Tổng thống Miến Điện Thein Sein nói : « Mong đợi của các dân tộc thiểu số là có được các quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Chính phủ cũng mong muốn có những tiêu chuẩn bình đẳng cho tất cả ». Ông nói thêm, chính phủ cần chấm dứt tình trạng hiểu lầm, nghi kỵ hiện nay giữa các bên, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc tin cậy lẫn nhau nhằm « hòa giải dân tộc ».
Nhiều dân tộc thiểu số vốn chiếm một phần ba trên tổng số 60 triệu dân Miến Điện vẫn đối nghịch với chính phủ kể từ sau khi Miến Điện được độc lập vào năm 1948. Một số sắc tộc còn tiến hành các cuộc xung đột vũ trang với quân đội để đòi được nhiều quyền tự trị hơn.
Trong bối cảnh hòa bình với các dân tộc thiểu số là một trong những đòi hỏi chủ yếu của cộng đồng quốc tế, chính quyền Miến Điện đã bắt đầu thương lượng với các nhóm nổi dậy từ cuối năm 2011, và đã ký kết hiệp định hòa bình với một số nhóm.
Nhưng các trận chiến đấu dữ dội vẫn tiếp tục với quân nổi dậy thuộc sắc tộc Kachin ở vùng cực bắc Miến Điện. Tháng 12 năm ngoái, tổng thống Thein Sein đã ra lệnh cho quân đội không được tấn công vào người Kachin nữa. Hôm nay, ông Thein Sein nhìn nhận là bạo lực vẫn tiếp diễn, nhưng nhắc lại rằng quân đội chính phủ đã ngưng tấn công « trừ trường hợp tự vệ chính đáng». Ông nói : « Các trận chiến sẽ không chấm dứt một khi bên này vẫn đổ lỗi cho bên kia », và nhấn mạnh là cần ngưng bắn trước khi bắt đầu « đối thoại chính trị ».
Xin nói thêm, các cuộc thương thảo giữa chính quyền và các đại diện của Tổ chức Kachin Độc lập (KIO) đã diễn ra tại Trung Quốc hồi tháng Giêng, và đôi bên đã đồng ý tiếp tục duy trì đối thoại.
Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi lên tiếng cám ơn Canada và các nước phương Tây khác đã duy trì các biện pháp trừng phạt Miến Điện, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi dân chủ. Theo hãng tin Canada Press, thì bà Aung San Suu Kyi cho rằng, nhờ có áp lực về mặt kinh tế mà các nhà lãnh đạo mới của Miến Điện đã tiến hành cải cách. Tuy vậy, theo bà thì cần theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra tại Miến Điện, không quá lạc quan và cũng đừng quá bi quan.
Nhiều dân tộc thiểu số vốn chiếm một phần ba trên tổng số 60 triệu dân Miến Điện vẫn đối nghịch với chính phủ kể từ sau khi Miến Điện được độc lập vào năm 1948. Một số sắc tộc còn tiến hành các cuộc xung đột vũ trang với quân đội để đòi được nhiều quyền tự trị hơn.
Trong bối cảnh hòa bình với các dân tộc thiểu số là một trong những đòi hỏi chủ yếu của cộng đồng quốc tế, chính quyền Miến Điện đã bắt đầu thương lượng với các nhóm nổi dậy từ cuối năm 2011, và đã ký kết hiệp định hòa bình với một số nhóm.
Nhưng các trận chiến đấu dữ dội vẫn tiếp tục với quân nổi dậy thuộc sắc tộc Kachin ở vùng cực bắc Miến Điện. Tháng 12 năm ngoái, tổng thống Thein Sein đã ra lệnh cho quân đội không được tấn công vào người Kachin nữa. Hôm nay, ông Thein Sein nhìn nhận là bạo lực vẫn tiếp diễn, nhưng nhắc lại rằng quân đội chính phủ đã ngưng tấn công « trừ trường hợp tự vệ chính đáng». Ông nói : « Các trận chiến sẽ không chấm dứt một khi bên này vẫn đổ lỗi cho bên kia », và nhấn mạnh là cần ngưng bắn trước khi bắt đầu « đối thoại chính trị ».
Xin nói thêm, các cuộc thương thảo giữa chính quyền và các đại diện của Tổ chức Kachin Độc lập (KIO) đã diễn ra tại Trung Quốc hồi tháng Giêng, và đôi bên đã đồng ý tiếp tục duy trì đối thoại.
Trong khi đó, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi lên tiếng cám ơn Canada và các nước phương Tây khác đã duy trì các biện pháp trừng phạt Miến Điện, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi dân chủ. Theo hãng tin Canada Press, thì bà Aung San Suu Kyi cho rằng, nhờ có áp lực về mặt kinh tế mà các nhà lãnh đạo mới của Miến Điện đã tiến hành cải cách. Tuy vậy, theo bà thì cần theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra tại Miến Điện, không quá lạc quan và cũng đừng quá bi quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét