Bài phân tích ở trang trong của Nathalie Nougayrède, trước tiên nêu lên những mối tương đồng giữa tính cách và chính sách của hai ông Putin và Al Assad. Tác giả, nhắc lại cuộc chiến ở Tchetchenia của ông, nơi ông Putin đã cho tiến hành các vụ thảm sát, đàn áp, giết hại dân của mình.
Theo bài báo cả hai người đều lên nắm quyền vào cùng một thời điểm và cũng không ngờ là trở thành nguyên thủ quốc gia. Bachard Al Assad, bác sĩ nhãn khoa ở Luân Đôn, đã trở thành người thừa kế chính trị sau cái chết của người anh trong một tai nạn xe hơi, và lên nắm quyền năm vào 2000, khi cha ông qua đời. Còn Putin, thì đươc cánh chung quanh Boris Eltsine sử dụng năm 1999, để hoàn tất cuộc "đảo chính" ở Matxcơva trên phông nền cuộc chiến tại Tchetchenia.
Bên cạnh cá tính của hai người lãnh đạo, một lý do nữa là mối quan hệ lâu đời giữa Nga và Syria, từ thời mà, theo bài báo, cơ quan KGB của ông Andropov quan hệ mật thiết với các chế độ Ả Rập dân tộc chủ nghĩa. Bây giờ thì Nga dựa trên lá bài Syria để trở lại vùng Trung Cận Đông, trong lúc phương Tây lo đọ sức với Iran.
Nga dựa trên nhiều lá bài : tranh chấp trên hồ sơ hạt nhân, lá chắn chống tên lửa của NATO, cũng như vấn đề năng lượng đối với châu Âu. Khi hậu thuẫn chế độ Syria đồng minh của Iran, Matxcơva cố ngăn chặn đà suy yếu trầm trọng của Iran, nước có cùng mục tiêu với Nga là gạt Mỹ ra khỏi vùng địa lý của mình.
Hơn nữa với con bài Syria, Nga đã "phục hận", gỡ gạc được thể diện sau vụ chế độ Libya sụp đổ. Ván cờ của Nga là vừa phóng hỏa, vừa chữa cháy : làm cho khủng hoảng bùng lên để rồi cuối cùng đóng vai trò như cứu tinh mang lại giải pháp. Bài báo nhìn thấy là kế hoạch của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, rất hợp ý Matxcơva, vì gạt bỏ mọi kịch bản áp đặt việc chuyển quyền ở Damas.
Le Figaro chú ý đến nhìn nước láng giềng của Syria là Iran với hàng tít : « Iran : những cuộc thương lượng tối hậu để tránh chiến tranh », và nêu bật tầm quan trọng của cuộc họp ngày mai tại Thổ Nhĩ Kỳ về chương trình hạt nhân của Teheran. Tại đấy, các cường quốc thế giới sẽ cố thuyết phục Iran bỏ chương trình hạt nhân vào lúc Israel đe dọa tấn công.
Trung Quốc : Cuộc thanh trừng ở thượng tầng chế độ qua vụ Bạc Hy Lai
Nhìn về châu Á, số phận của hoàng tử đỏ Bạc Hy Lai tiếp tục thu hút báo giới Pháp. Libération cũng như Les Echos dành một tựa trang đầu và hai trang báo lớn bên trong để phân tích hồ sơ này.
Bên dưới tựa ngắn trang nhất « Trung Quốc, một hoàng tử đỏ bị thất sủng », Libération giải thích là ông Bạc Hy Lai bị gạt ra khỏi Bộ Chính trị là vì ông đã trở thành nhân vật phiền phức, lại quá tham ô.
Tờ báo đã liệt kê "tội trạng" của cựu lãnh đạo Trùng Khánh, nhắc lại từ việc vợ ông Bạc Hy Lai bị cho là đã ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood, vì nạn nhân này biết quá nhiều việc, cho đến chiến dịch chống mafia mà ông Bạc Hy Lai cho tiến hành trong những năm 2009- 2011, với gần một chục ngàn người bị điều tra, trong đó có nhiều viên chức cao cấp, có người bị tra tấn v.v…Cũng như chủ trương trở lại thời Mao, khơi lại thời kỳ Cách mạng văn hóa, mà không hề nghĩ đến việc là nhiều người ngồi cạnh ông trong Bộ Chính trị đã từng bị truy bức trong thời kỳ đó, và chính mẹ của ông đã bị những thanh niên cuồng tín tra tấn đến chết.
Ngày nay theo Libération, chính quyền Bắc Kinh ra sức xóa mọi vết tích của Bạc Hy Lai. Tên của ông trên mạng bị kiểm duyệt, ở Trùng Khánh các bài hát "đỏ" thì bị cấm...
Tờ báo cho là từ thời Mao đến nay, Trung Quốc đã thay đổi nhiều, duy chỉ có một điều là không thay đổi : Chế độ. Những cuộc thanh trừng chính trị ở thượng tầng nhà nước vẫn rất khắc nghiệt, và cũng như Mao thường nói : « đả lạc thủy cẩu » (khi con chó rơi xuống nước thì đó là lúc phải đánh nó).
Vụ Bạc Hy Lai : Kẽ hở của chế độ Trung Quốc
Đối với nhật báo kinh tế Les Echos, vụ việc đã cho thấy những kẻ hở của chế độ Trung Quốc. Theo tờ báo, đây là vụ khủng hoảng chính trị lớn, phá tan hình ảnh một đảng Cộng sản Trung Quốc đoàn kết và làm chủ được hướng đi của mình.
Đối với Les Echos, ông Bạc Hy Lai đã tự tôn mình là lãnh đạo của "cánh tả mới". Nhãn hiệu chính trị này đã thúc đẩy ông cổ vũ cho những giá trị thời Mao, với hy vọng không bị đào thải. Trong mắt phóng viên Les Echos, ông Bạc Hy Lai có cách tiếp cận theo kiểu cá nhân "vận động tranh cử", trong một chế độ vẫn vận hành theo kiểu đồng thuận, bí mật.
Dĩ nhiên phương pháp của ông có nhiều điểm đáng chê trách, nhưng Les Echos nhìn thấy là Bạc Hy Lai có lẽ đã phải trả giá cho sự năng nổ của ông, trước một ban lãnh đạo mà những năm qua chỉ hứa hẹn thay đổi hơn là thực thụ cải cách. Tờ báo trích một nhà nghiên cứu chính trị ở Singapore, nhắc lại rằng : « Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói nhiều, và luôn hứa hẹn sự thay đổi, trong lúc đó ông Bạc Hy Lai lại hành động », và điều mà nhân vật này quan tâm là "kết quả".
Les Echos nhắc lại lời của một chuyên gia khác, cho biết là từ năm 2003, lời hứa hẹn cải tổ tại Trung Quốc cũng nhiều như những hành động không thực hiện.
Tóm lại theo Les Echos nỗi lo sợ lớn của chính quyền Trung Quốc hiện nay là sự thay đổi, nhưng sự bất động trên mặt chính trị là mối đe dọa đối với hướng đi của Trung Quốc.
Hàn Quốc : Những cụ già làm "giao liên" cho các gia đình ly tán
Cũng chú ý đến châu Á, báo La Croix nhìn sang bán đảo Triều Tiên, với sáng kiến của người Hàn Quốc, lập ra một "hệ thống" trung gian để bắt liên lạc với người thân ở Bắc Triều Tiên. Hệ thống này được tờ báo Công giáo Pháp nêu trong hàng tựa : « Giữa hai miền Triều Tiên, những người ông đóng vai trò ‘sứ giả’ ngầm ».
Phóng viên La Croix đi đến nơi "làm việc" của hai sứ giả Choe và Park, đều ngoài 70 tuổi : một văn phòng bé nhỏ, ít người chú ý ngay trung tâm Seoul. Điện thoại di động của họ cứ reo liên tục. Hai ông già giải thích một cách hãnh diện : Chúng tôi giúp đỡ khách hàng của mình liên lạc với người thân ở Bắc Triều Tiên. Các gia đình ở Hàn Quốc cung cấp một số thông tin, sau đó hai ông liên lạc với một số người ở bên kia biên giới để họ đi tìm. Họ phải rất cẩn thận, kín đáo, vì nếu bị phát giác thì có nguy cơ đi tù.
La Croix cho biết là ông Choe, đã từ Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc trước chiến tranh 1950-53. Trong những năm 1990, ông đã đi tìm và gặp được người anh ở Trung Quốc. Ngày nay với kinh nghiệm tìm kiếm của mình, và gia đình ở Bắc Triều Tiên, ông giúp đỡ đồng hương. Theo ông nếu người cần tìm ở nông thôn thì công việc rất dễ vì họ ít dời chỗ ở. Còn ở thành phố thì khó hơn nhiều.
Ông cho biêt là ông hoạt động ở vùng sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Có nhiều đoạn con sông hẹp, lại không có lính canh gác. Người giao liên của ông "ném" thư qua con sông cho người bên biên giới Trung Quốc nhặt lấy, đi chụp lại và gởi đến Seoul qua e-mail. Và như thế chỉ mất có hai ngày thôi !
Ông Choe đã đến vùng sông Áp Lục đến hơn 60 lần nhưng chỉ bị công an Trung Quốc câu lưu có hai lần. Theo ông từ năm 1998 ông đã giúp cho 120 gia đình Hàn Quốc tìm lại được người thân ở Bắc Triều Tiên.
Những người hoạt động như ông Choe và Park, hiện nay còn được Bộ Thống nhất ở Hàn quốc hỗ trợ. Một đại diện của Bộ cho biết là vì Bắc Triều Tiên không trả lời hoặc từ chối những đề nghị phía Hàn Quốc cho gia đình phía Nam gặp gỡ thân nhân, hay liên lạc qua thư từ, điện thoại cho nên Bộ này đã kín đáo hỗ trợ công việc những người làm trung gian như ông Park hay ông Choe.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, thời gian rất cấp bách : 700.000 người Hàn Quốc thế hệ 1 hay 2 đều gốc Bắc Triều Tiên, 40% người xin gặp thân nhân đều trên 80 tuổi. Hàng ngàn bức thư mà hai ông Choe và Park chuyển lại mô tả tình hình rất bi đát ở phiá Bắc. Những người trung gian mua thuốc men, quần áo ấm ở Trung Quốc và kín đáo chuyển đi.
Vấn đề hiện nay là đời sống đã trở nên đắt đỏ, nhiều gia đình Hàn Quốc không thể giúp thân nhân ở miền Bắc như trước, nhiều người đã phải giấu chồng hay vợ khi phải nhờ đến những người trung gian.
Bài báo trích dẫn lời ông Choe, cho là có lẽ trong 20 năm tới đây, vấn đề gia đình ly tán này sẽ được "giải quyết", vì ngay thế hệ con ông, đã 50 tuổi, không còn quan tâm đến nữa. Khi ông nhắc đến vấn đề này, câu trả lời là : « Để làm gì ? Con cũng đâu biết mặt họ ! »
Pháp : Ứng cử viên Tổng thống của đảng Xã hội làm rõ thiên hướng dân chủ xã hội
Liên quan đến nước Pháp, chín ngày trước vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, báo giới hôm nay lẽ dĩ nhiên không thể bỏ qua cuộc vận động tranh cử càng lúc càng gay gắt, và tiếp tục nêu bật đường hướng của mỗi ứng cử viên.
Nhật báo thiên tả Libération đã chọn ứng cử viên Đảng Xã hội François Hollande làm "khách mời đặc biệt". Qua phần phỏng vấn trải dài trên 6 trang báo, độc giả thấy toát lên dụng tâm của ông Hollande là muốn làm rõ hơn xu hướng dân chủ xã hội của ông, một xu hướng cho đến giờ vẫn gây chia rẽ trong nội bộ đảng Xã hội Pháp.
Theo Libération, ông Hollande không ngần ngại công khai bảo vệ sự lựa chọn của mình dù rằng cho đến nay, theo tờ báo, đảng Xã hội luôn luôn che giấu và phủ nhận đường hướng xã hội dân chủ. Đối với Libération : « Về mặt này, François Hollande đã lật ngửa các quân bài của ông, và sẵn sàng nhận trách nhiệm về việc làm của mình. Quyết định làm rõ quan điểm lập trường này, sau cuộc bầu cử, sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đảng Xã hội Pháp ».
Tuy nhiên, đảng Xã hội không phải là lực lượng chính trị duy nhất thuộc cảnh tả trong cuộc tranh cử Tổng thống lần này. Theo các cuộc thăm dò dư luận, ứng cử viên Jean-Luc Melenchon thuộc Mặt trận Cánh tả - trong đó có đảng Cộng sản Pháp - đang vươn lên giành vị trí thứ ba trong số các ứng viên nhiều triển vọng. Nhật báo Cộng sản L’Humanité lẽ dĩ nhiên đã dành trang nhất cho nhân vật của mình, và nhấn mạnh đến cuộc mít tinh của ông Mélenchon vào ngày mai tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp. Tờ báo tin chắc rằng sẽ xuất hiện một"làn sóng mới ở Marseille."
Nhật báo thiên hữu Le Figaro thì tiếp tục nã pháo vào đối thủ sừng sỏ nhất của ông Nicolas Sarkozy, ứng viên cánh hữu, và nhấn mạnh trên một thách thức khác đang chờ đón ứng cử viên đảng Xã hội : Đó là cuộc khủng hoảng tài chính.
Sau khi ghi nhận rằng ông Hollande đã khởi động trở lại cuộc tấn công bằng lời nói chống lại những gì bị ông tố cáo là "bức tường thành của tiền bạc", Le Figaro đã mỉa mai tự hỏi : "Giá trị của những lời tuyên chiến đó là gì ?". Tờ báo trả lời ngay "Chẳng bao nhiêu" và giải thích : "Một quốc gia mang công, mắc nợ bị buộc phải sống trong sự thúc ép, dù muốn hay không muốn. François Hollande nói là ông đã đặt "thị trường" trong tầm bắn mặc dù ông dư biết rằng thực tế là hoàn toàn ngược lại".
Bảy người Pháp vẫn là con tin tại châu Phi
Họ vẫn còn là bảy người nằm trong tay những kẻ bắt cóc ở Somalia và vùng Sahel, phía Nam sa mạc Sahara. Trên trang nhất báo Công giáo La Croix hôm nay, năm người trong số này đã xuất hiện với đầy đủ tên họ : Philippe Verdon, Daniel Larribe, Marc Ferret, Thierry Dol và Pierre Legrand. Tờ báo xác định là các con tin "không hề bị lãng quên". La Croix cho biết là còn có ảnh của hai người còn lại là Serge Lazarevic và Denis Allex, nhưng đã quyết định không đăng, vì đó là những bức hình lấy từ băng video do quân bắt cóc gởi đến.
Tờ báo Công giáo Pháp đã cử đặc phái viên đến Bamako, thủ đô Mali, để điều tra thêm về số phận các con tin này. Kết quả, theo La Croix, không phấn khởi chút nào vì các thông tin mà tờ báo thu thập được cho thấy là các nạn nhân này khó được trả tự do sớm.
Đối với La Croix, cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp đang khiến cho chính phủ Pháp bó tay vì nếu các con tin được trả tự do vào lúc này, điều đó sẽ làm dấy lên tranh cãi về cái giá đã phải trả để chuộc họ ra.
Theo bài báo cả hai người đều lên nắm quyền vào cùng một thời điểm và cũng không ngờ là trở thành nguyên thủ quốc gia. Bachard Al Assad, bác sĩ nhãn khoa ở Luân Đôn, đã trở thành người thừa kế chính trị sau cái chết của người anh trong một tai nạn xe hơi, và lên nắm quyền năm vào 2000, khi cha ông qua đời. Còn Putin, thì đươc cánh chung quanh Boris Eltsine sử dụng năm 1999, để hoàn tất cuộc "đảo chính" ở Matxcơva trên phông nền cuộc chiến tại Tchetchenia.
Bên cạnh cá tính của hai người lãnh đạo, một lý do nữa là mối quan hệ lâu đời giữa Nga và Syria, từ thời mà, theo bài báo, cơ quan KGB của ông Andropov quan hệ mật thiết với các chế độ Ả Rập dân tộc chủ nghĩa. Bây giờ thì Nga dựa trên lá bài Syria để trở lại vùng Trung Cận Đông, trong lúc phương Tây lo đọ sức với Iran.
Nga dựa trên nhiều lá bài : tranh chấp trên hồ sơ hạt nhân, lá chắn chống tên lửa của NATO, cũng như vấn đề năng lượng đối với châu Âu. Khi hậu thuẫn chế độ Syria đồng minh của Iran, Matxcơva cố ngăn chặn đà suy yếu trầm trọng của Iran, nước có cùng mục tiêu với Nga là gạt Mỹ ra khỏi vùng địa lý của mình.
Hơn nữa với con bài Syria, Nga đã "phục hận", gỡ gạc được thể diện sau vụ chế độ Libya sụp đổ. Ván cờ của Nga là vừa phóng hỏa, vừa chữa cháy : làm cho khủng hoảng bùng lên để rồi cuối cùng đóng vai trò như cứu tinh mang lại giải pháp. Bài báo nhìn thấy là kế hoạch của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, rất hợp ý Matxcơva, vì gạt bỏ mọi kịch bản áp đặt việc chuyển quyền ở Damas.
Le Figaro chú ý đến nhìn nước láng giềng của Syria là Iran với hàng tít : « Iran : những cuộc thương lượng tối hậu để tránh chiến tranh », và nêu bật tầm quan trọng của cuộc họp ngày mai tại Thổ Nhĩ Kỳ về chương trình hạt nhân của Teheran. Tại đấy, các cường quốc thế giới sẽ cố thuyết phục Iran bỏ chương trình hạt nhân vào lúc Israel đe dọa tấn công.
Trung Quốc : Cuộc thanh trừng ở thượng tầng chế độ qua vụ Bạc Hy Lai
Nhìn về châu Á, số phận của hoàng tử đỏ Bạc Hy Lai tiếp tục thu hút báo giới Pháp. Libération cũng như Les Echos dành một tựa trang đầu và hai trang báo lớn bên trong để phân tích hồ sơ này.
Bên dưới tựa ngắn trang nhất « Trung Quốc, một hoàng tử đỏ bị thất sủng », Libération giải thích là ông Bạc Hy Lai bị gạt ra khỏi Bộ Chính trị là vì ông đã trở thành nhân vật phiền phức, lại quá tham ô.
Tờ báo đã liệt kê "tội trạng" của cựu lãnh đạo Trùng Khánh, nhắc lại từ việc vợ ông Bạc Hy Lai bị cho là đã ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood, vì nạn nhân này biết quá nhiều việc, cho đến chiến dịch chống mafia mà ông Bạc Hy Lai cho tiến hành trong những năm 2009- 2011, với gần một chục ngàn người bị điều tra, trong đó có nhiều viên chức cao cấp, có người bị tra tấn v.v…Cũng như chủ trương trở lại thời Mao, khơi lại thời kỳ Cách mạng văn hóa, mà không hề nghĩ đến việc là nhiều người ngồi cạnh ông trong Bộ Chính trị đã từng bị truy bức trong thời kỳ đó, và chính mẹ của ông đã bị những thanh niên cuồng tín tra tấn đến chết.
Ngày nay theo Libération, chính quyền Bắc Kinh ra sức xóa mọi vết tích của Bạc Hy Lai. Tên của ông trên mạng bị kiểm duyệt, ở Trùng Khánh các bài hát "đỏ" thì bị cấm...
Tờ báo cho là từ thời Mao đến nay, Trung Quốc đã thay đổi nhiều, duy chỉ có một điều là không thay đổi : Chế độ. Những cuộc thanh trừng chính trị ở thượng tầng nhà nước vẫn rất khắc nghiệt, và cũng như Mao thường nói : « đả lạc thủy cẩu » (khi con chó rơi xuống nước thì đó là lúc phải đánh nó).
Vụ Bạc Hy Lai : Kẽ hở của chế độ Trung Quốc
Đối với nhật báo kinh tế Les Echos, vụ việc đã cho thấy những kẻ hở của chế độ Trung Quốc. Theo tờ báo, đây là vụ khủng hoảng chính trị lớn, phá tan hình ảnh một đảng Cộng sản Trung Quốc đoàn kết và làm chủ được hướng đi của mình.
Đối với Les Echos, ông Bạc Hy Lai đã tự tôn mình là lãnh đạo của "cánh tả mới". Nhãn hiệu chính trị này đã thúc đẩy ông cổ vũ cho những giá trị thời Mao, với hy vọng không bị đào thải. Trong mắt phóng viên Les Echos, ông Bạc Hy Lai có cách tiếp cận theo kiểu cá nhân "vận động tranh cử", trong một chế độ vẫn vận hành theo kiểu đồng thuận, bí mật.
Dĩ nhiên phương pháp của ông có nhiều điểm đáng chê trách, nhưng Les Echos nhìn thấy là Bạc Hy Lai có lẽ đã phải trả giá cho sự năng nổ của ông, trước một ban lãnh đạo mà những năm qua chỉ hứa hẹn thay đổi hơn là thực thụ cải cách. Tờ báo trích một nhà nghiên cứu chính trị ở Singapore, nhắc lại rằng : « Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói nhiều, và luôn hứa hẹn sự thay đổi, trong lúc đó ông Bạc Hy Lai lại hành động », và điều mà nhân vật này quan tâm là "kết quả".
Les Echos nhắc lại lời của một chuyên gia khác, cho biết là từ năm 2003, lời hứa hẹn cải tổ tại Trung Quốc cũng nhiều như những hành động không thực hiện.
Tóm lại theo Les Echos nỗi lo sợ lớn của chính quyền Trung Quốc hiện nay là sự thay đổi, nhưng sự bất động trên mặt chính trị là mối đe dọa đối với hướng đi của Trung Quốc.
Hàn Quốc : Những cụ già làm "giao liên" cho các gia đình ly tán
Cũng chú ý đến châu Á, báo La Croix nhìn sang bán đảo Triều Tiên, với sáng kiến của người Hàn Quốc, lập ra một "hệ thống" trung gian để bắt liên lạc với người thân ở Bắc Triều Tiên. Hệ thống này được tờ báo Công giáo Pháp nêu trong hàng tựa : « Giữa hai miền Triều Tiên, những người ông đóng vai trò ‘sứ giả’ ngầm ».
Phóng viên La Croix đi đến nơi "làm việc" của hai sứ giả Choe và Park, đều ngoài 70 tuổi : một văn phòng bé nhỏ, ít người chú ý ngay trung tâm Seoul. Điện thoại di động của họ cứ reo liên tục. Hai ông già giải thích một cách hãnh diện : Chúng tôi giúp đỡ khách hàng của mình liên lạc với người thân ở Bắc Triều Tiên. Các gia đình ở Hàn Quốc cung cấp một số thông tin, sau đó hai ông liên lạc với một số người ở bên kia biên giới để họ đi tìm. Họ phải rất cẩn thận, kín đáo, vì nếu bị phát giác thì có nguy cơ đi tù.
La Croix cho biết là ông Choe, đã từ Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc trước chiến tranh 1950-53. Trong những năm 1990, ông đã đi tìm và gặp được người anh ở Trung Quốc. Ngày nay với kinh nghiệm tìm kiếm của mình, và gia đình ở Bắc Triều Tiên, ông giúp đỡ đồng hương. Theo ông nếu người cần tìm ở nông thôn thì công việc rất dễ vì họ ít dời chỗ ở. Còn ở thành phố thì khó hơn nhiều.
Ông cho biêt là ông hoạt động ở vùng sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Có nhiều đoạn con sông hẹp, lại không có lính canh gác. Người giao liên của ông "ném" thư qua con sông cho người bên biên giới Trung Quốc nhặt lấy, đi chụp lại và gởi đến Seoul qua e-mail. Và như thế chỉ mất có hai ngày thôi !
Ông Choe đã đến vùng sông Áp Lục đến hơn 60 lần nhưng chỉ bị công an Trung Quốc câu lưu có hai lần. Theo ông từ năm 1998 ông đã giúp cho 120 gia đình Hàn Quốc tìm lại được người thân ở Bắc Triều Tiên.
Những người hoạt động như ông Choe và Park, hiện nay còn được Bộ Thống nhất ở Hàn quốc hỗ trợ. Một đại diện của Bộ cho biết là vì Bắc Triều Tiên không trả lời hoặc từ chối những đề nghị phía Hàn Quốc cho gia đình phía Nam gặp gỡ thân nhân, hay liên lạc qua thư từ, điện thoại cho nên Bộ này đã kín đáo hỗ trợ công việc những người làm trung gian như ông Park hay ông Choe.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, thời gian rất cấp bách : 700.000 người Hàn Quốc thế hệ 1 hay 2 đều gốc Bắc Triều Tiên, 40% người xin gặp thân nhân đều trên 80 tuổi. Hàng ngàn bức thư mà hai ông Choe và Park chuyển lại mô tả tình hình rất bi đát ở phiá Bắc. Những người trung gian mua thuốc men, quần áo ấm ở Trung Quốc và kín đáo chuyển đi.
Vấn đề hiện nay là đời sống đã trở nên đắt đỏ, nhiều gia đình Hàn Quốc không thể giúp thân nhân ở miền Bắc như trước, nhiều người đã phải giấu chồng hay vợ khi phải nhờ đến những người trung gian.
Bài báo trích dẫn lời ông Choe, cho là có lẽ trong 20 năm tới đây, vấn đề gia đình ly tán này sẽ được "giải quyết", vì ngay thế hệ con ông, đã 50 tuổi, không còn quan tâm đến nữa. Khi ông nhắc đến vấn đề này, câu trả lời là : « Để làm gì ? Con cũng đâu biết mặt họ ! »
Pháp : Ứng cử viên Tổng thống của đảng Xã hội làm rõ thiên hướng dân chủ xã hội
Liên quan đến nước Pháp, chín ngày trước vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, báo giới hôm nay lẽ dĩ nhiên không thể bỏ qua cuộc vận động tranh cử càng lúc càng gay gắt, và tiếp tục nêu bật đường hướng của mỗi ứng cử viên.
Nhật báo thiên tả Libération đã chọn ứng cử viên Đảng Xã hội François Hollande làm "khách mời đặc biệt". Qua phần phỏng vấn trải dài trên 6 trang báo, độc giả thấy toát lên dụng tâm của ông Hollande là muốn làm rõ hơn xu hướng dân chủ xã hội của ông, một xu hướng cho đến giờ vẫn gây chia rẽ trong nội bộ đảng Xã hội Pháp.
Theo Libération, ông Hollande không ngần ngại công khai bảo vệ sự lựa chọn của mình dù rằng cho đến nay, theo tờ báo, đảng Xã hội luôn luôn che giấu và phủ nhận đường hướng xã hội dân chủ. Đối với Libération : « Về mặt này, François Hollande đã lật ngửa các quân bài của ông, và sẵn sàng nhận trách nhiệm về việc làm của mình. Quyết định làm rõ quan điểm lập trường này, sau cuộc bầu cử, sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đảng Xã hội Pháp ».
Tuy nhiên, đảng Xã hội không phải là lực lượng chính trị duy nhất thuộc cảnh tả trong cuộc tranh cử Tổng thống lần này. Theo các cuộc thăm dò dư luận, ứng cử viên Jean-Luc Melenchon thuộc Mặt trận Cánh tả - trong đó có đảng Cộng sản Pháp - đang vươn lên giành vị trí thứ ba trong số các ứng viên nhiều triển vọng. Nhật báo Cộng sản L’Humanité lẽ dĩ nhiên đã dành trang nhất cho nhân vật của mình, và nhấn mạnh đến cuộc mít tinh của ông Mélenchon vào ngày mai tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp. Tờ báo tin chắc rằng sẽ xuất hiện một"làn sóng mới ở Marseille."
Nhật báo thiên hữu Le Figaro thì tiếp tục nã pháo vào đối thủ sừng sỏ nhất của ông Nicolas Sarkozy, ứng viên cánh hữu, và nhấn mạnh trên một thách thức khác đang chờ đón ứng cử viên đảng Xã hội : Đó là cuộc khủng hoảng tài chính.
Sau khi ghi nhận rằng ông Hollande đã khởi động trở lại cuộc tấn công bằng lời nói chống lại những gì bị ông tố cáo là "bức tường thành của tiền bạc", Le Figaro đã mỉa mai tự hỏi : "Giá trị của những lời tuyên chiến đó là gì ?". Tờ báo trả lời ngay "Chẳng bao nhiêu" và giải thích : "Một quốc gia mang công, mắc nợ bị buộc phải sống trong sự thúc ép, dù muốn hay không muốn. François Hollande nói là ông đã đặt "thị trường" trong tầm bắn mặc dù ông dư biết rằng thực tế là hoàn toàn ngược lại".
Bảy người Pháp vẫn là con tin tại châu Phi
Họ vẫn còn là bảy người nằm trong tay những kẻ bắt cóc ở Somalia và vùng Sahel, phía Nam sa mạc Sahara. Trên trang nhất báo Công giáo La Croix hôm nay, năm người trong số này đã xuất hiện với đầy đủ tên họ : Philippe Verdon, Daniel Larribe, Marc Ferret, Thierry Dol và Pierre Legrand. Tờ báo xác định là các con tin "không hề bị lãng quên". La Croix cho biết là còn có ảnh của hai người còn lại là Serge Lazarevic và Denis Allex, nhưng đã quyết định không đăng, vì đó là những bức hình lấy từ băng video do quân bắt cóc gởi đến.
Tờ báo Công giáo Pháp đã cử đặc phái viên đến Bamako, thủ đô Mali, để điều tra thêm về số phận các con tin này. Kết quả, theo La Croix, không phấn khởi chút nào vì các thông tin mà tờ báo thu thập được cho thấy là các nạn nhân này khó được trả tự do sớm.
Đối với La Croix, cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp đang khiến cho chính phủ Pháp bó tay vì nếu các con tin được trả tự do vào lúc này, điều đó sẽ làm dấy lên tranh cãi về cái giá đã phải trả để chuộc họ ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét