Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa lễ hội, thường thu hút nhiều khách du lịch đổ đến vùng Himalaya, nơi đang bị chính quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc vào tháng 3/2008.
Nhiều công ty du lịch cho AFP biết vào cuối tháng Năm, cơ quan quản lý du lịch Tây Tạng đã thông báo cho họ là du khách ngoại quốc sẽ không được phép đến vùng tự trị nằm ở tây nam Trung Quốc. Một nhân viên của Tibet China International Tour Service nói rằng : « Cơ quan chức năng đã yêu cầu chúng tôi ngưng tổ chức các tour cho những đoàn khách nước ngoài đến Tây Tạng vào cuối tháng Năm. Chúng tôi không biết đến bao giờ lệnh cấm này mới được hủy bỏ ».
Một công ty khác cho rằng biện pháp này có thể liên quan đến lễ Phật đản. Lễ hội thường tràn ngập những Phật tử đến hành hương năm nay bắt đầu vào ngày 4/6, trùng với kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Trung Quốc thường tạm cấm đến Tây Tạng trong những giai đoạn căng thẳng, sợ sẽ xảy ra những lộn xộn tại vùng đất mà cư dân Tây Tạng thường tố cáo là bị đàn áp về văn hóa và tín ngưỡng. Sau các cuộc nổi dậy năm 2008, du khách ngoại quốc bị cấm đến Tây Tạng trong hơn một năm. Khi được phép đến, thì họ phải đi theo nhóm và xin được giấy phép đặc biệt.
Hôm 27/05 lần đầu tiên đã có hai người Tây Tạng tự thiêu ngay tại thủ phủ Lhassa của Tây Tạng. Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có 37 người Tây Tạng tự thiêu tại các khu vực người Tây Tạng ở các tỉnh lân cận.
Nhiều công ty du lịch cho AFP biết vào cuối tháng Năm, cơ quan quản lý du lịch Tây Tạng đã thông báo cho họ là du khách ngoại quốc sẽ không được phép đến vùng tự trị nằm ở tây nam Trung Quốc. Một nhân viên của Tibet China International Tour Service nói rằng : « Cơ quan chức năng đã yêu cầu chúng tôi ngưng tổ chức các tour cho những đoàn khách nước ngoài đến Tây Tạng vào cuối tháng Năm. Chúng tôi không biết đến bao giờ lệnh cấm này mới được hủy bỏ ».
Một công ty khác cho rằng biện pháp này có thể liên quan đến lễ Phật đản. Lễ hội thường tràn ngập những Phật tử đến hành hương năm nay bắt đầu vào ngày 4/6, trùng với kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Trung Quốc thường tạm cấm đến Tây Tạng trong những giai đoạn căng thẳng, sợ sẽ xảy ra những lộn xộn tại vùng đất mà cư dân Tây Tạng thường tố cáo là bị đàn áp về văn hóa và tín ngưỡng. Sau các cuộc nổi dậy năm 2008, du khách ngoại quốc bị cấm đến Tây Tạng trong hơn một năm. Khi được phép đến, thì họ phải đi theo nhóm và xin được giấy phép đặc biệt.
Hôm 27/05 lần đầu tiên đã có hai người Tây Tạng tự thiêu ngay tại thủ phủ Lhassa của Tây Tạng. Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có 37 người Tây Tạng tự thiêu tại các khu vực người Tây Tạng ở các tỉnh lân cận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét