2.3.12

Việt Nam tìm cách giải quyết các vấn đề tôn giáo và đất đai



2012-03-01
Trong cuộc họp ngày 28 tháng 2 vừa qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì việc tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành và sơ kết 3 năm thực hiện về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Photo courtesy Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu tại hội nghị

Theo nội dung mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố về một số công tác đối với đạo Tin lành thì năm qua là một bước đột phá của nhà nước, Ban tôn giáo chính phủ đã làm chuyển biến tình hình đạo Tin lành theo hướng tích cự hơn, giảm rất nhiều vụ khiếu kiện về đất đai và các vụ việc phản ứng phức tạp.

Tự do hành đạo?


Tuy nhiên người tín hữu tin lành thuộc giáo hội Menonite không tin vào những điều khẳng định lạc quan của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bản thân họ từ nhiều năm nay không được nhà nước chấp nhận cho hành đạo một cách công khai và bình thường như các giáo hội Tin Lành khác mà bị họ cấm đoán nghiêm ngặt các buổi cầu nguyện tại nhà riêng mà các mục sư giáo phái này thuê để hành lễ. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm hội thánh Menonite còn gọi là Hội thánh Chuồng bò cho biết.

- Nói là phát triển đạo Tin lành nhưng với đìêu kiện đạo Tin lành do nhà nước lãnh đạo, quả lý thì nhà nước mới cho phát triển. Còn đối với đạo Tin Lành như chúng tôi là Tin Lành Menonite, là những người theo đạo chân chính, theo đúng kinh thánh và sự họat động của chúng tôi độc lập, không chịu sự chỉ đạo của Ban tôn giáo chính phủ. Đương nhiên chúng tôi chấp hành mọi quy định của nhà nước nhưng về giáo lý thì chúng tôi chỉ theo giáo lý của Tin Lành và chúng tôi không chịu sự chỉ đạo của Đảng cộng sản, của nhà nuớc.
Nói là phát triển đạo Tin lành nhưng với đìêu kiện đạo Tin lành do nhà nước lãnh đạo, quả lý thì nhà nước mới cho phát triển.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng
Mục sư Thân văn trường và cháu Dương Mạnh Hùng con trai MS Dương Kim Khải đứng trước Hội Thánh Chuồng Bò. RFA
Mục sư Thân văn trường và cháu Dương Mạnh Hùng con trai MS Dương Kim Khải đứng trước Hội Thánh Chuồng Bò. RFA
Hiện nay chúng tôi bị ngăn cấm rất nhiều cụ thể là Hội thánh Tin lành chúng tôi là chi hội Tin lành Menonite quận Bình Thạnh có tên gọi thân thương là Hội thánh Chuồng bò mà hiện nay đang bị đàn áp rất nhìêu.

Khi được hỏi có phải Hội thánh Chuồng bò do thực hiện đạo ngoài quy định nên bị nhà nước cấm cản không cấp giấy chứng nhận, Mục sư Hùng cho biết:

-Tôi cũng lên cơ quan chưc năng thực hiện việc đăng ký thi hành đạo thì tôi gặp ông phó ban an ninh của quận Bình Tân thì ông ấy nói trong thời gian vừa qua Quận không cấp giấy chứng nhận cho các tôn giáo nữa. Vì chính quyền không cấp chứng nhận hành đạo cho chúng tôi nhưng lại liên tục gây khó khăn, cứ nói là chúng tôi không chấp hành không đăng ký.

Chi hội Tin lành Menonite tại Bình Thạnh lần lượt nhiều lần bị sách nhiễu ngay cả công an cũng vào cuộc bằng những cuộc đàn áp xảy ra vài tháng trước đến nỗi Mục sư Phạm Ngọc Thạch đã lên tiếng đòi tự thiêu nếu ông và tín đồ bị dồn vào đường cùng.

Chi hội Tin lành tại Bình Thạnh buộc phải sang Quận Bình Tân tìm chỗ để thuê nhưng rồi các chỗ có thể tập trung đông người hành đạo đều bị công an đến ngăn cản chủ nhà.

Giải quyết chính đáng đất đai tôn giáo?


Trong hội nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu giải quyết tốt các vấn đề nhà đất có liên quan đến cơ sở tôn giáo và thậm chí cấp đất cho tôn giáo nào cần để hành đạo.
Giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình trước UBND thành phố Hà Nội
Giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình trước UBND thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng.
Trước thông tin khá mới lạ và lạc quan này, linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho biết cảm tưởng:
kinh nghiệm cho thấy là giữa nói và làm có một khoảng cách. Để chờ xem họ có làm đúng những gì như họ nói hay không. Tình đến giờ cũng chưa nói gì đựơc nhưng đó cũng là tín hiệu để có thể hy vọng.
linh mục Đinh Hữu Thoại

-Tôi cũng có nghe đựơc thông tin đó nhưng kinh nghiệm cho thấy là giữa nói và làm có một khoảng cách. Để chờ xem họ có làm đúng những gì như họ nói hay không. Tình đến giờ cũng chưa nói gì đựơc nhưng đó cũng là tín hiệu để có thể hy vọng. Chắc có lẽ qua vụ ông Đoàn Văn Vươn thì họ cũng rút kinh nghiệm và phải giải quýêt cách khác chứ không như từ xưa tới nay.
Vấn đề đất đai của Giáo hội Công giáo có lẽ là khó khăn và đôi khi đi đến quyết liệt nhất. Cách nay ít lâu đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh thuộc giáo phận Komtum đã đề nghị lập một Ban phụ trách tài sản của Giáo hội đi thu thập toàn bộ dữ liệu các cơ sở của Giáo hội hiện do Nhà Nước đang quản lý từ 1954 sau đó viết đề nghị cụ thể.

Theo đề nghị của giám mục Komtum thì Ban Tài Sản sẽ thành lập một danh sách phân thành 3 loại. Loại quan trọng nhất cần phải xử lý ngay là các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Loại thứ 2 gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và thời gian trả lại cho giáo hội có thể không cần thiết phải ngay lập tức.

Tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn…thuộc vào loại 3, Giáo hội sẽ tự nguyện để lại dùng phục vụ xã hội. Theo Giám mục Hoàng Đức Oanh thì việc làm này Giáo hội đã mở lối thênh thang cho chính quyền bước tới và sẽ tránh cho xã hội không còn phải bận tâm đối phó như hiện nay.

Ý kiến của linh mục Đinh Hữu Thoại về đề nghị này của Giám mục Komtum như sau:

Một buổi thắp nến cầu nguyện của giáo dân xứ Thái Hà.  (ảnh minh họa)AFP
Một buổi thắp nến cầu nguyện của giáo dân xứ Thái Hà. (ảnh minh họa) AFP
-Cái lộ trình mà Đức cha KomTum đề nghị tôi thấy nó khả thi. Nếu biết được đề nghị đó và họ có thiện chí thì trước mắt bước đầu tiên họ nên trả lại các cơ sở như nhà thờ, chủng viện….đây là những cơ sở trực tiếp gắn liền với tôn giáo thì ưu tiên trả trước còn những cái khác thì có thể kéo dài hơn.
Điểm đáng chú ý khác là Phó thủ tướng khẳng định trong hội nghị rằng:

"Chính phủ quan tâm đến quyền lợi chính đáng, đến nhu cầu cấp thiết của giáo dân hay các tôn giáo". Tuy nhiên một thực tế khác đang xảy ra hồi gần đây khiến dư luận tỏ ra không tin tưởng lắm về sự khẳng định này đó là Phật Giáo Hoà Hảo đã và đang tiếp tục bị dồn vào đường cùng. Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 21 tháng 2 nhiều cư sĩ Phật Giáo Hoà Hảo đã bị chặn đường hành hung tại Châu Đốc, An Giang đến nỗi có người sẵn sàng tự thiêu trứơc hành động đàn áp vô lý của công an. Ông Bùi Văn Trung cho đài ACTD biết chi tiết như sau:

- Khi niệm Phật xong ra về được khoảng 1 cây số rưỡi, thì công an giao thông thị xã Châu Đốc kết hợp với công an xã trên dưới 30 người, sử dụng nào là xe bít bùng, xe tải để chở xe, roi điện…chận đoàn tu, cư sĩ của chúng tôi lại, chận người đầu tiên là đồng đạo Năm Tâm. Rồi họ xét xe. Xe chúng tôi đều có giấy tờ hợp lệ, nhưng họ xét xong không đưa lại giấy xe. Họ vừa giữ người, giữ xe. 
Loại 1 cần phải xử lý ngay là các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Loại 2 gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng  không cần thiết phải ngay lập tức. Tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn…thuộc vào loại 3, Giáo hội sẽ tự nguyện để lại dùng phục vụ xã hội.
đề nghị của Giám Mục Komtum

Thế nên anh em chúng tôi cùng đường rồi, mới giải thích cho mấy anh em công an nghe, rằng ở bên đời, dân chơi bời quậy phá thì công an không bắt, còn chúng tôi là người tu hành, sống vì đạo, mà không cho sống vì đạo thì chúng tôi chỉ có chết vì đạo là đường cùng. Thế nên đồng đạo Năm Tâm mới đổ xăng vô mình. Cuối cùng công an mới dạt ra, nhưng tiếp tục giằn co trên dưới 30 phút, làm cho đồng đạo Năm Tâm mình bị phỏng hết. Chỉ đổ xăng, chưa đốt, mà nó nóng, làm phỏng hết trơn. Tới bữa nay vẫn còn nặng.
Nguyên nhân sâu xa của vụ đàn áp Phật Giáo Hoà Hảo thuần tuý có liên quan đến lịch sử về cái chết của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Ngày 25 tháng 2 âm lịch hằng năm nhằm ngày 16 tháng Tư là ngày tưởng niệm ngài tử nạn và tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo tin rằng cái chết của ngài do Việt Minh gây ra. Lý do này khiến chính quyền tỉnh An Giang luôn theo dõi và cấm người hành đạo vào ngày nhạy cảm này. Ông Nguyễn Thanh Phong, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý cho biết:

-Mỗi năm có ba cái lễ, đặc biệt họ cho hành lễ hai ngày là ngày 18 tháng 5, ngày 25 tháng 11 riêng ngày 25 tháng Hai là ngày Đức Thầy tuẫn nạn thì dứt khoát họ không cho. Họ cấm bất cứ đồng đạo nào cũng không được làm lễ ngày 25 tháng Hai. 
Tín đồ Phật Giáo/H.Hảo luôn cho rằng BTG/CP nếu quan tâm thật sự tới tự do tôn giáo của họ thì nên hoà giải bằng việc giải thích cặn kẽ về cái chết của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, nếu cần phải đưa ra lời xin lỗi về những sai lầm của lịch sử hơn là phủ nhận toàn bộ lịch sử bằng những biện pháp đàn áp
Năm rồi khi tôi còn ở trong tù tôi có nghe ở Cần Thơ người ta cũng có lên nhưng không tới nơi. Công an nó bắt người tỉnh nào phải về hết tỉnh nấy, nó lấy xe bít bùng chở về tới nhà nó không bắt nhốt nhưng đưa xe, trói người bịt miệng chở về tới nhà nó cho vô nhà và cấm không được ra ngoài, đó là ngày 25 tháng 2.

Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo luôn cho rằng Ban Tôn giáo chính phủ nếu quan tâm thật sự tới tự do tôn giáo của họ thì nên hoà giải bằng việc giải thích cặn kẽ về cái chết của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, nếu cần phải đưa ra lời xin lỗi về những sai lầm của lịch sử hơn là phủ nhận toàn bộ lịch sử bằng những biện pháp đàn áp và bao vây những tín đồ yếu đuối này.

Và hơn hết, các tôn giáo tin rằng nếu chính phủ có những báo cáo chính xác hơn về hiện tình tôn giáo Việt Nam thì mặc dù bức tranh sẽ khác đi nhưng nó sẽ giúp trung ương nắm rõ hơn chi tiết những góc tối có thể bị địa phương che khuất vì quyền lợi riêng của cá nhân như vụ Tiên Lãng vừa qua.

Theo dòng thời sự:

Ý kiến của Bạn

Không có nhận xét nào: