Theo hãng tin Pháp AFP, 11 công đoàn và 5.000 tổ chức nhỏ khác đã ký tên vào lời gọi tổng đình công hôm nay để gây sức ép lên chính quyền của thủ tướng Manmohan Singh, bị chỉ trích là "bất động" trên bình diện xã hội.
Chính phủ Ấn đã yêu cầu các công đoàn rút lại lời kêu gọi tổng đình công nhưng vô hiệu. Hậu quả là phần lớn các ngân hàng, văn phòng, cửa hiệu đã đóng cửa hôm nay tại nhiều thành phố lớn. Các phương tiện chuyên chở cũng bị tê liệt.
Cụ thể như tại Calcutta thủ phủ kinh tế Ấn Độ chẳng hạn, cả taxi lẫn xe xích lô đều đỗ tại bến, chỉ có tàu điện ngầm là còn hoạt động. Thành phố đã cho triển khai 10.000 cảnh sát để bảo vệ những tài xế xe buýt hay tàu điện ngầm không tham gia đình công. Còn tại Mumbai, tất cả các ngân hàng đều đóng cửa.
Giới công đoàn xem cuộc tổng đình công hôm nay là một thành công "lịch sử", vì đây là lần đầu tiên mà họ nhất trí được với nhau, để cùng nhau phản đối chính sách mà họ cho là "chống người lao động" của chính phủ.
Trong những đòi hỏi của người biểu tình và đình công, quan trọng nhất là yêu cầu quy định một mức lương tối thiểu, cung cấp hợp đồng làm việc vô thời hạn cho 50 triệu lao động đang phải làm việc tạm bợ. Họ cũng đòi hỏi luật lệ nghiêm khắc hơn để trừng phạt giới chủ nhân vi phạm luật lao động.
Theo các nhà bình luận, bên cạnh những đòi hỏi đó, cuộc tổng đình công hôm nay còn là dịp để người dân bày tỏ thái độ bất bình trước tình hình vật giá càng lúc càng leo thang, nạn tham nhũng hoành hành, trong lúc chính phủ thì ngày càng bỏ bê khu vực công.
Vốn đã phải đối phó với nhiều vụ tai tiếng tham nhũng, chính quyền Ấn Độ trong thời gian gần đây cũng đang phải nỗ lực chống lạm phát, nhưng chưa mấy hiệu quả. Giá cả nhu yếu phẩm tại Ấn Độ tăng vọt, làm cho cuộc sống hàng triệu người thu nhập thấp thêm khốn đốn.
Chính phủ Ấn đã yêu cầu các công đoàn rút lại lời kêu gọi tổng đình công nhưng vô hiệu. Hậu quả là phần lớn các ngân hàng, văn phòng, cửa hiệu đã đóng cửa hôm nay tại nhiều thành phố lớn. Các phương tiện chuyên chở cũng bị tê liệt.
Cụ thể như tại Calcutta thủ phủ kinh tế Ấn Độ chẳng hạn, cả taxi lẫn xe xích lô đều đỗ tại bến, chỉ có tàu điện ngầm là còn hoạt động. Thành phố đã cho triển khai 10.000 cảnh sát để bảo vệ những tài xế xe buýt hay tàu điện ngầm không tham gia đình công. Còn tại Mumbai, tất cả các ngân hàng đều đóng cửa.
Giới công đoàn xem cuộc tổng đình công hôm nay là một thành công "lịch sử", vì đây là lần đầu tiên mà họ nhất trí được với nhau, để cùng nhau phản đối chính sách mà họ cho là "chống người lao động" của chính phủ.
Trong những đòi hỏi của người biểu tình và đình công, quan trọng nhất là yêu cầu quy định một mức lương tối thiểu, cung cấp hợp đồng làm việc vô thời hạn cho 50 triệu lao động đang phải làm việc tạm bợ. Họ cũng đòi hỏi luật lệ nghiêm khắc hơn để trừng phạt giới chủ nhân vi phạm luật lao động.
Theo các nhà bình luận, bên cạnh những đòi hỏi đó, cuộc tổng đình công hôm nay còn là dịp để người dân bày tỏ thái độ bất bình trước tình hình vật giá càng lúc càng leo thang, nạn tham nhũng hoành hành, trong lúc chính phủ thì ngày càng bỏ bê khu vực công.
Vốn đã phải đối phó với nhiều vụ tai tiếng tham nhũng, chính quyền Ấn Độ trong thời gian gần đây cũng đang phải nỗ lực chống lạm phát, nhưng chưa mấy hiệu quả. Giá cả nhu yếu phẩm tại Ấn Độ tăng vọt, làm cho cuộc sống hàng triệu người thu nhập thấp thêm khốn đốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét