Feb 8, '12 7:04 AM
Phương châm quan hệ với Trung Quốc được phía Việt Nam khẳng định đầy hào hứng một cách vững chắc. TTXVN đưa tin
Bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Tân Hoa Xã, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, đăng trên tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011, nhan đề:
“Gặp gỡ cấp cao Trung-Việt có ý nghĩa to lớn. Lấy đại cục làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý ổn thoả vấn đề trên biển, khiến Nam Hải (Biển Đông) trở thành biển của hoà bình, hữu nghị, hợp tác”. Dưới đây là nội dung bài viết:
trích đoạn.
Quá trình phát triển quan hệ Trung-Việt đã chứng minh rằng kiên trì hiệp thương hữu nghị, tăng cường đoàn kết, nhìn vào đại cục, hướng tới lâu dài, kiên trì bình đẳng cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, đảm bảo cho quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh là con đường tất yếu để hai dân tộc Trung Quốc-Việt Nam phát triển hoà bình, phồn vinh giàu mạnh và thịnh trị lâu bền.
Bài của tác giả Chu Hạo, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Nam Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, đăng trên Tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011 về nhu cầu phải bảo vệ quan hệ Trung-Việt phát triển bền vững. Theo tác giả, nhìn từ bài học lịch sử thì tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước đi sâu phát triển toàn diện. Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong quan hệ giữa Trung Quốc với rất nhiều nước láng giềng, không có bất cứ nước láng giềng nào có thể “đặc biệt” hơn quan hệ Trung-Việt. Một mặt, hai nước Trung-Việt môi hở răng lạnh, tình hữu nghị giữa hai nước đã có nguồn gốc lâu đời. Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam vừa là láng giềng, vừa là bạn, từ xưa đến nay giao lưu qua lại mật thiết. Trong thế kỷ trước, với công lao xây dựng và sự bồi đắp công phu của thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Trung Quốc và Việt Nam đã tạo dựng tình hữu nghị cách mạng sâu nặng đặc biệt, đã cùng viết nên trang sử thi hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” như đã được vĩnh viễn ghi trong sử sách. Trong hiện thực, hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, có cùng ý thức hệ. Sự nghiệp cải cách mở cửa thành công của Trung Quốc còn đem lại kinh nghiệm và sự hỗ trợ to lớn cho công cuộc “đổi mới mở cửa” ở Việt Nam. Trong quan hệ song phương, hai nước đã cùng nhau xây dựng phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” và Tinh thần bốn tốt là “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, lấy đó làm tư tưởng chỉ đạo để phát triển quan hệ song phương. Năm 2008 hai bên còn đề xuất chủ trương phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Trong các kênh thông hiểu lẫn nhau, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có giao lưu giữa hai nhà nước, mà giao lưu giữa hai đảng đã không ngừng đi vào chiều sâu. ( hết trích)
------------------------------------------------------------------
Như nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói, tóm lại quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng, đôi bên đều có lợi. Nhiều thành tích đạt được từ mối quan hệ này được ca ngợi như là thành công, kết quả của cuộc quan hệ mặn nồng, hữu nghị giữa hai nước.
Tuy nhiên nhìn lại thì trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên mối thâm hụt mậu dịch khủng khiếp. Một nguồn tin từ
(1) China-Vietnam: Weighing the Cost-Benefit of War in South China Sea Face-Off. International Business Times, by Michael Martin, 15 June 2011
nguồn tin này cho biết thâm hụt giữa Việt Nam - Trung Quốc đến hàng tỷ đô la.Trong năm 2010 thặng dư xuất khẩu của Trung Quốc có 7% từ Việt Nam. Khỏi cần đến con số thống kê nào, chỉ cần đứng ở cửa khâu biên giới Việt Nam- Trung Quốc bất cứ ai cũng thể tận mắt nhìn thấy sự thâm hụt đến chừng nào.
Hàng Trung Quốc qua sông ở Kalong. |
Về mặt văn hóa,hầu như bất kỳ ngày nào, giờ nào tìm trên các kênh truyền hình của Việt Nam đều có phim của Trung Quốc. Nhiều đến nỗi thậm chí trẻ em Việt Nam còn rành lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử Việt Nam. Các ca sĩ ở Việt Nam còn mở phong trào lấy nghệ danh theo tên Trung Quốc coi như là mode thịnh hành, và ngay cả những đứa trẻ mới sinh ra ở Việt Nam không còn đơn thuần là Thị, Văn nữa. Thay thế vào đó là những cái tên như đệm như Châu, Tố, Gia...Đến phong cách cúng bái, nghi lễ dường như cũng đem về từ Trung Quốc từ các đồ cúng lễ, đến cách thức.
Những điều này hiển nhiên báo chí đã nói nhiều, và nhiều người nhận thấy
Nhưng một thâm hụt nữa về mặt pháp luật ít ai nhận thấy, cho dù là nhìn thấy.
Mới đây tòa án Việt Nam xét xử 2 người Việt đã phát thanh vào TQ, 2 người này thuộc Pháp Luân Công, một tổ chức mà chính quyền Trung Quốc vẫn rất thù địch với họ. Hành vi người này theo Trung Quốc là xâm hại an ninh quốc gia Trung Quốc.
Hai người Việt Nam thuộc Pháp Luân Công đã phát sóng từ VN vào TQ bị VN đưa ra bỏ tù. |
Nhưng trái lại , hành vi mà nguy hại nhất cho an ninh quốc gia Việt Nam là chuyện tiền giả được in ấn từ Trung Quốc bao lâu nay, phía Trung Quốc chưa hề có phát hiện hay bắt giữ, xét xử người TQ nào in tiền VN giả. Mặc dù công nghệ in tiền giả cần nhiều loại máy móc, giấy, mực đặc chủng rất dễ khoanh vùng để phát hiện. Tuy nhiên người bạn 4 tốt này đến nay hầu như bỏ mặc hoặc làm ngơ như không biết gì.
Báo chí Việt Nam cho thây rõ ràng việc in ấn tiền từ nội địa Trung Quốc.
LẠNG SƠN (VNE) - Chiều ngày 15 tháng 6, công an tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, khám phá một chiếc xe gắn máy chở bao tiền Việt Nam giả từ Trung Quốc.
Kẻ vận chuyển bị bắt cùng với bao tiền giả. (Hình: VNExpress) Những giấy bạc giả này có mệnh giá 200 ngàn đồng trong một bao xốp được một người đàn ông chở trên xe gắn máy toan vượt cổng biên giới để vào sâu nội địa Việt Nam.
một đối tượng Việt Nam mang tiền giả từ TQ về bị công an VN bắt giữ. |
Cùng ngày nói trên, công an Việt Nam bắt thêm một vụ vận chuyển tiền giả khác tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Lần này người vận chuyển tiền giả là Hoàng Văn Thành 25 tuổi mang trong người 400 triệu đồng tiền giả gồm hai loại giấy bạc 500 ngàn và 200 ngàn đồng y như thật.
Thành khai tiền giả Việt Nam được in tại Trung Quốc, cần bao nhiêu cũng có. Thành nói chỉ cần qua bên kia biên giới đến chợ Ái Ðiểm, Trung Quốc mua một bao tiền giả về Việt Nam lập tức trở thành… triệu phú.
Theo VNExpress, từ đầu năm 2011 đến nay, công an tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ 30 người trong 20 vụ tuồn tiền giả từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trị giá số tiền giả bị phát giác lên tới 2 tỉ đồng. (PL)
--------------------------------------------------------
Nếu kể thêm vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn giết, bắt giữ và những vụ tàu đánh cá Trung Quốc vào cách cửa sông Việt Nam có 60 hải lý để đánh cá được phía Việt Nam đối xử nhân đạo thế nào. Thì bức tranh về thâm hụt giữa pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc chả kém gì về thâm hụt thương mại, thâm hụt về văn hóa.
Nhưng có lẽ với niềm lạc quan, ý chí sắt đá như sức người sỏi đá cũng thành cơm, khó khăn nào cũng vượt qua, quan hệ nào cũng có lợi. Hy vọng thập kỷ thứ hai của thế kỷ này Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc thâm hụt lại toàn diện. Bởi Việt Nam có những giai cấp lãnh đạo thiên tài,như lịch sử đã chứng minh họ đã thắng lợi trên nhiều mặt, vượt qua nhiều khó khăn, chiến thắng nhiều cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Nhất định trước sau, không sớm thì muộn về hợp tác với TQ sẽ có những Điện Biên Phủ về kinh tế,văn hóa, có đại thắng mùa Xuân năm 75 về lãnh hải, chủ quyền, pháp luật...Niềm tin ấy là có cơ sở vững chắc vì VN có những thiên tài lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét