Lần đầu tiên, một bộ phim trắng đen lại thành công lớn tại giữa cái nôi điện ảnh Hollywood, vào lúc mà xu thế làm phim toàn cầu chuộng công nghệ ba chiều (3D), thích kỹ xảo điện toán và kỹ thuật định sáng giúp cho mỗi pixel màu sắc càng thêm rực rỡ, tươi sáng. Lần đầu tiên trong các tác phẩm dòng chính (mainstream), ngôn ngữ hình ảnh được đặt lên trên sức mạnh của lời thoại, không cần tiếng nói mà mọi người xem vẫn hiểu. Điều đó giải thích vì sao bộ phim "The Artist" đã đoạt trên dưới 20 giải thưởng quốc tế, trong đó có 5 giải Oscar được xem như là phần thưởng tối hậu, cao quý nhất.
Ngoài hai giải Oscar dành cho âm nhạc và trang phục, có thể nói là chưa bao giờ một đoàn làm phim Pháp lại được xướng tên nhiều lần đến như vậy. Đạo diễn Michel Hazanavicius khi lên sân khấu nhận tượng vàng đã muốn cảm ơn ba người, nhưng thật ra khi ba lần đọc tên đạo diễn Mỹ Billy Wilder, ông đã muốn cảm ơn bậc đàn anh đã cho mình nhiều cảm hứng làm phim.
Nhà sản xuất trẻ tuổi người Pháp Thomas Langmann, khi nhận giải Oscar dành cho bộ phim hay nhất đã cảm ơn giới chuyên nghiệp điện ảnh Mỹ đã trao tặng cho anh phần thưởng cao quý nhất mà mọi người trong giới làm phim đều mong đợi. Về phần mình nam diễn viên Jean Dujardin ngoài việc bộc lộ niềm vui bằng tiếng Pháp, đã tỏ lòng biết ơn đối với thần tượng điện ảnh Mỹ Douglas Fairbanks, ngôi sao hành đầu trong thời đại hoàng kim của các bộ phim câm.
Nếu giải diễn viên nam đã về tay Jean Dujardin, thì năm nay, giải nữ diễn viên xuất sắc được trao cho Meryl Streep nhờ đóng vai Margaret Thatcher trong phim "The Iron Lady". Đây là lần thứ ba cô đoạt bức tượng vàng trên tổng số 17 lần đề cử, cho nên khi lên nhận giải, Meryl Streep lại nói đùa rằng chắc hẳn có nhiều khán giả Mỹ lại lắc đầu thở dài khi thấy cô giành lấy giải Oscar một lần nữa.
Về phần mình, Octavia Spencer đã khóc ròng khi đoạt giải nữ diễn viên trong một vai phụ nhờ bộ phim "The Help". Còn diễn viên lão thành Christopher Plummer thì đoạt được một giải dành cho vai nam phụ nhờ đóng phim "Beginners". Ông pha trò khi cho rằng suốt đời ông đã đợi giải Oscar, vì năm nay ông đã 82 tuổi, trong khi bức tượng vàng mừng sinh nhật lần thứ 84.
Về phía các giải khác, bộ phim "Hugo Cabret" của đạo diễn kỳ cựu Martin Scorsese tuy đoạt 5 Oscar, nhưng hầu hết đều là các giải kỹ thuật (trang trí, âm thanh, hòa âm, kỹ xảo, nhiếp ảnh). Bộ phim "The Descendants", ban đầu với 4 đề cử rốt cuộc ra về với một giải duy nhất dành cho kịch bản nguyên tác, còn "Midnight in Paris" của đạo diễn Woody Allen đoạt một Oscar dành cho kịch bản phóng tác.
Cuối cùng, giải Oscar dành cho phim nói tiếng nước ngoài được trao cho bộ phim "Une séparation" (Ly hôn) của đạo diễn Iran Asghar Farhadi, đánh dấu một sự thành công hiếm thấy vì sau giải Gấu vàng tại liên hoan Berlin, phim này đã đoạt luôn giải César của Pháp và Oscar của Mỹ.
Ngoài hai giải Oscar dành cho âm nhạc và trang phục, có thể nói là chưa bao giờ một đoàn làm phim Pháp lại được xướng tên nhiều lần đến như vậy. Đạo diễn Michel Hazanavicius khi lên sân khấu nhận tượng vàng đã muốn cảm ơn ba người, nhưng thật ra khi ba lần đọc tên đạo diễn Mỹ Billy Wilder, ông đã muốn cảm ơn bậc đàn anh đã cho mình nhiều cảm hứng làm phim.
Nhà sản xuất trẻ tuổi người Pháp Thomas Langmann, khi nhận giải Oscar dành cho bộ phim hay nhất đã cảm ơn giới chuyên nghiệp điện ảnh Mỹ đã trao tặng cho anh phần thưởng cao quý nhất mà mọi người trong giới làm phim đều mong đợi. Về phần mình nam diễn viên Jean Dujardin ngoài việc bộc lộ niềm vui bằng tiếng Pháp, đã tỏ lòng biết ơn đối với thần tượng điện ảnh Mỹ Douglas Fairbanks, ngôi sao hành đầu trong thời đại hoàng kim của các bộ phim câm.
Nếu giải diễn viên nam đã về tay Jean Dujardin, thì năm nay, giải nữ diễn viên xuất sắc được trao cho Meryl Streep nhờ đóng vai Margaret Thatcher trong phim "The Iron Lady". Đây là lần thứ ba cô đoạt bức tượng vàng trên tổng số 17 lần đề cử, cho nên khi lên nhận giải, Meryl Streep lại nói đùa rằng chắc hẳn có nhiều khán giả Mỹ lại lắc đầu thở dài khi thấy cô giành lấy giải Oscar một lần nữa.
Về phần mình, Octavia Spencer đã khóc ròng khi đoạt giải nữ diễn viên trong một vai phụ nhờ bộ phim "The Help". Còn diễn viên lão thành Christopher Plummer thì đoạt được một giải dành cho vai nam phụ nhờ đóng phim "Beginners". Ông pha trò khi cho rằng suốt đời ông đã đợi giải Oscar, vì năm nay ông đã 82 tuổi, trong khi bức tượng vàng mừng sinh nhật lần thứ 84.
Về phía các giải khác, bộ phim "Hugo Cabret" của đạo diễn kỳ cựu Martin Scorsese tuy đoạt 5 Oscar, nhưng hầu hết đều là các giải kỹ thuật (trang trí, âm thanh, hòa âm, kỹ xảo, nhiếp ảnh). Bộ phim "The Descendants", ban đầu với 4 đề cử rốt cuộc ra về với một giải duy nhất dành cho kịch bản nguyên tác, còn "Midnight in Paris" của đạo diễn Woody Allen đoạt một Oscar dành cho kịch bản phóng tác.
Cuối cùng, giải Oscar dành cho phim nói tiếng nước ngoài được trao cho bộ phim "Une séparation" (Ly hôn) của đạo diễn Iran Asghar Farhadi, đánh dấu một sự thành công hiếm thấy vì sau giải Gấu vàng tại liên hoan Berlin, phim này đã đoạt luôn giải César của Pháp và Oscar của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét