Tháng Tư 10, 2012 1 phản hồi
(Vài vấn đề cương yếu đặt ra với những người giữ vai trò lãnh đạo Việt Nam trong tương lai mong rằng sẽ được giới trẻ quan tâm.)
Cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ mở ra một kỷ nguyên mới, công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ, nhân loại đang sống trong một môi trường hoàn toàn khác. Không giống như thời cả nước Tầu chỉ có một cái loa.
Đó là đài phát thanh Bắc Kinh, tất cả dân Trung Hoa nghe loa ấy. Vấn đề là không thể lùi lại, nền văn minh nhân loại vào đầu thế kỷ 21 đã đạt tới đỉnh cao chói lọi. Khoa học, kỹ thuật đã bước những bước nhảy vọt thần kỳ như những phép lạ. Những máy thu hình, truyền hình, truyền tin, computer, files, memory, nó giữ lại được tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, cho nên ta có thể ghi âm, thu hình lưu lại trong bộ nhớ computer, USB nhỏ xíu vật chất … cũng như phát hình, thu hình và nói chuyện điện thoại từ con tầu dưới lòng Đại Dương hay trên mặt trăng. Bạn khó tưởng tượng trên trời cao trong không gian chằng chịt những làn sóng điện từ và hoạt động của nhân loại trên khắp hành tinh diễn ra bằng nhiều phương tiện bỏ túi.Ta có cảm tưởng trái đất ngày nay giống như một ngôi làng. Người trong xóm, ngoài làng có thể liên lạc với nhau, họ có thể sử dụng Twitter, Facebook, họ có thể chuyển tải những đoạn video lên Youtube như một bé gái Trung Hoa ở Quảng Đông bị xe kẹp kêu cứu 7 phút người đi đường thờ ơ, rồi hình ảnh dân làng Ô Khảm đã thu hút sự chú ý không chỉ đối với dân Tầu mà cho cả thế giới xem.
Cái mà trước đây không thể, thì bây giờ cái gì cũng có thể xẩy ra.
Những vấn đề không thể như cách mạng dân chủ ở các xứ Hồi Giáo, điều không thể tưởng nổi cách đây vài ba chục năm.
Cách mạng Hoa Lài phát xuất từ Tunisia và Ai Cập thành công chính là nhờ vai trò của các mạng xã hội như Twitter, Facebook đã nối kết mọi người lại với nhau. Các nguồn thông tin, dự liệu được cung cấp trên các trang Blog, Facebook, Twitter và video trên Youtube đã hỗ trợ rất lớn trong cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập. Ảnh hưởng của cách mạng Hoa Lài không chỉ làm chấn động Bắc Phi và Trung Đông, còn làm rung chuyển cả Á Châu nhất là Trung Hoa đại lục.
Bắc Kinh đang tăng cường các hoạt động kiểm soát internet.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton đã không ngần ngại nói: “Trung Quốc sẽ sụp đổ. Họ đang lo lắng và họ đang định ngăn cản lịch sử, đó là việc làm vô ích, họ không thể làm được điều đó. Nhưng họ đang cố duy trì kìm hãm càng lâu chừng nào có thể” (…) “Họ làm trò cười. Họ không thể làm được điều đó. Nhưng họ đang cản trở lịch sử càng lâu càng tốt.”
Trong hiện thời, nhóm lãnh đạo Bắc Kinh cũng có người nhận biết xu thế của thời đại, TT Trung Cộng Ôn Gia Bảo tuyên bố “không thể cưỡng lại tự do ”.
Ngày 9-10-2010, trong một buổi phỏng vấn CNN, TT Trung Cộng Ôn Gia Bảo tiếp tục nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải tổ chính trị ông nói: “Mong mỏi của mọi người, sự cần thiết cho mọi người dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được”. (Buổi phỏng vấn ông Ôn Gia Bảo với CNN là buổi phỏng vấn đầu tiên của ông với nhà báo nước ngoài trong 2 năm nay được thu băng).
Trước ông Ôn Gia Bảo, đã có Thủ Tướng Triệu Tử Dương (1980-1984 Thủ Tướng nước CHNDTH), Hồ Diệu Bang chủ trương kinh tế thị trường và phóng khoáng về chính trị. Ông Hồ Diệu Bang là lãnh tụ đoàn Thanh Niên Cộng Sản từ 1952 đến 1967 và sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố được thế lực đã chọn Hồ Diệu Bang làm TBTĐCSTC. Ở chức vụ này với sự ủng hộ ngầm của Đặng Tiểu Bình, Ông Hồ Diệu Bang đã thực hiện nhiều cải tổ quan trọng như nới lỏng tự do ngôn luận và nhờ đó ông rất được lòng giới trẻ nhất là sinh viên.
Hồ Diệu Bang qua đời 15-4-1989, cái chết của ông là chất men xúc tác tạo nên biến cố Thiên An Môn. Dù không làm chế độ cộng sản tại Trung Cộng sụp đổ, nhưng đã biến dạng bộ mặt nước Tầu.
Các ông đều muốn làm một bậc “chính nhân quân tử Tầu” như truyền thống của Trung Hoa cổ, nhưng giới lãnh đạo cứng rắn bảo thủ giáo điều các ông đều “chết yểu”. Tuy nhiên, tình thế mỗi lúc một khác, cái thời cố tình dấu nhẹm hay bóp méo sự thật đã qua rồi. Bây giờ người ta gọi nhau ở trên trời, hội họp, thảo luận thông tin, tường thuật những biến cố xẩy ra ở khắp nơi trên lục địa Trung Hoa, cũng như các nước trên thế giới. Tất cả đều ở trên trời, đảng cộng sản ở dưới đất làm gì được nhau, nên có thể nói mà không ngại ai cho là vũ đoán.
Đã có công nghệ thông tin mới, tất sớm muộn phải có mô hình Trung Hoa mới. Sự bùng nổ của cách mạng Hoa Lài đã diễn ra vũ bão tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Vào thời điểm 2012, ngay sân sau của Trung Cộng, nước Miến Điện khai mào cho một cuộc cách mạng Hoa Lài tại Á Châu. Trong khi giới lãnh đạo Bắc Kinh vẫn sống quẩn quanh khu vực Trung Nam Hải, triều đình xa cách đời sống thường dân. Mỗi năm xáo trộn càng tăng, trong lúc nội bộ lãnh đạo đảng mâu thuẫn đối nghịch làm rạn nứt càng lớn. Nhưng vận mệnh chính trị của nước Tầu giờ đây không chỉ là canh bạc giữa các phe nhóm trong giới lãnh đạo Bắc Kinh, mà người dân Trung Hoa bắt đầu đóng vai trò chính trong cuộc chơi và cũng chính họ cuối cùng sẽ là những người chiến thắng trong ván bài này.
Cuộc đấu giữa quỷ với quỷ
Phàm các việc kiết hung, họa phúc tới việc quốc sự…các thày tướng số, chiêm tinh gia từ Tây sang Đông đều có thể đoán được và những tâm hồn trầm tĩnh sáng suốt cũng có thể biết trước được những biến cố sẽ xẩy ra.
Thần tướng học, xét đoán con người qua thần thoát ra từ phong cách, tư thế, cử chỉ, động tác, khí phách, giọng điệu… bộc lộ vui buồn, giận giữ, sợ hãi rõ nhất là ở ánh mắt.
Thần thoát, ánh mắt, sắc mặt phó chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình báo hiệu rõ ràng giông bão sắp xẩy ra và đổ vỡ không thể tránh khỏi…
Tập Cận Bình “Đảng Cộng Sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát.”
Ngày 16/ 3/ 2012 lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong không khí đầy căng thẳng lo âu của các đại biểu, đại diện cho nhiều nhóm quyền lực.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».
Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».
Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân. (…)
Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?
( nguồn Reuters/ Jason Lee- Tú Anh )
Vàng, ngọc bị bụi phủ lau sáng được. Còn cục chì sao có thể lau sáng và trở thành vàng ngọc?
Trên thực tế lịch sử chưa hề có thứ Đảng cộng sản nào trong sáng cả. Nó chỉ là một tổ chức ăn cướp đại quy mô đứng đầu bởi những tên thảo khấu đầu trâu, mặt ngựa được hóa trang hay “là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm” như ông Tập Cận Bình phát biểu.
Làm cách nào có thể “trong sạch hóa” được cái Đảng mà ông sắp cầm đầu gồm những thành phần bất hảo như thế?
Cái thứ Đảng cộng sản, chỉ có cách duy nhất là bắt nhốt tất cả bọn chúng lại, đào hố thật sâu, “khử trùng” chôn chặt.
…
Ông Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn tác giả bài “ Trung Quốc đi về đâu”
Dịch giả: Trương đăng Ðệ (Trích trong China Wakes của Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn) Có đoạn viết:
“Những nước phát xít như Tây Ban Nha có thể tiến hóa thành dân chủ, trong khi chế độ CS hoàn toàn sụp đổ. Hơn nữa, sự tiến hóa ở Tây Ban Nha và ở Ðài Loan không phải là một sự tình cờ.
Một trong những bài học của chủ nghĩa Thịtrường – Lênin là chủ nghĩa ấy là một sự phối hợp có tính chất năng động và bất ổn. Khi thị trường lớn mạnh, nó có khuynh hướng gặm nhấm dần Lênin tính đi (chúng tôi nhấn mạnh). Quá trình đó đang bắt đầu ở TQ. Nó đơn giản chỉ là một câu hỏi công khai rằng đảng CS có để yên cho quá trình đó diễn tiến không, nếu đó có nghĩa là đảng sẽ tự chôn vùi nó.
Trong chiến tranh lạnh, một trong những tranh luận được kéo dài nhất trong các sinh viên Liên xô nằm giữa phe thấy trước sự sụp đổ của nhà nước và phe tiên đoán được sự đồng hành với thế giới không CS. Cuối cùng, phe có quan điểm đen tối nhất đã thắng. Bây giờ cuộc tranh luận đó đang sôi nổi ở TQ. Một trong những điều được nói tới nhiều nhất về sách vở trong những năm gần đây là sự tiên đoán về sự sụp đổ của thế giới CS, do Zbigniew Brzezinski viết trong những năm 1980, được in bằng tiếng Tàu và xuất bản lậu cho các viên chức cao cấp.”
Quan sát ở mọi góc độ:
Một cuộc thăm dò vô tiền khoáng hậu ở Tầu.
63% dân Trung Quốc muốn thể chế dân chủ kiểu Tây phương
Bài phân tích của thông tín viên nhật báo cánh tả Libération tại Bắc Kinh, mang tựa đề « Trung Quốc : Dân chủ được đặt lên hàng đầu ». Theo cuộc thăm dò của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, thì có đến 63% người dân Trung Quốc bày tỏ mong muốn áp dụng một « thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây ».
Libération nhận định, khát vọng dân chủ của người dân Trung Quốc ngày càng lệch pha với chính quyền cộng sản, theo như kết quả một cuộc thăm dò dư luận chưa từng có từ trước đến nay, được công bố hôm qua trên bản tiếng Anh của tờ Hoàn cầu Thời báo, tức Global Times, một nhánh của Nhân dân Nhật báo. Có đến hơn 63% người được hỏi muốn có một « thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây », theo cuộc điều tra được thực hiện với 1.010 đại diện cho nhiều tầng lớp trên toàn quốc. Đại đa số nghi ngờ rằng một hệ thống bầu cử tự do và tách biệt tam quyền như thế có thể trở thành hiện thực trong điều kiện hiện nay, nhưng 15,7% cho rằng mục tiêu này có thể áp dụng được ngay từ bây giờ.
Kết quả độc đáo của cuộc thăm dò, cũng như việc nó được công bố, theo Libération, là rất đáng ngạc nhiên, vì số 15,7% trên đây mong muốn chế độ độc tài, độc đảng hiện nay cần phải nhanh chóng biến mất, hoặc biến ngay lập tức. Hơn 49% người được hỏi cho biết đang chờ đợi một « cuộc cách mạng » mới, 15% trong số này nghĩ rằng Trung Quốc « chắc chắn đang ở bên bờ một cuộc cách mạng mới », và 34% cho rằng điều này là « có thể ».
Libération cho biết, cuộc thăm dò mang tính« nổi loạn » này chỉ được công bố bằng tiếng Anh. Bản tiếng Hoa của Global Times không có, và không có tờ báo chính thức nào đề cập đến. Sự táo bạo của các nhà báo Global Times – có thể bị Ban Tuyên huấn trừng phạt – dường như biểu hiện cuộc tranh cãi nội bộ giữa hai phe ủng hộ và chống đối một công cuộc cải cách chính trị thực sự.
Hôm thứ Bảy, ông Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội hiện đang họp phiên thường niên, đã khẳng định là không có việc Trung Quốc dân chủ hóa theo kiểu phương Tây. Ông cam đoan là hệ thống «chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Hoa» sẽ còn tồn tại rất lâu, và kêu gọi các đại biểu Quốc hội «bài trừ các tư tưởng và chủ thuyết sai lạc». Ngô Bang Quốc nhấn mạnh là đảng Cộng sản duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với chính phủ, với bộ máy lập pháp và tư pháp. Năm ngoái, nhân vật số hai vô cùng bảo thủ của đảng đã buộc các đại biểu phải long trọng tuyên bố «bác bỏ quan niệm đa đảng». Ông ta nói: «Nếu chúng ta yếu đi, thì đất nước sẽ chìm vào vực thẳm của sự hỗn loạn ».
Trấn áp để tiếp tục chính sách độc đảng là con đường cùng, dẫn đến sụp đổ là tất yếu.
“Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo nguy cơ một cuộc « Cách mạng văn hóa »
Trong một cuộc họp báo sau khi bế mạc kỳ họp toàn thể Quốc hội ngay tại Đại lễ
Lần đầu tiên, thủ tướng Trung Quốc đã nói rõ : « Một thảm họa lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể tái diễn » tại Trung Quốc, nếu các cải cách chính trị và kinh tế không được tiến hành. Sau khi nhắc đến tình trạng bất bình đẳng xã hội và vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc, thủ tưởng Ôn Gia Bảo đặt trọng tâm vào vấn đề cải cách chính trị, ông nói : « Nếu cải cách chính trị không có kết quả thì cải cách kinh tế cũng sẽ không thể tiến hành tốt được » và « các vấn đề nảy sinh trong xã hội sẽ không không được giải quyết một cách căn bản ». ..
( REUTERS/ JASON LEE- ANH VŨ DỊCH)
Báo động đại loạn liên tục.
Ngày 27 tháng 3 TT họ Ôn lại kêu thất thanh“ tham nhũng có thể làm sụp đổ chế độ”.
Bản tin mạng của chính phủ Trung Quốc cho biết hôm qua, 26/ 3/ 2012, trong một phiên họp gồm nhiều nhân vật quan trọng trong chế độ. TT Ôn Gia Bảo cảnh báo “ tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn đề này không giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ Đảng cộng sản Trung Quốc”
RFI ( Tú Anh )
Trung Hoa sẽ thay đổi như thế nào? Sụp đổ như thế nào? Trung Hoa sẽ đi về đâu? Đó là những câu hỏi lớn.
Sự sụp đổ mang tính chất lịch sử của các triều đại nước Tầu hay sự sụp đổ giống như Liên Xô cùng các chế độ cộng sản ở Đông Âu hoặc là các nước Tunisia, Ai Cập, Libya, hay đại loạn như chính TT Ôn Gia Bảo cảnh cáo.
Bằng kiểu nào thì Trung Cộng cũng phải sụp đổ, khi sự chuyên chế toàn trị đã đến thời kỳ hoang dã.
Người khổng lồ không có hồn.
Tâm hồn Trung Hoa sau gần bẩy thập niên bị cộng sản thống trị đã hầu như bị bại liệt, vô cảm.
Kiệt, Trụ giết người không gớm tay, Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò, những bạo chúa khét tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Hoa chưa hẳn là tội ác lớn nhất mà làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội mới là tội ác đáng sợ nhất. Mới đây, cả thế giới bàng hoàng xúc động khi chứng kiến hình ảnh bé Vương Duyệt, hai tuổi, đang thơ thẩn chơi trong khu chợ ở Quảng Đông bị một chiếc xe tải cán qua người bỏ đi, chiếc thứ hai thản nhiên cán tiếp và rồi người thứ nhất, người thứ hai, người thứ ba… cho đến người thứ 18 vẫn lạnh lùng, thản nhiên bước qua không một ai dừng lại giúp em, mặc cho em kêu khóc…Văn hào Maxim Gorki đã viết:
“Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình người”
Trong danh ngôn cũng có một câu thật sâu sắc:
“Không có đạo đức công dân, xã hội sẽ bị diệt vong, không có đạo đức cá nhân, sự sinh tồn của con người cũng mất đi giá trị. Vì vậy, đối với thế giới tốt đẹp thì đạo đức công dân và đạo đức cá nhân đều cần thiết như nhau”. ( khuyết danh)
MỞ CỬA
Từ năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình mở cửa, bức màn sắt được vén lên. Trở về trước tàn sát thời Mao, bức màn sắt đóng kín. Cách mạng văn hóa Hồng Vệ Binh của Mao thả sức tàn sát, giết chóc, bắt bớ tra tấn hàng trăm triệu người, thế giới không ai biết. Ngày nay, khó có thể làm thế được vì đã mở cửa làm ăn buôn bán. Nhưng huyết thống, truyền thống Trung Hoa là đầu óc phong kiến còn nguyên. Mặc dù sau 30 năm, Trung Cộng đã vượt Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế năm 2010, đứng sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, con người Trung Hoa đã bị phá sản về đạo đức, xã hội sẽ bị tan rã vì không có đạo đức.
Ở một phương diện khác, nền kinh tế sa sút, guồng máy điều hành thiếu hữu hiệu, các quyền tư hữu không tin cậy vào một nền hành chính không lương thiện, sự giám sát hệ thống pháp lý không công minh.
Kèm theo nạn tham nhũng tự tung tự tác trong mọi lĩnh vực. Đàn áp bất công, nhà cầm quyền cảnh báo không cho phép bất cứ ai làm một điều gì có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Nhưng các cuộc biểu tình, bạo động không ngừng gia tăng.
Chế độ Trung Cộng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng ở khắp nước. Trong cơn tuyệt vọng, họ đang phô trương sức mạnh quân sự, cổ vũ chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, sử dụng tình cảm dân tộc như một toa thần dược, chiêu bài mới đe dọa ngoại bang, vẫn được dùng để cổ vũ dân Tầu đoàn kết. Trong cuộc chiến mới và vấn đề tranh chấp trên khu vực biển Đông trực tiếp thách thức quyền lợi của Hoa Kỳ ở đây và chế độ này đang đe dọa các nước láng giềng một cách có tính toán, sự tính toán vô cùng nguy hiểm, kết quả này có thể tàn phá nước Tầu và thế giới bên ngoài.
Trong lúc các cuộc bạo loạn của nông dân nổi lên như nấm, nhà cầm quyền không kiểm soát được, chính quyền các tỉnh cũng không tuân lệnh Trung Ương.
Một cuộc biểu tình ở một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông đã tạo ra các dòng tin lớn trên toàn thế giới:
“ Những cuộc biểu tình mới làm rung động vùng bờ biển Trung Quốc (VOA).
Bất ổn xã hội khắp Trung Quốc trong năm 2011 (VOA).
Dân Ô Khảm quyết tâm biểu tình (VOA).
Dân Ô Khảm chấm dứt biểu tình (RFI )
Những thay đổi lớn trong tương lai gần ở Trung Quốc sẽ gây sốc cho mọi người”…(SGTT Reuters, WSJ)
Người nông dân chống đối vì bị bóc lột sức lao động, bị cướp đoạt nhà cửa đất đai, sưu thuế nặng nề, bị nộp tiền hối lộ, phải sống trong môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng phá hoại mùa màng, gia súc gây bệnh tật chết chóc cho con người. Dân Trung Hoa đã nổi lên chống đối tìm con đường để sống bất chấp bị đàn áp, giết chóc, tra tấn, bỏ tù hành hạ, chống đối ngày càng nhiều. Nếu như những năm trước chỉ mang tính chất dân oan kiến nghị, thỉnh nguyện xin cho, thì thời gian gần đây mang tính chất chống đối quyết liệt như tấn công vào lực lượng công an cảnh sát bằng bom xăng, đập phá trụ sở Đảng cộng sản, cơ quan chính quyền. Vụ Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông lật đổ chính quyền xã và biểu tình với những biểu ngữ nẩy lửa “Đả đảo chế độ độc tài”, “Trả lại quyền cho người dân”, “Giết chết lũ quan tham nhũng”, “Máu trả nợ máu.”
Trường hợp vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, tự võ trang chống lại bọn cướp nhà nước CHXHCNVN. Đích thực là một thông điệp gửi cho nông dân những người bị tước đoạt tài sản, đất đai phải tự mình võ trang vùng lên, chứ không thể xin xỏ bọn ăn cướp tài sản của mình.
Nhà thơ Đào Uyên Minh đời Tấn, có bài thơ nói về một loài chim bất khuất, kiên cường. Con người tuy đã chết, nghìn năm vẫn còn nhớ thương.
Ông viết: “Tinh vệ hàn vi mộc, tương dĩ thương hải. Hình Thiên vũ can thích, mãnh cố thường tại. Đồng vật cứ vô lự, hóa khứ bất phục hồi. Đô thiết tại tich tâm, lương thần cự khả đãi;”
Dịch nghĩa: Tinh vệ (1) ngậm cây nhỏ, mang đi lấp biển Đông.
Hình Thiên (2) múa thuần búa, chí lớn vẫn một lòng.
Cả hai không hối hận, dù hình dạng đổi thay.
Nhưng chỉ uổng chí lớn, vì đâu có cơ may.”
Tinh vệ là một loài chim nhỏ, thế mà có chí lấp biển. Hình Thiên mạc dù đã bị chém đầu nhưng vẫn tiếp tục phản kháng. Cả hai đều thể hiện tinh thần bất khuất phục trước số phận. Tuy nhiên, trước kia có chí lớn vẫn không có thời cơ để thực hiện. Bối cảnh của bài thơ này, hoàn toàn không giống như xã hội mà Đoàn Văn Vươn và cảnh ngộ của những người nông dân Việt Nam cũng như Trung Hoa đang sống. Người nông dân sống dưới chế độ độc tài dù là ở nước Việt Nam hay Trung Hoa đều khốn khổ.
Đụng độ giữa người dân và giới chức tại làng Ô Khảm, vì quyền lợi ruộng đất một thứ quyền lợi “sinh tử”. Đây là một cuộc tranh chấp phổ biến trên toàn lục địa Trung Hoa từ nhiều năm qua mỗi lúc càng thêm quyết liệt, mỗi năm có hàng ngàn cuộc biểu tình bạo động liên quan đến đất đai tại Trung Cộng. Đảng cộng sản tin rằng duy trì ổn định xã hội bằng cách đàn áp bất kỳ ai có thể đe dọa. Đảng cộng sản cũng tin rằng, công an là công cụ then chốt để duy trì quyền lực.
“ Chính quyền Quảng Đông đã tăng viện hàng ngàn công an võ trang bao vây làng, cắt đứt Internet, nhưng không làm nao núng những người nông dân đã mất hết ruộng cày.” (3)
Họ không còn gì để mất nữa và họ đã thắng,“Chính quyền thừa nhận dân làng Ô Khảm bị cướp đất” chiến thắng này sẽ khích lệ hàng trăm triệu nông dân trên khắp lãnh thổ Trung Hoa vùng lên.
“Dân làng ở Trung Quốc giành được sự nhượng bộ hiếm thấy trong vụ đối đầu với chính quyền- VOA- các giới chức ở miền nam Trung Quốc đã nhượng bộ trước yêu sách của dân làng biểu tình trong một thỏa thuận hiếm hoi phải phóng thích thêm những người lãnh đạo ở các thôn làng bị bắt giữ.”
Người Trung Hoa sống dưới chế độ độc tài đảng trị đã trăm bề khốn khổ thì những dân tộc bị xâm lăng và bị đồng hóa như Mãn Châu, Duy Ngô Nhĩ (gốc Thổ Nhĩ Kỳ), Nội Mông, Tây Tạng còn cơ cực đến như thế nào dưới gọng kìm và trên đe dưới búa của bọn xâm lược. Dân bản xứ phải học tiếng Hán, sách vở, sử địa đều viết bằng chữ Hán, mặc dù các dân tộc trên đều có ngôn ngữ, văn tự chữ viết của mình, nhà trường cũng chỉ dậy một ngôn ngữ duy nhất. Mới trong vòng mấy thập niên, Bắc Kinh đưa người Hán đến định cư ở Nội Mông, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ v.v… dân bản xứ trở thành thiểu số. Các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ những năm gần đây đều bị đàn áp dã man.
Thế giới làm ngơ trước những tàn bạo này vì cái lợi kinh tế, vì làm ăn với Trung Cộng. (xin xem “ Thư gửi các vị nguyên thủ các quốc gia” cùng tác giả.)
Các nhà nghiên cứu và nhiều chính khách quốc tế đều thấy rõ Trung Cộng chắc chắn sẽ sụp đổ. Dù là những khía cạnh kinh tế hay xã hội chính trị và khả năng nổi loạn tại Trung Cộng là một bài toán khó giải được đáp số chính xác. Quân đội có thể đứng lên góp thâu thiên hạ về một mối hay nước Tầu sẽ chia năm xẻ bẩy, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình. Nhưng bằng cách nào thì Trung Cộng cũng sụp đổ. Đó là sự khẳng định của nhà nghiên cứu lịch sử và giới chính khách trong số này có ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton: “Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề” (3)
ooOOoo
NƯỚC TẦU SỤP ĐỔ.
NGƯỜI VIỆT ĐỐI MẶT VỚI VẤN NẠN NGƯỜI HOA.
Chúng ta có thể làm gì? Khi chính quyền Trung Cộng sụp đổ sẽ kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Việt Nam.
Mọi vấn đề trên bất kỳ một phương diện nào, chúng ta đang phải nghĩ đến cách giải quyết. Trước tiên là vấn đề người Hoa “đội quân xâm lăng thứ 5”. Bản chất của nó không giống như các di dân nước khác nghĩa là di dân đã trở thành chính sách, hỗ trợ bằng ngoại giao, và chính sách ấy là một bộ phận, một mặt trận trong cuộc xâm lăng thay vì dùng quân sự. Do đó, di dân là vấn đề an ninh số một, chúng là những tên lính xâm lăng, phải được giải quyết theoquy chế tù binh. Nếu không giải quyết, nó “Kẹt” trong lòng dân tộc cả ngàn năm sau. Vì vậy, nó phải được giải quyết rốt ráo, trước khi giải quyết các vấn đề khác.
Bối cảnh quốc tế vài thập niên qua, trong thị trường tự do mậu dịch cùng với phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng năng lượng, sức mạnh mềm của Trung Cộng đang tỏa ra khắp thế giới trên mọi lĩnh vực, chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, bán khí giới… riêng lĩnh vực di dân mà chúng ta đang bàn ở đây là cộng đồng di dân Trung Hoa thực sự là một đe dọa, nhưng một số nhà cầm quyền, vì lý do gì đó họ làm ngơ Miến Điện, Vương Quốc Lào, Campuchia, Việt Nam.
Tôi hạn chế vấn đề vào các nước sát nách chúng ta thôi, không bàn chuyện ở Châu Phi xa xôi, nhưng tôi phải trình bày bởi vì như đã nói, Trung Cộng di dân trên đầu chúng ta ồ ạt đến chóng mặt, có bao giờ nước Tầu ngớt di dân trong lịch sử đâu, nhưng di dân lần này không phải như trước nó đi song hành với cuộc xâm lăng toàn diện.
Người Hoa là vấn đề sinh tử, nên bất kỳ chính quyền nào của Việt Nam trong tương lai không thể chậm chạp chuyện này đừng bỏ lỡ cơ hội.
Tôi chỉ muốn nói rằng, đây không phải là vấn đề lựa chọn, hoặc này, hoặc kia. Theo tôi phải có chủ trương, một chính sách rõ ràng và phải được thực hiện nghiêm ngặt: Tất cả người Hoa phải rời khỏi Việt Nam trong thời hạn ngắn nhất. Theo truyền thống chúng ta sẵn sàng giúp đỡ họ mọi phương tiện cần thiết để họ hồi hương.
Song song với việc thu hồi các hải đảo, các khu rừng đầu nguồn, các vùng đất biên giới bị lấn chiếm, các trung tâm thương mại của người Tầu, trước khi giải quyết các vấn đề khác. (xin lưu ý tất cả các hiệp định của cộng sản Bắc Kinh ký kết với cs Hà Nội hoàn toàn không có giá trị pháp lý.)
Nên bất kể một chính quyền nào của Việt Nam trong tương lai không thể chậm chạp chuyện này. Chậm trễ, bỏ lỡ cơ hội là có tội với lịch sử.
Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng: đây không phải là vấn đề lựa chọn này, hoặc kia. Theo tôi phải có một chính sách thực dụng và phải có một sự chuẩn bị thật chu toàn đối với người Tầu. Đây hoàn toàn không mang nghĩa“trả thù” những kẻ ngã ngựa. Chúng ta sống trong một thời đại có hệ thống dân chủ tự do, chúng ta có truyền thống nhân bản và khoan dung của ông cha ta với bọn giặc phương Bắc mỗi khi chúng thua trận.
Người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ yêu nước đang đối mặt thời điểm sẽ đến và đang đến.
Phong trào đấu tranh cho dân chủ dù bị đàn áp dã man trong Lục địa Trung Hoa vẫn mỗi ngày mỗi phát triển mạnh.
Hiện Trung Cộng có hàng ngàn cuộc bạo loạn của nông dân, các cuộc bạo loạn như những luồng gió đang thổi, không gì có thể ngăn được những luồng gió ấy.
Điều xẩy ra có thể thật khủng khiếp, không ai ngăn được khi nó xẩy ra. Ở Trung Cộng các dân tộc thiểu số thâm thù Hán tộc, còn nông dân thì ai oán ngập trời đảng cộng sản như những con thú đói “xổ lồng”, nước Tầu chia năm xẻ bẩy cũng mất thời gian dài mới bước ra khỏi bóng tối.
Sau chót, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người Việt Nam thông qua chương cuối cuốn sách: “Đại Họa Diệt Chủng”. Trước hết là các chiến sĩ dân chủ, thanh niên, trí thức, sinh viên những người của tương lai hãy chuẩn bị sẵn sàng, vận mệnh tổ quốc trong tay các bạn.
Trân trọng.
Trần Nhu
CHÚ THÍCH
(1)- Tên một loài chim nhỏ. Theo truyền thuyết Nữ Oa bơi ở biển Đông bị chết đuối và hóa thành con chim nên quyết lấp biển Đông để báo thù.
(2)- Tên một loài thú. Tương truyền nó tranh ngôi vị với Thượng đế bị chém đầu. Nó bèn dùng hai vú để làm mắt, dùng rốn để làm miệng, rồi tiếp tục cầm thuẫn và búa chống cự lại Thượng đế.
(3)-Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho tờ Atlantic, ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã nói rằng hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh đang “rất tồi tệ” và Bắc Kinh đang “ra sức ngăn chặn lịch sử” bằng cách chống lại sự tiến bộ của dân chủ.
(Jeffrey Goldberg là phóng viên của tờ The Atlantic. Ông là tác giả của cuốn sách viết về Trung Đông và châu Phi có đầu đề “Những người tù: một câu chuyện về tình bạn và sự khủng bố” (Prisoners: A Story of Friendship and Terror). Cuốn sách này đã được các báo Los Angeles Times, New York Times, Washington Post, Slate Magazine, Progressive, Washingtonian Magazine và Playboy ca ngợi là cuốn sách hay nhất của năm 2006.)
Trước khi là phóng viên của tờ The Atlantic vào năm 2007, Jeffrey Goldberg là phóng viên của tờ New Yorker chuyên viết về Trung Đông và Washington. Trước đó, ông là phóng viên của tạp chí New York Times Magazine, và New York Magazine. Ngoài ra, ông còn viết cho tờ Forward và phụ trách một chuyên mục của tờ The Jerusalem Post.
Năm 2003, Goldberg nhận giải thưởng National Magazine Award vì thành tích đưa tin về khủng bố Hồi giáo. Ông còn được giải của Tổ chức Quốc tế Phóng viên Điều tra (International Consortium of Investigative Journalists), giải thưởng của Overseas Press Club vì những bài báo xuất sắc viết về nhân quyền và giải thưởng Abraham Cahan Prize về nghề làm báo. Năm 2005, ông nhận giải thưởng Daniel Pearl của Liên minh chống phỉ báng người Do Thái (Anti-Defamation League Daniel Pearl Prize).
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
ONE RESPONSE TO TRUNG CỘNG CHẮC CHẮN SẼ SỤP ĐỔ