BBC - Khoảng 100 người nông dân đã tập trung tại Hà Nội ngày hôm nay để phản đối việc trưng thu đất đai xây dựng một khu đô thị sinh thái.
Mâu thuẫn quanh vấn đề giải tỏa đền bù ở khu đô thị Ecopark, tỉnh Hưng Yên, đã kéo dài từ sáu năm qua.
Phóng viên AFP ở Hà Nội hôm nay cho biết những người nông dân, hầu hết là người già và phụ nữ, đứng bên ngoài văn phòng Quốc hội tại thủ đô.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha, cách trung tâm Hà Nội 10 cây số.
Trên trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
'Không chấp nhận đền bù'
Tuy vậy, theo AFP, nhiều nông dân nói công ty được trao 500 ha đất mà không có thương lượng hợp lý.
Bà Vũ Thị Thu, 63 tuổi, từ Hưng Yên, nói với AFP: "Họ lấy chừng 2,100 mét vuông đất của gia đình tôi để xây đường."
"Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù họ đưa ra. Chúng tôi không muốn mất đất cho dự án này."
"Chúng tôi có mặt ở đây để yêu cầu chính phủ can thiệp. Chúng tôi muốn lấy lại đất nông nghiệp - cho con cháu."
Bà nói thêm rằng gia đình bà có bảy người và họ không có tiền mua đất ở nơi khác.
Các vụ biểu tình vì việc đền bù của EcoPark đã xảy ra nhiều lần trước đây, ví dụ như một vụ tương tự cũng ở trước trụ sở Quốc hội tháng Tư năm ngoái.
Bản tin của AFP nhận xét tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương ngày càng trở nên căng thẳng tại Việt Nam, nơi đất đai do nhà nước sở hữu và quyền sử dụng không phải lúc nào cũng được bảo vệ hay rõ ràng.
Chính phủ Việt Nam nói nhà nước đền bù đầy đủ cho những người phải di dời, nhưng có cáo buộc tham nhũng tiền đền bù trong giới quan chức địa phương khiến tình trạng bất ổn gia tăng.
Vụ cưỡng chế đất bạo lực với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gần đây làm nổi bật các vấn đề đất đai cũng như trong sạch hóa chính quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu phải xử lý những người làm sai và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp.
Tuy vậy, không ít người nghi ngờ cách thức giải quyết của chính quyền Hải Phòng.
Phát biểu với báo trong nước, một đảng viên kỳ cựu, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kêu gọi: "Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, Ủy ban giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc."
Mâu thuẫn quanh vấn đề giải tỏa đền bù ở khu đô thị Ecopark, tỉnh Hưng Yên, đã kéo dài từ sáu năm qua.
Phóng viên AFP ở Hà Nội hôm nay cho biết những người nông dân, hầu hết là người già và phụ nữ, đứng bên ngoài văn phòng Quốc hội tại thủ đô.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha, cách trung tâm Hà Nội 10 cây số.
Trên trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
'Không chấp nhận đền bù'
Tuy vậy, theo AFP, nhiều nông dân nói công ty được trao 500 ha đất mà không có thương lượng hợp lý.
Bà Vũ Thị Thu, 63 tuổi, từ Hưng Yên, nói với AFP: "Họ lấy chừng 2,100 mét vuông đất của gia đình tôi để xây đường."
"Chúng tôi không chấp nhận mức đền bù họ đưa ra. Chúng tôi không muốn mất đất cho dự án này."
"Chúng tôi có mặt ở đây để yêu cầu chính phủ can thiệp. Chúng tôi muốn lấy lại đất nông nghiệp - cho con cháu."
Bà nói thêm rằng gia đình bà có bảy người và họ không có tiền mua đất ở nơi khác.
Các vụ biểu tình vì việc đền bù của EcoPark đã xảy ra nhiều lần trước đây, ví dụ như một vụ tương tự cũng ở trước trụ sở Quốc hội tháng Tư năm ngoái.
Bản tin của AFP nhận xét tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương ngày càng trở nên căng thẳng tại Việt Nam, nơi đất đai do nhà nước sở hữu và quyền sử dụng không phải lúc nào cũng được bảo vệ hay rõ ràng.
Chính phủ Việt Nam nói nhà nước đền bù đầy đủ cho những người phải di dời, nhưng có cáo buộc tham nhũng tiền đền bù trong giới quan chức địa phương khiến tình trạng bất ổn gia tăng.
Vụ cưỡng chế đất bạo lực với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gần đây làm nổi bật các vấn đề đất đai cũng như trong sạch hóa chính quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu phải xử lý những người làm sai và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp.
Tuy vậy, không ít người nghi ngờ cách thức giải quyết của chính quyền Hải Phòng.
Phát biểu với báo trong nước, một đảng viên kỳ cựu, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kêu gọi: "Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, Ủy ban giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc."
Cứ theo gương anh Vươn mà làm.Nhớ là âm thầm làm nghe
1/Chủ đầu tư nó là thằng đầu sỏ ,cả luôn gia đình,nhà cửa của nó
2/Bè lủ ăn theo,cứ theo đó mà thịt vài móng là nó hết dám .Phải không nè