Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha đã buộc phải phủ nhận những tin cho rằng chính phủ đang mưu tìm sự trợ giúp của quốc tế để vực dậy nhiều ngân hàng của họ, giữa lúc lo ngại gia tăng là nhiều định chế cho vay phải đối diện với những thua lỗ khổng lồ vì các khoản nợ không được hoàn trả. Nhiều ngân hàng trong nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu là Đức, cũng đã bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng này. Thông tín viên Henry Ridgwell tường thuật từ London.
Các ngân hàng Tây Ban Nha đã cung cấp nhiều tỉ đô la cho các nhà thầu phát triển địa ốc kiếm lời trong những năm thị trường nhà đất nở rộ. Chiếc bong bóng địa ốc đã nổ tung để lại cho các ngân hàng Tây Ban Nha với các món nợ khổng lồ. Chính phủ đã quốc hữu hóa định chế cho vay suy yếu Bankia với giá ước tính khoảng 25 tỉ đô la.
Chuyên gia Tobias Blattner là trưởng toán khảo cứu kinh tế của công ty buôn bán chứng khoán Daiwa Capital Markets, nói:
“Rốt cuộc, Bankia chỉ là phần nổi của tảng băng sơn, bởi vì chúng ta biết họ vẫn còn những khoản nợ xấu khổng lồ. Vì thế, tôi nghĩ rằng họ đang rơi vào một giai đoạn rất nguy kịch. Theo tôi, những gì chúng ta chứng kiến là đường lối chính phủ Tây Ban Nha chọn lựa cho tới nay đã không đủ thuyết phục các nhà đầu tư tin rằng ngân hàng Tây Ban Nha an toàn.”
Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha, ông Luis de Guindos, đã phủ nhận tin cho rằng nước ông đang mưu cầu sự trợ giúp của quốc tế cho các ngân hàng Tây Ban Nha:
"Tôi lặp lại rằng không có nghi vấn nào về một biện pháp cứu nguy cuối cùng."
Ông Fidel Peter Helmer, một nhà buôn bán chứng khoán, làm việc với ngân hàng tư Hauck and Aufhaeuser nói, Tây Ban Nha muốn tránh đi theo vết xe của các quốc gia như Hy Lạp, và Bồ Đào Nha trong việc nhờ cậy đến cơ chế cứu nguy của Châu Âu.
"Ý tôi muốn nói là làm như vậy mức tín nhiệm tài chính của Tây Ban Nha sẽ bị hạ điểm thêm nữa. Họ muốn tránh chuyện đó bởi vì trên tất cả, các ngân hàng bị lung lay phải chịu trách nhiệm về tình trạng khốn khổ này."
Ngân hàng trung ương Châu Âu đã bơm thêm 660 tỉ đô la tiền mặt vào hệ thống ngân hàng của đại lục này hồi tháng Hai. Phương thuốc này có vẻ đang mất dần hiệu lực.
Sáu ngân hàng Đức đã bị cơ quan Moody hạ điểm tín nhiệm tài chính hôm thứ Tư vì e ngại bị nhiễm nợ xấu. Chuyện này diễn ra khi Ủy hội Châu Âu công bố kế hoạch để tránh các vụ cứu nguy trong tương lai được tài trợ bằng tiền của người thọ thuế. Ông Michel Barnier là Ủy viên Liên hiệp châu Âu đặc trách các thị trường nội địa, lên tiếng:
“Trong khu vực ngân hàng chúng tôi muốn có thêm sự theo dõi, giám sát, ngăn ngừa và thận trọng. Và chúng tôi không muốn người thọ thuế phải trả lâu hơn nữa.”
Những đề nghị đó sẽ không trở thành luật ít nhất là cho tới năm 2014, và giới phân tích nói họ không làm được bao nhiêu để dập tắt đám cháy đang hoành hành trong hệ thống ngân hàng Châu Âu.
Các ngân hàng Tây Ban Nha đã cung cấp nhiều tỉ đô la cho các nhà thầu phát triển địa ốc kiếm lời trong những năm thị trường nhà đất nở rộ. Chiếc bong bóng địa ốc đã nổ tung để lại cho các ngân hàng Tây Ban Nha với các món nợ khổng lồ. Chính phủ đã quốc hữu hóa định chế cho vay suy yếu Bankia với giá ước tính khoảng 25 tỉ đô la.
Chuyên gia Tobias Blattner là trưởng toán khảo cứu kinh tế của công ty buôn bán chứng khoán Daiwa Capital Markets, nói:
“Rốt cuộc, Bankia chỉ là phần nổi của tảng băng sơn, bởi vì chúng ta biết họ vẫn còn những khoản nợ xấu khổng lồ. Vì thế, tôi nghĩ rằng họ đang rơi vào một giai đoạn rất nguy kịch. Theo tôi, những gì chúng ta chứng kiến là đường lối chính phủ Tây Ban Nha chọn lựa cho tới nay đã không đủ thuyết phục các nhà đầu tư tin rằng ngân hàng Tây Ban Nha an toàn.”
Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha, ông Luis de Guindos, đã phủ nhận tin cho rằng nước ông đang mưu cầu sự trợ giúp của quốc tế cho các ngân hàng Tây Ban Nha:
"Tôi lặp lại rằng không có nghi vấn nào về một biện pháp cứu nguy cuối cùng."
Ông Fidel Peter Helmer, một nhà buôn bán chứng khoán, làm việc với ngân hàng tư Hauck and Aufhaeuser nói, Tây Ban Nha muốn tránh đi theo vết xe của các quốc gia như Hy Lạp, và Bồ Đào Nha trong việc nhờ cậy đến cơ chế cứu nguy của Châu Âu.
"Ý tôi muốn nói là làm như vậy mức tín nhiệm tài chính của Tây Ban Nha sẽ bị hạ điểm thêm nữa. Họ muốn tránh chuyện đó bởi vì trên tất cả, các ngân hàng bị lung lay phải chịu trách nhiệm về tình trạng khốn khổ này."
Ngân hàng trung ương Châu Âu đã bơm thêm 660 tỉ đô la tiền mặt vào hệ thống ngân hàng của đại lục này hồi tháng Hai. Phương thuốc này có vẻ đang mất dần hiệu lực.
Sáu ngân hàng Đức đã bị cơ quan Moody hạ điểm tín nhiệm tài chính hôm thứ Tư vì e ngại bị nhiễm nợ xấu. Chuyện này diễn ra khi Ủy hội Châu Âu công bố kế hoạch để tránh các vụ cứu nguy trong tương lai được tài trợ bằng tiền của người thọ thuế. Ông Michel Barnier là Ủy viên Liên hiệp châu Âu đặc trách các thị trường nội địa, lên tiếng:
“Trong khu vực ngân hàng chúng tôi muốn có thêm sự theo dõi, giám sát, ngăn ngừa và thận trọng. Và chúng tôi không muốn người thọ thuế phải trả lâu hơn nữa.”
Những đề nghị đó sẽ không trở thành luật ít nhất là cho tới năm 2014, và giới phân tích nói họ không làm được bao nhiêu để dập tắt đám cháy đang hoành hành trong hệ thống ngân hàng Châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét