Hiệp ước kỷ luật ngân sách là điều kiện mà nước Đức đặt ra để đổi lấy việc tương trợ tài chính cho các đối tác trong khu vực đồng euro. Hiệp ước này phải được ít nhất 12 quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu phê chuẩn để có thể bắt đầu có hiệu lực. Những nước nào trong khối euro không tuân thủ hiệp ước kỷ luật ngân sách sẽ không được trợ giúp tài chính từ các đối tác.
Hiệp ước dự trù những « quy tắc vàng » buộc các nước khối euro phải cân bằng ngân sách Nhà nước và những biện pháp trừng phạt mang tính tự động hơn đối với những nước buông lỏng kỷ luật ngân sách.
Nhưng ngay trước khi có hiệu lực, hiệp ước này đã có vẻ bất khả thi đối với một số quốc gia đang gặp khủng hoảng kinh tế. Hôm qua, Tây Ban Nha loan báo mức thâm thủng ngân sách của nước này trong năm 2011 là 8,51% GDP, trong khi Madrid đã cam kết là năm nay sẽ giảm xuống còn 4,4% và đến năm 2013 xuống còn 3%.
Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là trường hợp của Hà Lan. Vốn là quốc gia thường chỉ trích các đối tác châu Âu về mặt kỷ luật ngân sách, Hà Lan hôm qua dự báo là thâm thủng ngân sách của nước này trong năm nay sẽ là 4,5% và trong hai năm tới sẽ tiếp tục vượt quá mức giới hạn của châu Âu là 3%.
Một số nước khác, trong đó có Pháp, cũng có nguy cơ là không đạt được chỉ tiêu đề ra về thâm thủng ngân sách. Vào đầu tháng hai vừa qua, Viện Thẩm kế dự báo là Pháp sẽ không đạt được mục tiêu giảm mức thâm thủng ngân sách năm nay xuống còn 4,5% và càng khó mà thực hiện được chỉ tiêu 3% vào năm tới.
Vấn đề là nếu giảm nhẹ các quy định cho những nước như Tây Ban Nha hay Hà Lan, thì sẽ gây phản ứng tức giận từ những nước như Bỉ, vốn đã bị buộc phải cắt giảm tối đa ngân sách. Hiệp ước kỷ luật ngân sách của châu Âu như vậy sẽ khó mà đứng vững.
Hiệp ước dự trù những « quy tắc vàng » buộc các nước khối euro phải cân bằng ngân sách Nhà nước và những biện pháp trừng phạt mang tính tự động hơn đối với những nước buông lỏng kỷ luật ngân sách.
Nhưng ngay trước khi có hiệu lực, hiệp ước này đã có vẻ bất khả thi đối với một số quốc gia đang gặp khủng hoảng kinh tế. Hôm qua, Tây Ban Nha loan báo mức thâm thủng ngân sách của nước này trong năm 2011 là 8,51% GDP, trong khi Madrid đã cam kết là năm nay sẽ giảm xuống còn 4,4% và đến năm 2013 xuống còn 3%.
Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là trường hợp của Hà Lan. Vốn là quốc gia thường chỉ trích các đối tác châu Âu về mặt kỷ luật ngân sách, Hà Lan hôm qua dự báo là thâm thủng ngân sách của nước này trong năm nay sẽ là 4,5% và trong hai năm tới sẽ tiếp tục vượt quá mức giới hạn của châu Âu là 3%.
Một số nước khác, trong đó có Pháp, cũng có nguy cơ là không đạt được chỉ tiêu đề ra về thâm thủng ngân sách. Vào đầu tháng hai vừa qua, Viện Thẩm kế dự báo là Pháp sẽ không đạt được mục tiêu giảm mức thâm thủng ngân sách năm nay xuống còn 4,5% và càng khó mà thực hiện được chỉ tiêu 3% vào năm tới.
Vấn đề là nếu giảm nhẹ các quy định cho những nước như Tây Ban Nha hay Hà Lan, thì sẽ gây phản ứng tức giận từ những nước như Bỉ, vốn đã bị buộc phải cắt giảm tối đa ngân sách. Hiệp ước kỷ luật ngân sách của châu Âu như vậy sẽ khó mà đứng vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét