điểm của Bruxelles là hình thức hiệu quả và « có tránh nhiệm » để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng lồng kính. Các tập đoàn hàng không trên thế giới nhận thấy thuế carbone của châu Âu buộc họ phải chi ra thêm 17,5 tỷ euro từ nay đến 2020.
Thuế carbone của châu Âu mới chỉ được có 10 thành viên trong số 36 nước tham gia Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế OACI chấp nhận. 26 nước còn lại mà đứng đầu là Trung Quốc, Nga, Mỹ và Ấn Độ đang chống đối kịch liệt biện pháp nhằm giảm thải khí CO2 nói trên của Liên Hiệp Châu Âu.
Hãng hàng không quốc tế không tuân thủ quy định của châu Âu sẽ bị phạt 100 euro cho mỗi tấn CO2 phát thải và có thể bị cấm bay trong khu vực Liên Hiệp Châu Âu
Phía Bắc Kinh giải thích là thuế carbone mà Liên Hiệp Châu Âu muốn đánh vào các hãng hàng không quốc tế gây thiệt hại cho các tập đoàn Trung Quốc 800 triệu nhân dân tệ -tương đương với 97 triệu euro- chỉ riêng trong năm nay. Khoản thuế đó sẽ phải được nhân lên gấp 4 vào năm 2020.
Trung Quốc ra lệnh cho các hãng hàng không quốc gia không được phép tự ý thanh toán thuế carbone cho châu Âu mà không có sự đồng ý của nhà nước. Trung Quốc cũng không muốn các tập đoàn hàng không tăng giá vé máy bay đối với người tiêu dùng để bù lại với khoản 800 triệu nhân dân tệ phải chi ra trong năm nay.
Thuế carbone theo quan điểm của Bruxelles là hình thức hiệu quả và « có tránh nhiệm » để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng lồng kính. Các tập đoàn hàng không trên thế giới nhận thấy thuế carbone của châu Âu buộc họ phải chi ra thêm 17,5 tỷ euro từ nay đến 2020.
Thuế carbone của châu Âu mới chỉ được có 10 thành viên trong số 36 nước tham gia Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế OACI chấp nhận. 26 nước còn lại mà đứng đầu là Trung Quốc, Nga, Mỹ và Ấn Độ đang chống đối kịch liệt biện pháp nhằm giảm thải khí CO2 nói trên của Liên Hiệp Châu Âu.
Hãng hàng không quốc tế không tuân thủ quy định của châu Âu sẽ bị phạt 100 euro cho mỗi tấn CO2 phát thải và có thể bị cấm bay trong khu vực Liên Hiệp Châu Âu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét