Mai Thanh Hải - Dưới mái cong - trên nền gạch dẫn bằng bậc tam cấp, lại lặng lẽ tấm bảng nhỏ xây bằng xi măng, chữ vàng trên nền đen, ghi tên 24 sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân địa phương đã ngã xuống, trong khi bảo vệ biên cương Lũng Cú. Mặc dù trên bia, ở mục "Nơi hy sinh", người ta không dám ghi cụ thể mà chỉ chung chung là "Mặt trận phía Bắc", nhưng xem ngày hy sinh, ai cũng hiểu là đại đa số những người ngã xuống, trong những năm giữ đất, đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trong cả chục năm trời (1979-1989)...
Ai lên Hà Giang, nhằm hướng Đồng Văn cao nguyên đá cũng tìm đến Lũng Cú, trèo lên cột cờ, ngắm màu vải đỏ uốn lượn phần phật cùng sao vàng trên bao la trời xanh, núi thẳm, đá xám để chiêm nghiệm niềm kiêu hãnh, thân thương 2 chữ Tổ quốc Việt Nam.
Cái từ "địa đầu biên cương" có thể nghe quen tai khi lên biên giới Hà Giang, nhưng ít người biết rằng: Lũng Cú là mảnh đất thượng cùng cực Bắc Việt Nam với căn nhà, thửa đất đầu tiên của dải đất hình chữ S, nằm ở thôn Xéo Lủng giáp địa phận Ma Ly Pho, Vân Nam, Trung Quốc bằng 16km đường biên, 11 cột mốc bằng thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm, nằm bên phải và dòng Nho Quế xanh biếc lạ kỳ phía tay trái.
Lên Lũng Cú, cũng ít người để ý phía bên phải đường từ Trạm Biên phòng Lũng Cú lên Cột cờ, lặng lẽ 1 mái vòm cong vút đặt trên 4 trụ tròn xung quanh lộng gió, mô phỏng mái đình Bắc Bộ.
Dưới mái cong - trên nền gạch dẫn bằng bậc tam cấp, lại lặng lẽ tấm bảng nhỏ xây bằng xi măng, chữ vàng trên nền đen, ghi tên 24 sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân địa phương đã ngã xuống, trong khi bảo vệ biên cương Lũng Cú.
Mặc dù trên bia, ở mục "Nơi hy sinh", người ta không dám ghi cụ thể mà chỉ chung chung là "Mặt trận phía Bắc", nhưng xem ngày hy sinh, ai cũng hiểu là đại đa số những người ngã xuống, trong những năm giữ đất, đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trong cả chục năm trời (1979-1989).
Những người lính hy sinh đều ở tuổi 18-20 và có khi học cùng nằm xuống trong cùng 1 ngày (12/4/1985 và 27/5/1985), bởi đạn nhọn của lính địch thuộc Trung đoàn Biên phòng 12, Thám báo và dân binh Trung Quốc, khi ào ạt, khi lén lút, khi ùn ùn kéo sang, khi đột nhập vài ba mống... cũng chỉ để lấn đất, nhổ cột mốc và đốt nhà, cướp gia súc của đồng bào ta.
Từ sau những ngày cuối năm 1989, tên tuổi của những người lính ngã xuống khi bảo vệ biên cương, không được ghi lên tấm biển xi măng dưới chân Cột cờ Lũng Cú nữa. Nhưng mồ hôi, máu của họ đổ xuống vùng đất thượng cùng Tổ quốc để giữ yên vùng biên ải, không để mất đất mất dân thì đời đời được ghi trong từng vách đá, thớ đất, ngọn cỏ, gốc cây.
Cũng trên mảnh đất địa đầu này, người dân Xéo Lủng - Xóm địa đầu của xã Lũng Cũ địa đầu với chỉ trên 30 nóc nhà và nghèo nhất cái xã nghèo này, không quên mối thù với quân ăn cướp ùa sang từ bên kia biên giới.
Chỉ từ năm 1991 đến năm 1998, chúng đã 2 lần kéo đốt phá nhà cửa, dồn dân Xéo Lủng vào sâu trong đất Việt. 2 lần xóm bị đốt, nhưng người Xéo Lủng vẫn trở về dựng lại nhà cửa, quyết không rời bỏ đất cha ông, giữ lấy từng tấc đất Tổ quốc.
Đáng kể nhất là sự việc ngày 4/3/1992, Trung Quốc cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng, ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của chúng rồi nổi lửa đốt phá, làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân.
Hôm nay lên Lũng Cú, Hà Giang. Mình ngồi sân nhà Bí thư thôn Xéo Lủng Sùng Mí Mỷ nhìn xuống 3 cột mốc nối tay nhau, kiên gan cùng người chạy từ thôn xuống sông Nho Quế giữ đất.
Bên kia biên giới, phía Trung Quốc cũng mới dựng cái chuồng cu cao lênh khênh, ngất nghểu gọi là "Đài quan sát" để nghiêng ngó sang Lũng Cú, rình rập theo dõi như cú ngày. Cái sự bình yên, với người có máu tham ở bên là khó lắm, nên không chỉ người lớn mà ngay cả đứa trẻ con Xéo Lủng, cũng cảnh giác khi thấy người lạ đến... gần bản.
Riêng với người dân Lũng Cú, việc rèn giũa tinh thần cảnh giác cụ thể là mỗi ngày đi qua, dừng lại nhẩm đọc tên những dòng trên bảng. Đọc để nhớ: Có những người đã nằm xuống, vì Lũng Cú địa đầu...
Xin được ghi lại tên các anh chị, để tri ân và để những ai khi vào mạng gõ từ khóa "Liệt sĩ tại Lũng Cú", sẽ tìm ra kết quả và biết, để đến Lũng Cú cũng dừng lại, thắp nhớ 1 nén hương thơm...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH LIỆT SĨ NGHĨA TRANG LŨNG CÚ
1/ Vàng Mí Chứ, sinh năm 1931, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hy sinh 12/1959 khi đang là Xã Đội trưởng.
2/ Ly Thị Mỷ, sinh năm 1964, ở xã Lũng Cú, hy sinh ngày 20/8/1981 khi là Dân quân xã Lũng Cú
3/ Thào Mý Hờ (sinh 1960 - hy sinh ngày 20/11/83), Dân quân của xã Lũng Cú
4/ Giàng Mý Páo (1965-21/9/85),Dân quân xã Lũng Cú.
5/ Hoàng Văn Hinh (1952- 8/1/1972) nhập ngũ tháng 10/1971, quê Ma Lé, Đồng Văn, Hà Giang. Hy sinh khi đeo cấp hàm Binh nhất - chiến sĩ thuộc đơn vị C1D6 F304.
6/ Hoàng A Páo (1946 - 27/3/1968), nhập ngũ 4/1966, quê cũng ở Ma Lé; Binh nhất - chiến sĩ thuộc C5D6.
7/ Hoàng A Ngân (1946- 29/5/1969), nhập ngũ 4/1968, quê xã Ma Lé; C5D6; Hạ sĩ - chiến sĩ
8/ Sùng Mí Nhù (1948- 25/7/1971), nhập ngũ 1967, quê Ma Lé; C2D7K16; Trung sĩ - A phó.
9/ Sùng Mí Xá (1960-1979); nhập ngũ 3/1978; quê xã Ma Lé; F346; Binh nhất - chiến sĩ
10/ Lương Văn Quán (5/1962 - 31/5/1984); nhập ngũ 2/1982; quê ở Đông Thọ, Sơn Dương, Hà Tuyên (nay là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang); khi hy sinh là Hạ sĩ - A trưởng
11/ Hoàng Văn Thuận, (11/1964-15/6/1984), quê Yên Nguyên, Chiêm Hóa, Hà Tuyên; nhập ngũ 2/1982; C3D1; Hạ sĩ - chiến sĩ;
12/ Nguyễn Tân Lý, (1958-12/4/1985); quê Hưng Long, Ninh Thanh, Hải Dương; nhập ngũ 2/1982; C3D1; Hạ sĩ - A trưởng
13/ Tạ Văn Vân, sinh1965; quê Tân Thịnh, Chiêm Hóa, Hà Tuyên, nhập ngũ 2/1984; C10; là Trung sĩ - Văn thư hy sinh ngày 15/6/1987
14/ Vũ Văn Phúc, sinh 10/1957; quê quán Vũ Văn, Vũ Thư, Thái Bình; nhập ngũ 2/1982; là Hạ sĩ - chiến sĩ đơn vị C6D2, hy sinh ngày 30/3/1985
15/ Lý Văn Dinh, sinh 1969; quê Ngọc Hồi, Chiêm Hóa, Tuyên Quang; nhập ngũ 9/1986; đơn vị C1D2; Binh nhất - chiến sĩ hy sinh ngày 27/10/1988
16/ Ma Văn Đạt, sinh năm 1966; quê ở Bình An, Chiêm Hóa; Hà Tuyên; nhập ngũ 2/1986; đơn vị C2D2; Hạ sĩ - chiến sĩ; hy sinh ngày 8/5/1988
17/Hoàng Văn Quyền, sinh 1963; quê Hương Đạo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc; nhập ngũ 2/1982; đơn vị C3D1; Hạ sĩ - chiến sĩ; hy sinh ngày 27/5/1984
18/ Hoàng Văn Lực; sinh năm1962; quê Minh Quang, Chiêm Hóa, Hà Tuyên; nhập ngũ tháng 12/1980; đơn vị C3D1;Thiếu úy - B trưởng hy sinh ngày 27/5/1984
19/ Lâm Văn Tiến, sinh năm 1964; quê Hoàng Khai, Yên Sơn, Hà Tuyên; nhập ngũ 2/1982; đơn vị C6D2; Binh nhất - chiến sĩ hy sinh ngày 8/3/1986
20/ Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1958; quê Tân Thành, Hàm Yên, Hà Tuyên; nhập ngũ 3/1979; đơn vị C3D1; Binh nhất - chiến sĩ hy sinh ngày 18/3/1982
21/ Đào Văn Vượng, 1960; Minh Hương, Hàm Yên, Hà Tuyên; 2/82; C1D1; Hạ sĩ - chiến sĩ; 12/7/84
22/ Nguyễn Văn Hà, 1964; Từ Đà, Phong Châu, Vĩnh Phúc; 2/82; C3D1; Binh nhất - chiến sĩ; 4/1984
23/ Ma Văn Tiến; 1962; Hồng Sơn, Yên Sơn, Hà Tuyên; 3/82; C3D1; Binh nhất - chiến sĩ; 12/4/1985.
24/ Hà Văn Sinh, 1965; Trung Hà, Tuyên Hóa, Tuyên Quang; 2/1982; C1D1; Hạ sĩ - chiến sĩ; 12/4/1985.
Bất cứ cuộc chiến nào
ai nằm ngoài mặt trận
nhất là ở chiến hào
giáp địch ngay làn ranh
hít không khí căng thẳng
mới thấy cái hào hùng
của những người kiên gan
cái thua như rất gần
cái thắng cũng chẳng xa
chỉ cần vài tích tắc
vài mạng người đã mất
mong manh như sợi tóc .
Người chết cho quê hương
kẻ chết cho xâm lược
những người dân hiền lương
cũng bị vạ thảm thương
Nhưng sau cuộc chiến đó
chết trở thành oan uổng
khi kẻ ở hậu phương
phản bội sự hy sinh
chẳng nhớ ơn anh lính.
Chỉ có bọn Thái Thú
bắt tay với quân thù
mới ghi ơn giặc Hán
28/02/2012 3:10
Trung Quốc lại có động thái gây quan ngại trong khu vực khi tăng cường lực lượng và hoạt động của những đội tàu tuần tra ở vùng biển tranh chấp.
Tân Hoa xã đưa tin chính quyền Trung Quốc vừa triển khai thêm 200 nữ binh sĩ vào lực lượng hải giám để tham gia các hoạt động tuần tra ở khu vực đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, số binh sĩ này được đào tạo tại một căn cứ thuộc Hạm đội Nam Hải, vốn hoạt động ở biển Đông, và “sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu”. Thông tin này xuất hiện vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trực thăng tuần tra biển của Trung Quốc - Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã còn tiết lộ lực lượng hải giám của Trung Quốc hiện lên đến 8.000 người và được phân bổ theo sơ đồ tổ chức của hải quân Trung Quốc khi chia thành 3 tổng đội: Đông Hải, Bắc Hải và Nam Hải. Các tàu ngư chính, hải giám được trang bị thêm nhiều công cụ kỹ thuật cao như thiết bị dò tìm âm thanh dưới nước, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến… Đây vốn dĩ là những kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong hải quân. Thế nhưng, Bắc Kinh lâu nay vẫn tuyên bố lực lượng tuần tra biển của mình chỉ mang tính dân sự.
Về mặt hoạt động, giới chức Trung Quốc tuyên bố sắp tới sẽ tổ chức “tuần tra phối hợp chặt chẽ trên các vùng biển”. Tân Hoa xã đưa tin các đội hải giám sẽ triển khai 9 tàu kết hợp 4 máy bay trực thăng để tuần tra liên tục hằng ngày. Mới đây, 2 tàu hải giám 66 và 49 thuộc Tổng đội tàu Đông Hải từ ngày 18-23.2 đã lập riêng thành một nhóm để hoạt động định kỳ trên biển Hoa Đông. Hai tàu này đã chạm mặt với tàu tuần duyên Nhật Bản trên biển và sau đó Tokyo đã gửi phản đối đến Bắc Kinh thông qua kênh ngoại giao, theo Đài NHK.
Philippines phản ứng về “khai thác chung”
Báo Philippine Daily Inquirer hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định nước này không chấp nhận ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc tại khu vực Manila tuyên bố chủ quyền. Theo ông Del Rosario, Philippines sẽ chỉ mời Trung Quốc tham gia với tư cách một nhà đầu tư. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi cựu Đại sứ Trung Quốc tại Manila Vương Anh Phạm nói Philippines cần hướng tới cùng thăm dò và phát triển khu vực tranh chấp. Ông Vương còn lên giọng cảnh báo không nên lôi kéo Mỹ vào tranh chấp ở biển Đông vì Trung Quốc sẽ phản ứng.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony ngày 27.2 chỉ trích phản ứng của Trung Quốc về chuyến thăm vừa qua của ông tới bang Arunachal Pradesh. Bang này do Ấn Độ quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Nam Tây Tạng. Ngày 25.2, Bắc Kinh yêu cầu New Delhi “kiềm chế để tránh gây phức tạp” tại khu vực. Đáp lại, AFP dẫn lời Bộ trưởng Antony khẳng định “Arunachal Pradesh là phần không thể tách rời của Ấn Độ”
Lũng cú điạ đầu
mộ bia ghi dấu
anh hùng tử sĩ
oanh oanh liệt liệt
mà nay ra chi
nhà nước qủi quyệt
bỏ quên năm tháng
chỉ người thân nhân
nhớ đến khói hương
Ngàn năm nay người rẻo cao vẫn bám làng bám bản
các vua xưa từng xui gia với chuá làng
đã nói lên tầm quan trọng ra sao
biên giới điạ đầu luôn như dầu sôi trong chảo
Quân Bắc phương từng xua đại quân xâm lấn
Bản làng kiên cố nhờ dân quân dũng cảm
cầm chân sức giặc như thác nước đổ
cản phá khí thế giặc tưởng chừng nuốt chửng
để Vua Tôi bày binh bố trận
sau chiến thắng Vua thường ban Công Chuá
như ngang hàng với các vị xuôi gia .
để nói lên tầm quan trọng là nước nhà
Còn hay Mất công đầu là các Tù Trưởng .
Ai đã đẩy đưa lòng người trên Bản
hướng về Vân Nam Lưỡng Quảng
Quên hẳn Tổ Quốc Việt Nam ?!!!
Cho dân? hay bọn áo dài mũ cao?
đảng kia , đảng của nga, tàu
Máu anh đổ xuống, chúng nào quan tâm
Dân thương anh, khóc âm thầm
đảng thương, xây mộ ầm ầm cho...ngô