Mở đầu bài viết, tác giả nhìn thấy là Pháp sử dụng đến "trọng pháo" trong cuộc cạnh tranh quốc tế dữ dội hiện nay về đào tạo đại học, khi tập hợp các đại học và các trường lớn của mình, chuẩn bị tác chiến.
Trong chiến dịch này, tám siêu đại học sẽ hình thành. Bộ Đại học Pháp hiện nay hy vọng là các đơn vị này sẽ nổi bật trên thị trường quốc tế và “thu hút những tài năng hàng đầu”. Trong 8 siêu đại học, có 4 trường tập trung ở Paris : Université Sorbonne - Paris - Cité ; Sorbonne Université ; Université Paris - Saclay ; Paris Sciences -et-Lettres. Bốn trung tâm còn lại nằm ở tỉnh : Université de Toulouse, Aix-Marseille Université ; Université de Bordeaux, Université de Strasbourg.
Điểm mới là các siêu đại học này bao gồm cả các trường lớn. Như trong trường hợp của Paris - Saclay, ngoài hai trường đại học Nam Paris, còn tập hợp thêm 10 trường lớn trong đó có Polytechnique, HEC... và 7 trung tâm nghiên cứu trong đó có Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS.
Số lượng sinh viên dự kiến thu hút rất đông đảo, như Université Sorbonne - Paris - Cité, có thể đón đến 120.000 người. Các siêu đại học này sẽ hình thành dần kể từ năm 2012, trường chậm nhất như siêu đại học Toulouse là vào năm 2018.
Theo Le Monde đây là một giai đoạn quan trọng trong chiến lược mà Tổng thống Sarkozy phác họa từ từ 5 năm qua. Tập hợp các môn khác biệt tại cùng một khu đại học sẽ giúp sinh viên chuyên môn hóa và các nhà nghiên cứu sáng tạo. Khía cạnh sáng tạo này là mục tiêu lớn, trong việc gây uy tín, dễ hợp tác với các đại học lớn thế giới. Các siêu đại học này dựa theo mô hình đại học Anh Mỹ.
Le Monde nhắc lại là nếu trước đây vào năm 2000, Đức đã bị một cú sốc, gọi là "Pisa Schock", khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE, nêu bật sự yếu kém học vấn của học sinh Đức 15 tuổi, thì Pháp đã bị "cú sốc Thượng Hải".
Bảng xếp hạng đầu tiên của Đại học Giao Thông (Jiao Tong), vào năm 2003, đã làm giới đại học Pháp suy nghĩ. Trên tổng số 500 đại học thế giới được nghiên cứu, đại học Pháp kém xa các đại học Mỹ. Đứng đầu bảng xếp hạng là bộ ba Harvard, Stanford, MIT (Massachussetts Institute of Technology).
Theo Le Monde, thoạt đầu, giới đại học Pháp đã xem thưòng bảng xếp hạng này nhưng dần dà họ đã phải thấy là đại học Pháp yếu thế là vì tính chất tản mạn của Đại học mình, trong lúc phải cần nổi bật trong bảng xếp hạng quốc tế, phải sáng chói để thu hút chú ý.
Pháp : Viện Thẩm kế cảnh báo về mức chi tiêu nhà nước
Chủ đề trọng tâm báo chí hôm nay vẫn về thời sự Pháp với lời cảnh báo của Viện Thẩm kế về chi tiêu nhà nước, trong lúc các ứng viên tổng thống đang đi vận động. Le Figaro và Les Echos chạy hầu như cùng một hàng tựa : “Lời cảnh cáo của Viện Thẩm kế đối với các ứng cử viên (tổng thống)”.
Lời cảnh cáo này là : Phải đi xa hơn nữa trong việc cắt giảm chi tiêu, cắt giảm ngay từ bây giờ. Theo Viện Thẩm kế, nợ công của Pháp lên đến gần 90% GDP. Cho nên trong thời gian sắp tới cần phải nỗ lực tiết kiệm hơn nữa. Cho nên đối với Le Monde “Viện Thẩm Kế kê một liều thuốc khắc khổ thực sự”.
Tờ báo nhắc lại là để khắc phục thâm thủng ngân sách, Viện Thẩm kế chủ trương cắt xén chi tiêu chứ không phải là tăng thu. Những năm 2013 và 2014 cần phải có thêm nỗ lực nữa trong việc tiết kiệm.
Trong báo cáo của Viện Thẩm kế, Le Monde cũng như các đồng nghiệp còn chú ý đến lời chỉ trích của Viện về cải cách trong đào tạo giáo viên, với bằng master giáo dục, lập ra vào năm 2008, nhưng cuối cùng đã tốn kém một cách vô ích, không mang lại những hệ quả mong muốn. Nhiều sinh viên trong thực tế theo học bằng này rốt cuộc đã không đậu trong các kỳ thi tuyển, và như thế họ đã được đào tạo cho một ngành mà họ không hoạt động.
Trung Quốc trên đường trở thành đối tác thương mại số một của Đức
Về Châu Á , Le Monde hôm nay, bên cạnh quảng cáo du lịch ở Sapa Việt Nam, một mặt chú ý đến Pakistan, không muốn bị thua thiệt trong các cuộc thương thảo về Afghanistan, và lại càng bực dọc lo âu khi thấy Ấn Độ và chính quyền Kabul đang có vẻ xích lại gần nhau, một mặt khác chú ý đến Trung Quốc sắp trở nên đối tác thương mại hàng đầu của Đức.
Tờ báo nêu con số thặng dư thương mại của Đức năm 2011, là 158,1 tỷ euro, cao hơn cả GDP của Hungary. Trị giá xuất khẩu lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỉ euro : 1.060,1 tỉ. Hơn một nửa hàng xuất khẩu Đức là sang các láng giềng Châu Âu, nhưng phần Đức nhập hàng của Châu Âu cũng đáng kể : 401,5 tỉ trong tổng số 902 tỷ hàng nhập.
Tuy nhiên, theo Le Monde, điều đáng chú ý là sự vững chắc ngày càng tăng của trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc. Trích dẫn số liệu từ tháng Giêng đến tháng 11 năm ngoái (số liệu tháng 12 chưa được công bố), Le Monde ghi nhận là xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu 2011 đã tăng 21,7% so với cung thời kỳ năm trước, lên đến 59 tỉ euro, trong khi nhập khẩu của Đức là 72,7 tỉ, tăng 3,1%. Như thế, thâm thủng thương mại của Đức với Trung Quốc đã giảm thiểu.
So sánh với Pháp, tờ báo thấy là với 93 tỉ euro hàng nhập từ Đức, Paris vẫn là khách hàng quan trọng nhất của Berlin. Nhưng khoảng cách giữa hai người khách hàng của Đức đang giảm dần, và Trung Quốc sắp chiếm vị trí khách hàng hạng nhì hoặc hạng 3 của Đức mà Hoa Kỳ và Hà Lan đang nắm giữ.
Le Monde nhận định là với đà trao đổi giữa Pháp và Đức vẫn không thay đổi trong lúc giữa Trung Quốc và Đức ngày càng gia tăng, thì không bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở nên đối tác hàng đầu của quốc gia đầu tàu kinh tế Châu Âu trong hai hoặc ba năm tới đây. Hiện nay có 700 công ty Trung Quốc hoạt động ở Đức.
Tờ báo Les Echos cũng chú ý đến thương mại Đức, khẳng định trong hàng tựa là Đức ít lệ thuộc hơn vào Châu Âu. Theo tờ báo, trong số liệu vừa công bố có hai sự kiện đáng lưu ý : Đức đã trở thành nước xuất khẩu thứ nhì thế giới, vượt qua Hoa Kỳ, và thứ hai là vị trí của Trung Quốc mà tờ báo đánh giá là vào năm 2014, có thể trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, vị trí mà Pháp đang chiếm.
Tỉ phú Đài Loan tìm hạnh phúc trong lao động và hoạt động từ thiện
Le Figaro hôm nay trong mục nhũng chuyện lý thú, chú ý đến một nhà tỉ phú Đài Loan với tựa đề : "Lao động và từ thiện, bí quyết hạnh phúc của một đại gia Đài Loan".
Le Figaro mở đầu câu chuyện bằng lời nói của nhà tỉ phú nổi tiêng Đài Loan Trương Vinh Phát :« Tôi để lại cả tài sản cho những hoạt động từ thiện. Con cái tôi đã có đủ để sống, còn nếu muốn làm giàu, thì hãy cật lực làm việc để đạt ý muốn. »
Dĩ nhiên tuyên bố của nhà tỉ phú Đài Loan dành số tài sản riêng 1,5 tỉ euro cho những nguời nghèo nhất đã gây ngạc nhiên không ít. Nhưng Le Figaro nhận thấy thông báo này không phải hoàn toàn vô tư vì nó được đưa ra trong lúc mà nhà xuất bản đang tung ra quyển tiểu sử về ông.
Ông Trương Vinh Phát, một cựu sĩ quan hàng hải lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, đã trở thành chủ tịch tập đoàn Đài Loan Evergreen, tập đoàn chuyển vận hàng hải lớn thế giới. Theo đạo Phật, nhà tỉ phú nay ngoài 80 khẳng định là đã tìm ý nghĩa cuộc sống, san sẻ thành công của mình cho những người túng thiếu.
Trong quyển sách ông cho biết : « Hoạt động từ thiện là nguồn hạnh phúc của tôi, tôi ngủ được yên giấc vì hoạt động của tôi có hệ quả tích cực... » Theo ông thì thành công của ông là kết quả những gì ông làm trong cuộc sống trước.
Ông Trương Vinh Phát, theo bài báo, không quên kêu gọi những người khác chia sẻ như ông trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay làm cho sự nghèo túng tăng lên.
Trong chiến dịch này, tám siêu đại học sẽ hình thành. Bộ Đại học Pháp hiện nay hy vọng là các đơn vị này sẽ nổi bật trên thị trường quốc tế và “thu hút những tài năng hàng đầu”. Trong 8 siêu đại học, có 4 trường tập trung ở Paris : Université Sorbonne - Paris - Cité ; Sorbonne Université ; Université Paris - Saclay ; Paris Sciences -et-Lettres. Bốn trung tâm còn lại nằm ở tỉnh : Université de Toulouse, Aix-Marseille Université ; Université de Bordeaux, Université de Strasbourg.
Điểm mới là các siêu đại học này bao gồm cả các trường lớn. Như trong trường hợp của Paris - Saclay, ngoài hai trường đại học Nam Paris, còn tập hợp thêm 10 trường lớn trong đó có Polytechnique, HEC... và 7 trung tâm nghiên cứu trong đó có Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS.
Số lượng sinh viên dự kiến thu hút rất đông đảo, như Université Sorbonne - Paris - Cité, có thể đón đến 120.000 người. Các siêu đại học này sẽ hình thành dần kể từ năm 2012, trường chậm nhất như siêu đại học Toulouse là vào năm 2018.
Theo Le Monde đây là một giai đoạn quan trọng trong chiến lược mà Tổng thống Sarkozy phác họa từ từ 5 năm qua. Tập hợp các môn khác biệt tại cùng một khu đại học sẽ giúp sinh viên chuyên môn hóa và các nhà nghiên cứu sáng tạo. Khía cạnh sáng tạo này là mục tiêu lớn, trong việc gây uy tín, dễ hợp tác với các đại học lớn thế giới. Các siêu đại học này dựa theo mô hình đại học Anh Mỹ.
Le Monde nhắc lại là nếu trước đây vào năm 2000, Đức đã bị một cú sốc, gọi là "Pisa Schock", khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE, nêu bật sự yếu kém học vấn của học sinh Đức 15 tuổi, thì Pháp đã bị "cú sốc Thượng Hải".
Bảng xếp hạng đầu tiên của Đại học Giao Thông (Jiao Tong), vào năm 2003, đã làm giới đại học Pháp suy nghĩ. Trên tổng số 500 đại học thế giới được nghiên cứu, đại học Pháp kém xa các đại học Mỹ. Đứng đầu bảng xếp hạng là bộ ba Harvard, Stanford, MIT (Massachussetts Institute of Technology).
Theo Le Monde, thoạt đầu, giới đại học Pháp đã xem thưòng bảng xếp hạng này nhưng dần dà họ đã phải thấy là đại học Pháp yếu thế là vì tính chất tản mạn của Đại học mình, trong lúc phải cần nổi bật trong bảng xếp hạng quốc tế, phải sáng chói để thu hút chú ý.
Pháp : Viện Thẩm kế cảnh báo về mức chi tiêu nhà nước
Chủ đề trọng tâm báo chí hôm nay vẫn về thời sự Pháp với lời cảnh báo của Viện Thẩm kế về chi tiêu nhà nước, trong lúc các ứng viên tổng thống đang đi vận động. Le Figaro và Les Echos chạy hầu như cùng một hàng tựa : “Lời cảnh cáo của Viện Thẩm kế đối với các ứng cử viên (tổng thống)”.
Lời cảnh cáo này là : Phải đi xa hơn nữa trong việc cắt giảm chi tiêu, cắt giảm ngay từ bây giờ. Theo Viện Thẩm kế, nợ công của Pháp lên đến gần 90% GDP. Cho nên trong thời gian sắp tới cần phải nỗ lực tiết kiệm hơn nữa. Cho nên đối với Le Monde “Viện Thẩm Kế kê một liều thuốc khắc khổ thực sự”.
Tờ báo nhắc lại là để khắc phục thâm thủng ngân sách, Viện Thẩm kế chủ trương cắt xén chi tiêu chứ không phải là tăng thu. Những năm 2013 và 2014 cần phải có thêm nỗ lực nữa trong việc tiết kiệm.
Trong báo cáo của Viện Thẩm kế, Le Monde cũng như các đồng nghiệp còn chú ý đến lời chỉ trích của Viện về cải cách trong đào tạo giáo viên, với bằng master giáo dục, lập ra vào năm 2008, nhưng cuối cùng đã tốn kém một cách vô ích, không mang lại những hệ quả mong muốn. Nhiều sinh viên trong thực tế theo học bằng này rốt cuộc đã không đậu trong các kỳ thi tuyển, và như thế họ đã được đào tạo cho một ngành mà họ không hoạt động.
Trung Quốc trên đường trở thành đối tác thương mại số một của Đức
Về Châu Á , Le Monde hôm nay, bên cạnh quảng cáo du lịch ở Sapa Việt Nam, một mặt chú ý đến Pakistan, không muốn bị thua thiệt trong các cuộc thương thảo về Afghanistan, và lại càng bực dọc lo âu khi thấy Ấn Độ và chính quyền Kabul đang có vẻ xích lại gần nhau, một mặt khác chú ý đến Trung Quốc sắp trở nên đối tác thương mại hàng đầu của Đức.
Tờ báo nêu con số thặng dư thương mại của Đức năm 2011, là 158,1 tỷ euro, cao hơn cả GDP của Hungary. Trị giá xuất khẩu lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỉ euro : 1.060,1 tỉ. Hơn một nửa hàng xuất khẩu Đức là sang các láng giềng Châu Âu, nhưng phần Đức nhập hàng của Châu Âu cũng đáng kể : 401,5 tỉ trong tổng số 902 tỷ hàng nhập.
Tuy nhiên, theo Le Monde, điều đáng chú ý là sự vững chắc ngày càng tăng của trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc. Trích dẫn số liệu từ tháng Giêng đến tháng 11 năm ngoái (số liệu tháng 12 chưa được công bố), Le Monde ghi nhận là xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu 2011 đã tăng 21,7% so với cung thời kỳ năm trước, lên đến 59 tỉ euro, trong khi nhập khẩu của Đức là 72,7 tỉ, tăng 3,1%. Như thế, thâm thủng thương mại của Đức với Trung Quốc đã giảm thiểu.
So sánh với Pháp, tờ báo thấy là với 93 tỉ euro hàng nhập từ Đức, Paris vẫn là khách hàng quan trọng nhất của Berlin. Nhưng khoảng cách giữa hai người khách hàng của Đức đang giảm dần, và Trung Quốc sắp chiếm vị trí khách hàng hạng nhì hoặc hạng 3 của Đức mà Hoa Kỳ và Hà Lan đang nắm giữ.
Le Monde nhận định là với đà trao đổi giữa Pháp và Đức vẫn không thay đổi trong lúc giữa Trung Quốc và Đức ngày càng gia tăng, thì không bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở nên đối tác hàng đầu của quốc gia đầu tàu kinh tế Châu Âu trong hai hoặc ba năm tới đây. Hiện nay có 700 công ty Trung Quốc hoạt động ở Đức.
Tờ báo Les Echos cũng chú ý đến thương mại Đức, khẳng định trong hàng tựa là Đức ít lệ thuộc hơn vào Châu Âu. Theo tờ báo, trong số liệu vừa công bố có hai sự kiện đáng lưu ý : Đức đã trở thành nước xuất khẩu thứ nhì thế giới, vượt qua Hoa Kỳ, và thứ hai là vị trí của Trung Quốc mà tờ báo đánh giá là vào năm 2014, có thể trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, vị trí mà Pháp đang chiếm.
Tỉ phú Đài Loan tìm hạnh phúc trong lao động và hoạt động từ thiện
Le Figaro hôm nay trong mục nhũng chuyện lý thú, chú ý đến một nhà tỉ phú Đài Loan với tựa đề : "Lao động và từ thiện, bí quyết hạnh phúc của một đại gia Đài Loan".
Le Figaro mở đầu câu chuyện bằng lời nói của nhà tỉ phú nổi tiêng Đài Loan Trương Vinh Phát :« Tôi để lại cả tài sản cho những hoạt động từ thiện. Con cái tôi đã có đủ để sống, còn nếu muốn làm giàu, thì hãy cật lực làm việc để đạt ý muốn. »
Dĩ nhiên tuyên bố của nhà tỉ phú Đài Loan dành số tài sản riêng 1,5 tỉ euro cho những nguời nghèo nhất đã gây ngạc nhiên không ít. Nhưng Le Figaro nhận thấy thông báo này không phải hoàn toàn vô tư vì nó được đưa ra trong lúc mà nhà xuất bản đang tung ra quyển tiểu sử về ông.
Ông Trương Vinh Phát, một cựu sĩ quan hàng hải lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, đã trở thành chủ tịch tập đoàn Đài Loan Evergreen, tập đoàn chuyển vận hàng hải lớn thế giới. Theo đạo Phật, nhà tỉ phú nay ngoài 80 khẳng định là đã tìm ý nghĩa cuộc sống, san sẻ thành công của mình cho những người túng thiếu.
Trong quyển sách ông cho biết : « Hoạt động từ thiện là nguồn hạnh phúc của tôi, tôi ngủ được yên giấc vì hoạt động của tôi có hệ quả tích cực... » Theo ông thì thành công của ông là kết quả những gì ông làm trong cuộc sống trước.
Ông Trương Vinh Phát, theo bài báo, không quên kêu gọi những người khác chia sẻ như ông trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay làm cho sự nghèo túng tăng lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét