Theo nhận định khá u ám của tổ chức phi chính phủ Golos thì chiến dịch vận động tranh cử của ông Putin có thể tóm gọn trong bốn thủ đoạn : thao túng truyền hình, gây áp lực lên truyền thông độc lập, hù dọa đối lập và vu khống các tổ chức hoặc cá nhân độc lập.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm ngoái, Golos đã đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và ghi nhận những hành vi gian lận, không thiên vị phe nào.
Trong bản báo cáo công bố vào thời điểm chiến dịch vận động tranh cử sắp kết thúc, hiệp hội Golos nhận định « Sự khác biệt duy nhất trong lần bầu cử Tổng thống so với tuyển cử Quốc hội hồi mùa thu năm 2011 là kỹ thuật gây sức ép được tổ chức tinh vi hơn, với mối lo ngại gây tai tiếng nếu bị phát hiện ».
Thủ đoạn thứ nhất là « áp đảo toàn diện » trên hệ thống truyền hình, công cụ thông tin tuyên truyền đại chúng. Với danh nghĩa tường thuật hoạt động của Thủ tướng « làm việc nước », các kênh truyền hình nhà nước tham gia trực tiếp vào chiến dịch đánh bóng cho ứng cử viên Putin.
Song song với việc huy động phương tiện quốc gia để phục vụ quyền lợi riêng, bộ máy an ninh và tư pháp của chế độ tấn công vào những đối tượng có uy tín trong dân chúng như báo chí độc lập, hiệp hội phi chính phủ, đại diện hay lãnh đạo đối lập.
Cụ thể là kênh truyền hình Dojd, đài phát thanh Tiếng Vọng Matxcơva, nhật báo Novaia Gazeta, ba cơ quan truyền thông có tiếng tự do và độc lập bị sách nhiễu. Đài truyền hình bị điều tra tư pháp, đài phát thanh bị ép buộc thay đổi ban lãnh đạo, còn tờ báo thì bị truy thuế.
Bản thân hiệp hội Golos, do Tây phương tài trợ hoạt động, cũng bị áp lực. Tại nhiều địa phương, thành viên của Golos bị bộ phận chống khủng bố của FSB tức KGB cũ mời « làm việc ». Tại thủ đô Matxcơva, Glocos bị buộc phải dời trụ sở hồi đầu tháng Hai, một thủ đoạn mà tổ chức này xem là có bàn tay của cơ quan mật vụ.
Trước đó, chính quyền Putin tổ chức cả một chiến dịch định hướng thông tin, quy cho đối lập chính trị và các hiệp hội phi chính phủ nhận tiền nước ngoài chống lại tổ quốc. Đích thân ông Putin đã đưa ra những lời quy kết này.Tháng 11 năm ngoái ông so sánh các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ quốc tế với nhân vật Juda bán Chúa Giêsu cho đế quốc La Mã.
Hôm thứ Tư vừa qua, một lần nữa ứng cử viên Putin tố cáo đối lập có âm mưu ám sát một người đại diện hoặc tổ chức gian lận bầu phiếu để « bôi xấu » chế độ.
Mặc khác, Golos còn cho biết thêm chính quyền trung ương chỉ thị cho các địa phương phải đáp ứng nhu cầu giúp cho « ứng cử viên tốt » được nhiều phiếu. Hiệp hội quan sát bầu cử tại Nga e rằng để đáp ứng chỉ thị của Matxcơva, chính quyền cấp địa phương sẽ gian lận và các doanh nghiệp sợ trả thù sẽ phải buộc nhân viên của mình dồn phiếu cho ông Putin.
Cuối cùng, về mặt chính trị, chiến dịch tranh cử tại Nga thiếu vắng một sự kiện then chốt : đó là tranh luận công khai giữa các ứng cử viên.
Putin từ chối tranh luận với các đối thủ.
Theo nhận định của luật sư Alexei Navalny, sáng lập viên trang mạng chống tham ô trên internet, bản chất chế độ do ông Putin lãnh đạo từ năm 2000 đến nay là « dối trá, tham nhũng và biển thủ » toàn diện.
Phản ứng của xã hội công dân, theo Golos, là biến chuyển tích cực then chốt qua cuộc bầu cử này. Tinh thần công dân được thể hiện qua các cuộc biểu tình với quy mô lớn và lòng hăng say tính nguyện tham gia theo dõi bầu cử và kiểm phiếu.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm ngoái, Golos đã đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và ghi nhận những hành vi gian lận, không thiên vị phe nào.
Trong bản báo cáo công bố vào thời điểm chiến dịch vận động tranh cử sắp kết thúc, hiệp hội Golos nhận định « Sự khác biệt duy nhất trong lần bầu cử Tổng thống so với tuyển cử Quốc hội hồi mùa thu năm 2011 là kỹ thuật gây sức ép được tổ chức tinh vi hơn, với mối lo ngại gây tai tiếng nếu bị phát hiện ».
Thủ đoạn thứ nhất là « áp đảo toàn diện » trên hệ thống truyền hình, công cụ thông tin tuyên truyền đại chúng. Với danh nghĩa tường thuật hoạt động của Thủ tướng « làm việc nước », các kênh truyền hình nhà nước tham gia trực tiếp vào chiến dịch đánh bóng cho ứng cử viên Putin.
Song song với việc huy động phương tiện quốc gia để phục vụ quyền lợi riêng, bộ máy an ninh và tư pháp của chế độ tấn công vào những đối tượng có uy tín trong dân chúng như báo chí độc lập, hiệp hội phi chính phủ, đại diện hay lãnh đạo đối lập.
Cụ thể là kênh truyền hình Dojd, đài phát thanh Tiếng Vọng Matxcơva, nhật báo Novaia Gazeta, ba cơ quan truyền thông có tiếng tự do và độc lập bị sách nhiễu. Đài truyền hình bị điều tra tư pháp, đài phát thanh bị ép buộc thay đổi ban lãnh đạo, còn tờ báo thì bị truy thuế.
Bản thân hiệp hội Golos, do Tây phương tài trợ hoạt động, cũng bị áp lực. Tại nhiều địa phương, thành viên của Golos bị bộ phận chống khủng bố của FSB tức KGB cũ mời « làm việc ». Tại thủ đô Matxcơva, Glocos bị buộc phải dời trụ sở hồi đầu tháng Hai, một thủ đoạn mà tổ chức này xem là có bàn tay của cơ quan mật vụ.
Trước đó, chính quyền Putin tổ chức cả một chiến dịch định hướng thông tin, quy cho đối lập chính trị và các hiệp hội phi chính phủ nhận tiền nước ngoài chống lại tổ quốc. Đích thân ông Putin đã đưa ra những lời quy kết này.Tháng 11 năm ngoái ông so sánh các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ quốc tế với nhân vật Juda bán Chúa Giêsu cho đế quốc La Mã.
Hôm thứ Tư vừa qua, một lần nữa ứng cử viên Putin tố cáo đối lập có âm mưu ám sát một người đại diện hoặc tổ chức gian lận bầu phiếu để « bôi xấu » chế độ.
Mặc khác, Golos còn cho biết thêm chính quyền trung ương chỉ thị cho các địa phương phải đáp ứng nhu cầu giúp cho « ứng cử viên tốt » được nhiều phiếu. Hiệp hội quan sát bầu cử tại Nga e rằng để đáp ứng chỉ thị của Matxcơva, chính quyền cấp địa phương sẽ gian lận và các doanh nghiệp sợ trả thù sẽ phải buộc nhân viên của mình dồn phiếu cho ông Putin.
Cuối cùng, về mặt chính trị, chiến dịch tranh cử tại Nga thiếu vắng một sự kiện then chốt : đó là tranh luận công khai giữa các ứng cử viên.
Putin từ chối tranh luận với các đối thủ.
Theo nhận định của luật sư Alexei Navalny, sáng lập viên trang mạng chống tham ô trên internet, bản chất chế độ do ông Putin lãnh đạo từ năm 2000 đến nay là « dối trá, tham nhũng và biển thủ » toàn diện.
Phản ứng của xã hội công dân, theo Golos, là biến chuyển tích cực then chốt qua cuộc bầu cử này. Tinh thần công dân được thể hiện qua các cuộc biểu tình với quy mô lớn và lòng hăng say tính nguyện tham gia theo dõi bầu cử và kiểm phiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét