6.6.12

Tướng Phùng Quang Thanh: VN có nhu cầu mua vũ khí Mỹ



04/06/201220:10:15
Sáng nay (4/6), trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí của Mỹ và mong nước này bỏ cấm vận vũ khí sát thương.
Trả lời câu hỏi của hãng AFP về "kế hoạch của Việt Nam đối với việc mua vũ khí Mỹ nếu Mỹ đồng ý bán, cũng như Việt Nam có tiếp tục cho phép gia tăng sự vào ra cảng của tàu quân sự Mỹ đến cảng Cam Ranh?", Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho biết hiện nay Mỹ mới bỏ cấm mua các loại trang bị sát thương với Việt Nam, còn các loại vũ khí sát thương chưa được dỡ bỏ cấm vận.

Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hoá hoàn toàn quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của hai nước. Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua lại một số vũ khí trang bị trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ.

Sau đó, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, nếu khả năng tài chính đất nước cho phép, Việt Nam sẽ từng bước hiện đại hóa quân đội và sẽ lựa chọn mua những loại trang bị vũ khí phù hợp yêu cầu hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, giá cả cạnh tranh.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng bày tỏ sự hoan nghênh việc tàu hậu cần, kỹ thuật của Mỹ tiếp tục đến sữa chữa ở các cảng thương mại của Việt Nam.

"Việt Nam có lợi thế các cơ sở sửa chữa, sản xuất tàu biển, kể cả tàu hậu cần, kỹ thuật của quân đội Mỹ, thợ của chúng tôi lành nghề cao, tay nghề tốt, chăm chỉ, giá cả cạnh tranh, để tăng cường hợp tác quốc phòng song phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân của phía Việt Nam" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.

Tàu vận tải USNS Richard E.Byrd của hải quân Mỹ đang neo đậu sửa chữa tại cảng Cam Ranh - Ảnh: VNE
Trong phát biểu đầu tiên tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mỹ Leon Panetta bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc sự đón tiếp của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng như việc tạo cơ hội cho ông thăm vịnh Cam Ranh.

"Đó là cuộc viếng thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến cảng kể từ sau chiến tranh. Chuyến thăm tạo cơ hội cho tôi thăm một tàu Mỹ đang sửa chữa ở vịnh do một doanh nghiệp của Việt Nam, cảm ơn mức độ hợp tác của hai bên, sự hợp tác của Việt Nam dành cho tàu đó" - ông Panetta nêu rõ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Cam Ranh là vịnh quan trọng. Nếu Việt Nam trong quá trình cải tạo có nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ thì Mỹ sẵn sàng".

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở vấn đề hai bên cùng quan tâm, về hợp tác quốc phòng song phương giữa Bộ Quốc phòng hai nước.

Bộ trưởng Panetta đến thăm tàu USNS Richard E.Byrd đang neo đậu sửa chữa ở Cam Ranh - Ảnh: AP
Hai bên tập trung trao đổi tìm biện pháp thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng song phương mà bộ quốc phòng hai nước ký năm ngoái. Trong đó có một số lĩnh vực như tiếp tục đối thoại song phương cấp cao giữa bộ quốc phòng hai nước, hợp tác lĩnh vực trong tìm kiếm cứu nạn, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, hợp tác lĩnh vực quân y, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, ông đã trao cho Bộ trưởng Panetta 3 bức thư, những kỷ vật của lính Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam.

Hai bên cũng tiếp tục hợp tác trong rà phá bom mìn sót lại trong chiến tranh, Mỹ hỗ trợ giúp thông tin và trang thiết bị rà phá bom mìn giúp Việt Nam, hợp tác tẩy độc chất đọc da cam tồn lưu ở một số sân bay, khu vực trước đây Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam" - Tướng Thanh nói.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trao các bức thư của một lính Mỹ cho ông Panetta.
"Tóm lại chúng tôi hợp tác trên 3 lĩnh vực hợp tác chính: trong khuổn khổ bản ghi nhớ hợp tác quốc phong song phương hai nước ký, về lĩnh vực an ninh phi truyền thống, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh và cho biết hai bên nhận thấy tiềm năng, dư địa hợp tác còn lớn.

Tại cuộc báo, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng nêu rõ: "Hợp tác quốc phòng song phương tăng cường hiểu biết, tăng cường tin cậy phù hợp quan hệ chung hai nước, với tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đôi bên cùng có lợi, đôi bên cùng hợp tác, phát triển ở khu vực, đóng góp cho thế giới, không làm phương hại an ninh của các nước láng giềng và các nước khác".

Bộ trưởng Panetta tán đồng: "Mỹ có mục đích muốn thúc đẩy chính những điều như Bộ trưởng Thanh đã đề cập là độc lập, chủ quyền của các nước trong khu vực. Đó chính là phục vụ lợi ích của sự ổn định".

"Chắc chắn rằng chúng ta sẽ có sự ổn định nếu có một Việt Nam hùng mạnh hay Indonesia hùng mạnh, Philippines hùng mạnh và các nước trong khu vực hùng mạnh. Sự mất ổn định diễn ra nếu khu vực chỉ có nhóm những nước yếu, trong khi Mỹ và Trung Quốc là cường quốc trong khu vực. Vấn đề trọng yếu là để có tương lai ổn định, thịnh vượng, nhân dân các nước trong khu vực sống tốt đẹp thì điều quan trọng phải bảo đảm làm sao các nước có thể phát triển năng lực, kinh tế, thương mại. Điều đó sẽ đem các nước xích lại với nhau chứ không phải đẩy nhau cách xa. Đó là mục đích của Mỹ và là lý do vì sao tôi có mặt ở Việt Nam" - Ông Panetta nêu rõ.
(Theo NLĐ)


Nguyễn Chí Vịnh:Tuy nhiên đây là công việc mang tính chính trị là chủ yếu, còn cho tới nay Việt Nam chưa có nhu cầu mua vũ khí, trang bị của Mỹ.
Bấm vào đây để xem nội dung đã được giấu ở trong
Reply With Quote
  #2  
Chưa đọc hôm nay, 08:11 AM
Tướng 4 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 1,060
Thanks: 20
Được cảm ơn 941 lần trong 476 bài
Default

Quote:
Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn của BBC ngày 3.6:
Việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mang ý nghĩa biểu tượng là chủ yếu vì không thể có quan hệ lành mạnh, bình đẳng mà nước này lại cấm vận với nước kia. 
Bỏ cấm vận sẽ tạo tin tưởng rằng Mỹ tôn trọng Việt Nam. Chừng nào chưa bỏ cấm vận thì Mỹ cũng chưa thể nói rằng hai bên đã có quan hệ lành mạnh và bình đẳng.
Tuy nhiên đây là công việc mang tính chính trị là chủ yếu, còn cho tới nay Việt Namchưa có nhu cầu mua vũ khí, trang bị của Mỹ.
Quote:
Phùng Quang Thanh trả lời câu hỏi của hãng AFP ngày 4.6: 
"Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hoá hoàn toàn quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của hai nước. Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua lại một số vũ khí trang bị trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ.
*************
Chừng nào thì 2 thằng tướng này sẽ đánh nhau ? 
Lẹ lên nhé, chúng ông chờ ! 
Doremi
Reply With Quote
  #3  
Chưa đọc hôm nay, 08:38 AM
Tân binh
 
Ngày Gia Nhập: Jun 2012
Số Bài: 2
Thanks: 1
Được cảm ơn 1 lần trong 1 bài
Default

thằng Nguyễn chí Vịnh là con của Tàu khựa , con Phùng quang Thanh đi hai hàng nhưng hơi nghiên về bên Mỷ, vì ở VN có nhiều thằng như NCV nên nươc VN còn khỗ dài dài , sao dân chúng không đứng lên lật đỗ BẠO TÀN CỘNG SẢN , bọn HÈN với GIẶC , ÁC với DÂN
Reply With Quote
  #4  
Chưa đọc hôm nay, 03:39 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Jan 2011
Số Bài: 2,578
Thanks: 1,007
Được cảm ơn 3,245 lần trong 1,491 bài
Default Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra 43 năm chiến tranh ...

Hai cuộc "kháng chiến chống Pháp, Mỹ " còn nghĩa lý gì, khi Việt gian Cộng sản ngửa tay, van xin lạy lục mua vũ khí của Pháp, Mỹ và cầu mong họ trở lại ?


1945 - 1975 * 1976 - 1988
Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra 43 năm chiến tranh - 11 triệu người chết, thương vong, đất nước điêu linh đổ nát, nay hoàn toàn vô nghĩa?


1945 - 1975 + 1976 - 1988



Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra 43 năm chiến tranh - 11 triệu người chết, thương vong, đất nước điêu linh đổ nát, nay hoàn toàn vô nghĩa?

Hồ sơ « lính Mỹ mất tích » trong chiến tranh Việt Nam (Missing in action, MIA) vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối nhất đối Washington trong quan hệ với Hà Nội. Nhân chuyến đến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, chính quyền Việt Nam đã đồng ý cho mở rộng thêm 3 khu vực tìm kiếm mới.
Các khu vực này bao gồm một địa điểm nơi có một chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ tại miền Trung Việt Nam và một địa điểm khác gần với biên giới Lào và Campuchia, nơi được cho là có một lính Mỹ bị mất tích. Hơn 35 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, hồ sơ MIA đối với phía Mỹ ngày càng trở nên cấp bách. Vì với thời gian, hài cốt các lính Mỹ có nguy cơ sẽ tan rã trong đất.
Bài viết nhắc lại các cuộc thương thảo về hồ sơ MIA đã được bắt đầu vào những năm 1982-1983 và những cuộc tìm kiếm chung đã bắt đầu vào cuối những năm 1980. Theo thống kê, hơn 400 hài cốt lính Mỹ đã được mang về nước kể từ sau khi chấm dứt xung đột. Chiến tranh Việt Nam đã để lại nhiều đau thương cho cả hai phía : gần 58 ngàn lính Mỹ thiệt mạng, 400 ngàn về phía Nam Việt Nam và 900 ngàn phía Bắc Việt Nam.
Nhận xét về bản chất của mối quan hệ này, La Croix cho rằng chuyến viếng thăm Việt Nam trùng với ngày « chiến sĩ trận vong » tại Washington. Cách đây ba ngày, 50 năm về trước là ngày Mỹ bắt đầu tham chiến vào Việt Nam. Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh rằng cuộc chiến này là « một trong những chương đau xót nhất trong lịch sử đất nước ». Đồng thời, tổng thống Mỹ đã lên kế hoạch rút « quân chiến đấu » ra khỏi Afghanistan từ đây đến năm 2014.
Ký ức chiến tranh Việt Nam xảy ra vào lúc mà Hoa Kỳ liên tục có các động thái hòa giải với cựu kẻ thù. Mặt khác, Hà Nội cũng rất cần đến sự ủng hộ của Mỹ trong khu vực và rất muốn tăng cường hợp tác quân sự với Washington.
Tuy nhiên, ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói rõ rằng mối quan hệ hợp tác này, qua việc ký kết một thỏa thuận vào năm 2011, sẽ còn phụ thuộc một phần vào vấn đề nhân quyền. Chính quyền Mỹ không có ý định bán vũ khí cho Việt Nam trong khi việc vi phạm nhân quyền vẫn còn đang tiếp diễn. Thế nhưng, vào ngày hôm qua, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Giải thích vì sao có sự xích lại gần nhau hơn của hai cựu thù này, La Croix cho rằng mọi chính sách địa chính trị của Mỹ tại châu Á đang có sự thay đổi do sự bành trướng ngày càng mạnh của Trung Quốc, trên lãnh vực kinh tế cũng như quân sự. Gia tăng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là nhằm để cản đà bước tiến của Trung Quốc. Bởi vì, sự ổn định tại vùng Đông Nam Á hiện đang bị đe dọa do nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ.
Cảng Cam Ranh của Việt Nam, trong một tương lai không xa, có thể sẽ giữ một vai trò cốt yếu trong kế hoạch tái triển khai quân từ đây đến năm 2020 của các hạm đội Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Một bộ phận sẽ được đặt tại Úc và bộ phận khác sẽ có mặt tại Singapore. Và như vậy, Việt Nam có thể giữ vai trò cân bằng trong kế hoạch tái triển khai rộng lớn này của Mỹ.

Trong Hội Nghị An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Shangri-La tại Singapore từ ngày 02 đến 05-6-2012. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Leone Panetta đã mở đầu bằng chuyến viếng thăm thị sát cảng Cam Ranh ngày 02-6 và kết thúc bằng buổi hội kiến với Nguyễn Tấn Dũng tai Hà Nội ngày Thứ Hai 04-6-2012. Dịp nầy Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi xin Hoa Kỳ bỏ cấm vận kỹ thuật cao để CS Hà Nội có thể mua vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.


Chiến thuật chiến lược mới của HK là đưa 60% tổng lực lượng Hải Quân Mỹ qua phòng thủ vùng biển Châu Á Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020 là nhắm vào việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng là trên Biển Đông. 

Tứ ngày 21 đến 28-2-1972 khi TT Richard Nixon đến mật đàm với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu-Ân-Lai của Trung Quốc theo sự sắp xếp của Henry Kissinger nhằm chuyển giao VNCH cho Trung Cộng và Bắc Việt. Mỹ cam kết đầu tư vào TQ, mua hàng hóa của TQ. Đổi lại TQ cam kết cùng với CS Bắc Việt bảo đảm an ninh cho Mỹ rút quân khỏi chiến trường VN; và nhất là TQ để yên cho Mỹ phá sụp Liên Sô chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh. 

Mỹ làm ngơ cho 10,000 quân Bắc Việt do TQ tiến đánh yểm trợ chiếm Căn cứ Caroll ở Ái Tử vào ngày 03-3-1972 và tiến đánh chiếm Đông Hà, Cổ Thành Quảng Trị và hoàn toàn chiếm tỉnh Quảng Tri vào ngày 01-5-1972 để làm áp lực buộc VNCH ngồi vào bàn Hội Nghị Paris. Mỹ cúp hết viện trợ quân sự cho VNCH và buộc VNCH ký Hiệp Định Paris vào 27-01-1973 theo đó Mỹ sẽ rút quân khỏi VNCH; trong khi Bắc Việt được Liên Xô và TQ hỗ trợ đánh nhau với VNCH thi nay Mỹ và TQ công nhận rằng Mặt Trận GPMN được Bắc Việt yểm trợ đánh nhau với VNCH mà không đòi buộc Bắc Việt phải rút 260,000 Bộ Đội Chính Quy ra khỏi Miền Nam VN. Đó là tạo thuận lợi cho Bắc Việt tiến quân chiếm trọn VNCH vào ngày 30-4-1975. 

Sau khi Mỹ bàn giao VNCH cho TQ và CS Bắc Việt thì Mỹ cho đầu tư ồ ạt vào TQ, mua 80% hàng hóa TQ sản xuất và TQ đã để yên cho Mỹ đánh sup Liên Xô (USSR) vào năm 1991 khi ông Gorbachev giải thể chế độ Cộng Sản Liên Xô và làmTổng Thống Nga theo chế độ tự do. 

Mỹ đã sai lầm tạo cho TQ từ nghèo đói lạc hậu nay trở thành siêu cường kinh tế muốn lật đổ Mỹ. Mỹ đã triệt tiêu các ảnh hưởng của TQ tại Bắc Phi, Afghanistan, Pakistan, Trung Đông và nay Mỹ cũng sẽ dùng con bài Việt Nam để đánh sụp chế độ CS Trung Quốc trong những ngày sắp tới! 

Ba Dũng „xà mâu“ nay đã nói "Hoàng Sa Trường Sa là của VN". Trước đây Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN qua họp ở TQ đã tuyên bố giải quyết tranh chấp Biển Đông trên căn bản "Song Phương"; nhưng nay tại Hội Nghị Shangri-La vừa qua, Tướng Vịnh đã nói ngược lại là phải giải quyết tranh chấp theo cách đa phương có các bên liên quan cùng họp trên căn bản Luật quốc tế Biển.

Hoa Kỳ đang tăng viện trợ quốc phòng gấp 4 lần cho Phi-Luật-Tân giữa lúc TQ đang cho 22 Tàu Chiến đến vây hãm một khu đảo đang tranh chấp sát thềm lục địa của Phi. Và, nay HK có thể sẽ bán vũ khí tối tân cho CSVN nhằm đẩy TQ vào thế phải đối đầu. Trước đây CSVN thường ca bài "con cá nó sống vì nước" nói rằng TQ là đồng chí anh em và là đối tác hàng đầu của VN. Nay, Nguyễn Tấn Dũng „nhổ lại liếm, tráo trở“ nói Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của bọn chúng ?

http://tapchingonluan.de/index.php?o...viet&Itemid=59

Không có nhận xét nào: