Nhắc lại các trừng phạt trước đây vào năm 2006 và 2009, Hội đồng Bảo an đã yêu cầu Ủy ban trừng phạt của Liên Hiệp Quốc hoàn chỉnh và cụ thể hóa danh sách các cá nhân, định chế và các mặt hàng sẽ bị chế tài. Danh sách mới này sẽ phải được trình lên trong vòng 15 ngày tới.
Trong bản tuyên bố được nhất trí thông qua, trong đó có cả Trung Quốc, đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng, Hội đồng Bảo an « cực lực lên án » vụ Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn, « vi phạm nghiêm trọng » các nghị quyết 1718 năm 2006 và nghị quyết 1874 năm 2009 cấm tất cả các hoạt động liên quan đến nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc « yêu cầu Bắc Triều Tiên không tiến hành các vụ bắn tên lửa đạn đạo mới », ngưng phóng hỏa tiễn và từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử.
Trong khi đó, báo chí Nhật Bản dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Bình Nhưỡng cảnh báo là sẽ không chấp nhận cho các thanh tra của cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, để kiểm tra chương trình làm giàu uranium của nước này.
Việc đón tiếp các thanh tra của AIEA đã được Bắc Triều Tiên chấp nhận trên nguyên tắc vào ngày 29/2, trong khuôn khổ một thỏa thuận với Hoa Kỳ. Hiệp định song phương này dự kiến Mỹ sẽ viện trợ thực phẩm cho Bắc Triều Tiên, đổi lại Bình Nhưỡng sẽ tạm ngưng việc bắn các hỏa tiễn tầm xa, các vụ thử nguyên tử và các hoạt động làm giàu uranium tại nhà máy ở Yongbyon.
Washington cam kết sẽ viện trợ 240.000 tấn thực phẩm mà Bình Nhưỡng hiện đang rất cần, nhưng đã ngưng chương trình này khi Bắc Triều Tiên loan báo vụ bắn tên lửa vào cuối tháng Ba. Cho dù hỏa tiễn đã bị nổ tung chỉ hai phút sau khi bắn lên hôm thứ Sáu 13/4, và theo Bình Nhưỡng thì chỉ nhằm đưa một vệ tinh quan sát dân sự vào quỹ đạo, nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh vẫn cho đây là một vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun và hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, thì Bình Nhưỡng đã nhấn mạnh đến tính chất dân sự của viện trợ lương thực, đổ trách nhiệm cho Washington trong việc không áp dụng thỏa thuận song phương trên.
Các nhà ngoại giao lo ngại là, cho rằng từ nay không còn bị ràng buộc bởi cam kết, Bắc Triều Tiên có thể sắp tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba, sau hai vụ thử năm 2006 và 2009 và tiếp đó là các vụ bắn tên lửa. Sự cố này xảy ra trong khi thỏa thuận ngày 29/2 đã làm dấy lên hy vọng về việc tái lập đàm phán sáu bên về chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Trong bản tuyên bố được nhất trí thông qua, trong đó có cả Trung Quốc, đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng, Hội đồng Bảo an « cực lực lên án » vụ Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn, « vi phạm nghiêm trọng » các nghị quyết 1718 năm 2006 và nghị quyết 1874 năm 2009 cấm tất cả các hoạt động liên quan đến nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc « yêu cầu Bắc Triều Tiên không tiến hành các vụ bắn tên lửa đạn đạo mới », ngưng phóng hỏa tiễn và từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử.
Trong khi đó, báo chí Nhật Bản dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Bình Nhưỡng cảnh báo là sẽ không chấp nhận cho các thanh tra của cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, để kiểm tra chương trình làm giàu uranium của nước này.
Việc đón tiếp các thanh tra của AIEA đã được Bắc Triều Tiên chấp nhận trên nguyên tắc vào ngày 29/2, trong khuôn khổ một thỏa thuận với Hoa Kỳ. Hiệp định song phương này dự kiến Mỹ sẽ viện trợ thực phẩm cho Bắc Triều Tiên, đổi lại Bình Nhưỡng sẽ tạm ngưng việc bắn các hỏa tiễn tầm xa, các vụ thử nguyên tử và các hoạt động làm giàu uranium tại nhà máy ở Yongbyon.
Washington cam kết sẽ viện trợ 240.000 tấn thực phẩm mà Bình Nhưỡng hiện đang rất cần, nhưng đã ngưng chương trình này khi Bắc Triều Tiên loan báo vụ bắn tên lửa vào cuối tháng Ba. Cho dù hỏa tiễn đã bị nổ tung chỉ hai phút sau khi bắn lên hôm thứ Sáu 13/4, và theo Bình Nhưỡng thì chỉ nhằm đưa một vệ tinh quan sát dân sự vào quỹ đạo, nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh vẫn cho đây là một vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun và hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, thì Bình Nhưỡng đã nhấn mạnh đến tính chất dân sự của viện trợ lương thực, đổ trách nhiệm cho Washington trong việc không áp dụng thỏa thuận song phương trên.
Các nhà ngoại giao lo ngại là, cho rằng từ nay không còn bị ràng buộc bởi cam kết, Bắc Triều Tiên có thể sắp tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba, sau hai vụ thử năm 2006 và 2009 và tiếp đó là các vụ bắn tên lửa. Sự cố này xảy ra trong khi thỏa thuận ngày 29/2 đã làm dấy lên hy vọng về việc tái lập đàm phán sáu bên về chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét