Theo Reuters, trong cuộc họp báo hàng tuần, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Duy Minh nói, phái đoàn của Ủy ban Điều phối Thay đổi Dân chủ Quốc gia Syria đã có một cuộc viếng thăm trong 4 ngày. « Hai bên đã thảo luận về tình hình hiện nay tại Syria và Trung Quốc đã giải thích những nguyên tắc và lập trường của mình (…) và đã kêu gọi tất cả các bên liên quan chấm dứt bạo động ngay lập tức ».
Theo Bắc Kinh « Chính phủ Syria phải thực hiện các lời hứa của mình, khẩn trương thực hiện một tiến trình cải cách (…), giải quyết các khác biệt và xung đột thông qua đối thoại vào tham khảo ». Đồng thời « Trung Quốc mong muốn duy trì liên lạc và đối thoại với các nhóm đối lập Syria và mong muốn khuyến khích các cuộc thảo luận ».
Thứ Bẩy 04/02 vừa qua, Trung Quốc cùng với Nga, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết được soạn thảo trên cơ sở kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập, đòi Tổng thống Bachar Al Assad phải chuyển giao quyền lực.
Việc phủ quyết này đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ phía các nước phương Tây, Liên đoàn Ả Rập. Hội đồng Dân tộc Syria, bao gồm các nhóm đối lập Syria cho rằng quyết định của Bắc Kinh và Matxcơva không khác gì việc cấp « giấy phép giết người » cho chính quyền Damas.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin, hôm qua, nhắc lại rằng Matxcơva sẽ không chấp nhận bất kỳ một hình thức can thiệp nào vào tình hình Syria và kêu gọi phương Tây cũng như Liên đoàn Ả Rập không nên hành xử theo kiểu "đưa voi vào cửa hàng bán đồ sành sứ". Theo ông Putin « hãy để người Syria tự quyết định vận mệnh của mình ».
Ngày 07/02, Ngoại trưởng Sergueil Lavrov và giám đốc cơ quan tình báo Nga Mikhail Fradkov đã sang Damas gặp Tổng thống Syria. Sau cuộc gặp, Tổng thống Assad cam kết « chấm dứt các vụ bạo động ». Tuy nhiên, phương Tây tỏ thái độ bi quan, không tin rằng Nga có thể thuyết phục được chế độ Damas chấm dứt các vụ đàn áp.
Vẫn trong lĩnh vực ngoại giao, Liên đoàn Ả Rập cho biết sẽ đưa các quan sát viên trở lại Syria. Ngày hôm qua, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon thông báo có một cuộc điện đàm với lãnh đạo Liên đoàn Ả Rập Nabil Al Arabi. Phía Liên đoàn mong muốn có sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, tổ chức một phái đoàn quan sát viên hỗn hợp và có một đặc phái viên chung.
Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, vấn đề này sẽ được trình lên Hội đồng Bảo an trong những ngày tới.
Tại Đức, hôm nay Bộ Ngoại giao nước này thông báo trục xuất bốn nhân viên sứ quán Syria ở Berlin, vì những người này bị nghi ngờ thăm dò, thu thập tin tức về các nhân vật đối lập với chế độ Damas.
Còn trên thực địa, theo tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH), trong ngày hôm nay có ít nhất 24 thường dân đã thiệt mạng trong các vụ pháo kích của lực lượng Syria vào thành phố Homs, thủ phủ của phong trào nổi dậy.
Theo phe đối lập, từ lúc bắt đầu phong trào nổi dậy, ngày 15/03/2011 tới nay, đã có hơn 6.000 người thiệt mạng tại Syria.
Theo Bắc Kinh « Chính phủ Syria phải thực hiện các lời hứa của mình, khẩn trương thực hiện một tiến trình cải cách (…), giải quyết các khác biệt và xung đột thông qua đối thoại vào tham khảo ». Đồng thời « Trung Quốc mong muốn duy trì liên lạc và đối thoại với các nhóm đối lập Syria và mong muốn khuyến khích các cuộc thảo luận ».
Thứ Bẩy 04/02 vừa qua, Trung Quốc cùng với Nga, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết được soạn thảo trên cơ sở kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập, đòi Tổng thống Bachar Al Assad phải chuyển giao quyền lực.
Việc phủ quyết này đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ phía các nước phương Tây, Liên đoàn Ả Rập. Hội đồng Dân tộc Syria, bao gồm các nhóm đối lập Syria cho rằng quyết định của Bắc Kinh và Matxcơva không khác gì việc cấp « giấy phép giết người » cho chính quyền Damas.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin, hôm qua, nhắc lại rằng Matxcơva sẽ không chấp nhận bất kỳ một hình thức can thiệp nào vào tình hình Syria và kêu gọi phương Tây cũng như Liên đoàn Ả Rập không nên hành xử theo kiểu "đưa voi vào cửa hàng bán đồ sành sứ". Theo ông Putin « hãy để người Syria tự quyết định vận mệnh của mình ».
Ngày 07/02, Ngoại trưởng Sergueil Lavrov và giám đốc cơ quan tình báo Nga Mikhail Fradkov đã sang Damas gặp Tổng thống Syria. Sau cuộc gặp, Tổng thống Assad cam kết « chấm dứt các vụ bạo động ». Tuy nhiên, phương Tây tỏ thái độ bi quan, không tin rằng Nga có thể thuyết phục được chế độ Damas chấm dứt các vụ đàn áp.
Vẫn trong lĩnh vực ngoại giao, Liên đoàn Ả Rập cho biết sẽ đưa các quan sát viên trở lại Syria. Ngày hôm qua, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon thông báo có một cuộc điện đàm với lãnh đạo Liên đoàn Ả Rập Nabil Al Arabi. Phía Liên đoàn mong muốn có sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, tổ chức một phái đoàn quan sát viên hỗn hợp và có một đặc phái viên chung.
Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, vấn đề này sẽ được trình lên Hội đồng Bảo an trong những ngày tới.
Tại Đức, hôm nay Bộ Ngoại giao nước này thông báo trục xuất bốn nhân viên sứ quán Syria ở Berlin, vì những người này bị nghi ngờ thăm dò, thu thập tin tức về các nhân vật đối lập với chế độ Damas.
Còn trên thực địa, theo tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH), trong ngày hôm nay có ít nhất 24 thường dân đã thiệt mạng trong các vụ pháo kích của lực lượng Syria vào thành phố Homs, thủ phủ của phong trào nổi dậy.
Theo phe đối lập, từ lúc bắt đầu phong trào nổi dậy, ngày 15/03/2011 tới nay, đã có hơn 6.000 người thiệt mạng tại Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét