Tháng Tư 10, 2012 1 phản hồi
Tuần qua, trên blog FB của Cô Gái Đồ Long cho biết:“Huyện Xuân Lộc bây giờ đã là thị xã Long Khánh nên đườngNguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây, mấy bác lnhã đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn văn Bé thành Hồ Thị Hương”.
Thì ra “anh hùng diệt Mỹ” Nguyễn Văn Bénày là anh hùng dỏm – cũng giống như ngọn đuốc sống Lê Văn Tám mà tên Trần Huy Liệu đã phịa ra và nhà viết sử Phan Huy Lêđã lên tiếng nhiều năm trước đây.
Chuyện mà nhiều người quan tâm là bao giờ thành phố Hồ Chí Minh sẽ được trả lại cái tên cũ Sàigòn đã từng một thời nổi tiếng “Hòn ngọc Viễn Đông”?
Gì thì gì, chắc chắn cái tên thành phố Hồ Chí Minh dài thoàng sẽ phải bị vứt bỏ khi chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cáo chung!
Cũng giống như một số thành phố lớn mang tên những lãnh đạo đảng Cộng Sản Liên Xô đã bị thay tên khi chủ nghĩa Cộng Sản bị sụp đổ ngay tại cái nôi sản sinh ra cái chủ nghĩa sát nhân tàn bạo này vào cuối thập niên 1990.
*
Năm 1991, 55% dân chúng thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng lớn thứ nhì của Liên Sô cũ đã bỏ phiếu đồng ý thay đổi tên của thành phố từ tên Leningrad thành tên St. Petersburg.
Năm 1703, Peter Đại Đế cứu nước Nga đã quyết định cho xây dựng một thành phố ở hạ lưu sông Neva. Kể từ đó thành phố này mang tên Petrograd trước khi bị đổi thành Leningrad năm 1924. Tiếp theo đó, một loạt thành phố, nhà máy công trường, chiến hạm … trong toàn cõi nước Nga và Liên Sô cũ cũng đã thay tên đổi họ.
Việc thay đổi tên Leningrad thành St. Petersburg không phải là không gặp nhiều chống đối. Những cựu quân nhân của cuộc Đệ nhị Thế chiến (mà trước đây vẫn gọi là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại) đã cho rằng cái tên Leningrad đã gắn liền với cuộc vây hãm 900 ngày của lực lượng Đức Quốc xã. Đổi tên lại là có sự phản bội đối với chiến thắng Leningrad, phản bội lại sự hy sinh to lớn của dân và quân thành phố này trong cuộc chiến tranh chống Đức.
Một số người khác cho rằng trước đây, khiKhruschev tung ra chiến dịch hạ bệ thần tượng Stalin, ông này đã xóa tên Stalingrad đổi thành Volgagrad mà chuyện này không ảnh hưởng gì đến chiến thắng lẫy lừng của Hồng quân Liên Sô ở đây. Họ lập luận thêm rằng St, Petersburg đã từng có thời kỳ là một trong những thành phố đẹp nhất Âu Châu với các bảo tàng viện và các cây cầu đá tuyệt đẹp mà phải mang tên Lenin là một sự nhục nhã to tát.
Sau Lenin và Stalin, các ông trùm Cộng sản Liên Sô cũng được lấy tên đặt cho nhiều nơi. Dzherzinski là một ông tổ của ngành mật vụ cộng sản, người đã lập ra cơ quan mật vụ Cheka, tiền thân của KGBsau này, đã được dựng tượng ở những nơi trang trọng bậc nhất, và một công trường lớn ở trung tâm thủ độ Moscow đã được đặt tên là quảng trường Dzherzinski. Nhưng bây giờ quảng trường này đã trở về với tên cũ là quảng trường Lubyanka..
Một ông trùm khác của ngành mật vụ làSverdlov là người đã chủ mưu sát hại toàn thể gia đình Nga Hoàng Nicolas đệ nhị theo lệnh của Lenin. Tên của ông trùm này đã được đặt cho nhiều nơi, thí dụ như một quảng trường có nhà hát Bolshoi nổi tiếng ở Moscow. Thành phố Sverdlov, quê hương của Tổng thống Boris Yeltsin cũng đã trở về với tên cũ là Ekaterinburg. Đó cũng là tên của Nữ Hoàng Katherin Đệ Nhị, người đã có công phát triễn vùng Siberia.
Các ông trùm khác như Kirov, Kalinincũng chịu chung số phận. Những nơi mang tên các ngài cũng đã trở lại tên cũ.
Thành phố Nizhny Novgorod, một thành phố từ trên năm thế kỷ, từng là một trung tâm thương mại lớn nhất Trung Âu, quê hương củaMaxim Gorky. Nhà văn này đã được Cộng sản Liên Sô ca tụng là một văn hào và Stalin đã lấy tên Gorky đặt tên cho thành phố này. Gorky từng là thành phố mà nhà tranh đấu nổi tiếng Liên Sô Sakharov đã từng bị lưu đày. Giờ này thì Quốc Hội Nga đã quyết định lấy lại tên cũ cho thành phố.
Samaran là một thành phố cổ xưa hiện diện từ khi các con cháu Thành Cát Tư Hãn từ phương Đông kéo đoàn quân Tarta sang xâm lăng nước Nga. Stalin đã lấy tên của ông trùmKuybychev để đặt cho thành phố này. Samaran bây giờ vẫn là Samaran. Cái tên Kuybychev chỉ còn là một kỷ niệm không ai muốn nhắc tới.
Dọc theo bai bờ con sông Volga, hàng loạt thành phố đã trở về với các tên cũ. Thành phố Brezhnev đã trở lại với Naberezhnye Chelny. Khi ông trùm Brezhnev chết, tênAndropov được lấy tên đặt cho một thành phố ở thượng lưu sông Volga, đến nay đã thay bằng tên Rybinsky.
Thành phố Izhevsk sau một thời gian mang tên Ustinov, một Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời Brezhnev nay cũng được mang lại tên cũ. Còn ở về phía Nam sông Volga, thành phố Zhdanov, tên của một ông trùm khác dưới thời Stalin cũng đã lấy lại tên cũ là Mariupol.
Khi nước Ý xây dựng một nhà máy khổng lồ để chế tạo xe hơi với tiền đầu tư của hãng FIAT ở thành phố Stavropol thì thành phố này được mang tên một lãnh tụ đảng Cộng sản Ý. Tên chính thức thành phố này hiện giờ là Stavropol-Volga.
Trước đây ở Việt Nam, báo chí Nhà nước ta thỉnh thoảng có nhắc đến tên đồng chí Cu-dơ-nhét-sốp. Khi đồng chí Nguyên soái qua đời, có một chiếc tàu sân bay được vinh dự mang tên Kuzenetsov. Sau này chiếc hàng không mẫu hạm đó còn có cái vinh dự lớn hơn nữa là xóa tên cái ông Nguyên soái đi và đổi thành Tbilissi, thủ đô nước CộngHoà Georgia.
*
Lúc trò Móc còn đi học trường làng là thời của đại đồng chí Stalin còn làm mưa làm gió ở Liên Sô. Tên của đại đồng chí được các ông Trung Quốc đọc là Xít-tả-lìn. Đó là một cái tên đẹp, con người thép. Trong lớp của trò Móc có nhiều trò không có được những cái tên đẹp. Đầu năm học, thầy cầm danh sách lớp học đọc lên từng trò. Đọc tới trò nào thì trò đó đứng dậy khoanh tay:
-Thưa thầy, con.
để thầy biết mặt. Có những cái tên nghe không được đẹp, có khi nôm na, có khi vô nghĩa, có tên lại quá xấu. Khi gặp một cái tên quá xấu, hoặc đôi khi thô tục, thấy cười, nhịp cây thước bảng đánh chát xuống bàn:
-Trời đất, bộ hết tên để đặt rồi sao! Về nói ba má trò nấu chè đặt tên lại, nghe chưa!
Bây giờ lớn lên nghĩ lại, thầy nói vậy cũng hơi kém về khoa Sư phạm. Nhưng lạ một điều là không thấy ba má trò nào phải nấu chè đổi tên con, cũng không thấy trò nào oán thầy. Đứa nào cũng sợ thầy một phép. Có những trò, tên cha mẹ đặt tuy xấu, nhưng sau này lớn lên con người không xấu chút nào. Trái lại có những ông làm tới cấp Tướng, làm tới Phó Tổng thống, làm tới bác sĩ, luật sư, có những cái tên rất đẹp, rất có ý nghĩa, rất cao kỳ… như: Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Hữu Liêm, Bùi Duy Tâm… nhưng lại làm chuyện lùn tì, vô liêm sĩ không mấy ai khen, chỉ trừ những kẻ đầu óc đậu hũ, đã mất khả năng suy xét.
*
Ai dám nói Hồ Chí Minh là một cái tên xấu? Hồ Chí Minh là một cái tên rất có ý nghĩa. Đã chẳng phải có thi nô của VC đã làm thơ ca tụng:
Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên “Bác” Hồ!
Nhưng mỗi khi nói đến mấy chữ thành phố Hồ Chí Minh thì ai nấy đều khịt mủi. Làm như họ vừa nghe phải một cái mùi gì đó từ đâu dưới ống cống đưa lên. Nói Sàigòn thì người nghe ai cũng vi vẻ. Tại sao vậy? Cái tên nghe thì có ý nghĩa mà con người mang cái tên đó thì… ôi thôi!
Nấu chè đổi tên thì dễ, tốn kém cũng không là bao. Còn đổi một loạt tên các ông Trùm bên Liên Sô có vẻ tốn kém khá nhiều tiền. Kỳ vương Garry Kasparov, một vô địch môn cờ quốc tế đã tặng 2 triệu đô-la cho chiến dịch xóa tên Lenin trên toàn Liên Sô. Còn bao nhiêu tên khác nữa. Phải sơn lại các bảng hiệu, in lại các bản đồ, sách vở, in mới các giấy thông hành, các văn kiện hành chánh, khắc các con dấu mới… Tóm lại là hàng ngàn công việc cần làm, cần bỏ tiền, bỏ công sức ra để xóa cho được các tên hắc ám này. Nhưng Liên Sô nhất định làm, mặc dù sẽ tốn kém hàng trăm triệu đô-la.
Để xoá sạch cái tên Hồ Chí Minh ra khỏi thành phố Sàigòn cũng vậy. Tốn tiền, tốn công, không hề đơn giản nhưng nhất định phải làm và chuyện đó chắc chắn sẽ phải xảy ra. Bao nhiêu cái tên đường, tên công viên, tên công trình xây dựng nữa. Những cái tên kỳ quặc, xa lạ rồi sẽ phải bị đào thải.
Sàigòn! Cái tên đó đã tồn tại trên 300 năm nay. Cái thành phố đó đã tồn tại trên 300 năm nay. Cái tên Hồ Chí Minh cũng như cái áo dơ mà Sàigòn lỡ bị người ta bắt buộc phải mặc. Cái áo dơ đó sẽ được cởi ra để làm giẻ lau nhà nay mai.
*
Những bức tượng đồng vĩ đại của các ông trùm vĩ đại bên nước Liên Sô vĩ đại đã đưọc hạ xuống. Người ta sẽ dùng số đồng đó đúc lại ghế ngồi trong các công viên. Cũng ích lợi quá đi chứ. Các tượng đồng của “Bác”cũng nên làm như thế để các bộ mông của quần chúng nhân dân có dịp gần gũi với “Người”.
Nhà thơ thuộc vào hàng khá vĩ đại ở nước ta là đồng chí Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) đã từng làm ra những câu thơ cũng thuộc vào hàng khá ghê gớm. Khi nói về “Bác” kính yêu, đồng chí viết:
Mong manh áo vải hồn muôn trượngHồn tượng đồng phơi những lối mòn…
Có lẽ đồng chí có được cặp mắt của một nhà tiên tri: những tượng đồng của “Bác” đang phơi ở những lối mòn có ngày cũng sẽ bị dẹp.
Đọc qua bài thơ của đồng chí gửi cho một người đẹp xã hội chủ nghĩa nào đấy có dịp đi Liên Sô vĩ đại để tham quan Công trường Đỏ, chúng ta bắt được một ý tứ khá sáng tạo:
Hôm dùm anh nền đá lát công trường,Nơi yêu dấu Lenin từng dạo bước.
Nền đá quảng trường Đỏ trở thành yêu dấu đối với đồng chí Nguyễn Kim Thành vì có Lenin vĩ đại từng dạo bước trên đó. Vậy thì liệu có nên đập nhỏ các bức tượng bê-tông của Bác ra, trộn xi-măng đem tráng bến Bạch Đằng để mỗi khi chiều chiều ra đây hóng mát, người dân Sàigòn sẽ luôn luôn nhớ tới Bác?
Và ông Việt kiều Lão Móc, lúc ấy sẽ được ngồi trên cái băng ghế đúc bằng đồng lấy từ tượng “Bác”, đem hết tấc lòng hoài cổ ra mà ư ử hát:“Từ thành phố này mình đã ra đi. Bao năm ước mơ nay mới trở về…”
LÃO MÓC
Hồn cao muôn trượng dật dờ núi sông
Túi cơm giá áo một phường
Theo Hồ lão tặc bất lương hãi hùng
Đầu rơi máu chảy não nùng Việt Nam
Đầu trâu mặt ngưạ nhẫn tâm
Nghe theo lệnh đảng tối tăm mịt mù
Thanh gươm lá chắn biển trào máu tanh
Sài Gòn tên quỷ râu xanh
Nghìn thu ô uế xú danh họ Hồ
Lưu manh đàng điếm dư đồ ngả nghiêng
Gâu gâu tranh một củ riềng
Húng lìu nhưạ mận chập cheng ma tà
Buồn chi có bạn là Hồ Chí Minh
Hàng Nga hốt hoảng giật mình
Sợ con ngạ quỷ râu xanh làm càn…
Bay lên cung Quảng lường gàn tiên Nga
Yêu thương giai cấp mặn mà
Hoà bình chung sống bạc đầu dài lông