Há miệng mắc quai
Phạm Trần - Mình là nạn nhân mà lại đi xin “cầu hòa” thì chỉ có thể chủ động bởi kẻ yếu hèn không còn biết đến liêm sỉ của con người, nói chi đến chuyện thay mặt cho Lãnh đạo một quốc gia như trường hợp Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, đã làm trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh ngay 25/06 (2011) để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
Cuộc họp đã diễn ra đúng một tháng sau ngày tầu Hải giám của Trung Hoa ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tới 80 hải lý, (bên trong phạm vi 200 hải lý) đề trấn áp và cắt giây cáp Tầu Bình Minh 2 khi Tầu này đang thực hiện công tác thăm dò đáy biển cho Công ty Dầu khí Việt Nam tại vùng biển tỉnh Phú Yên.
Sau đó, đến ngày 9-6, một tầu đánh cá lớn khác của Trung Hoa đã tấn công trực diện tầu Viking II, cũng làm công tác thăm dò đáy biển cho Công ty Dầu khí Việt Nam trong lãnh hải Vũng Tầu.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, lần đầu tiên, đã nói mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.
Vậy cuộc họp giữa Hòang Xuân Sơn và Đới Bỉnh Quốc kết qủa ra sao ?
Bản Thông tin báo chí chung hai bên, do Thông tấn xã Việt Nam phổ biến ngày 27-6 (2011) viết rằng : “Ngày 25-6 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.
Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.”
Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.”
Sau khi về đến Hà Nội, Hoàng Xuân Sơn vội vã tiếp xúc với Báo chí của đảng để nói thêm những điều còn úp mở trong Thông báo chung.
Sơn nói : “Nội dung Thông điệp (của cuộc họp) tập trung vào 3 điểm chính sau:
1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.
2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.”
Hồ Xuân Sơn còn nói: ”Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.”
Có 2 vấn đế cần làm sáng tỏ : Từ lâu, Bắc Kinh đã không coi “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” giữa Trung Hoa và Hiệp hội gồm 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang năm 2002 có gía trị ràng buộc các bên ký kết phải tuân thủ vì Văn kiện này không có tính cách pháp lý mà hòan tòan tùy thuộc vào thiện chí của mỗi quốc gia.
Có 2 vấn đế cần làm sáng tỏ : Từ lâu, Bắc Kinh đã không coi “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” giữa Trung Hoa và Hiệp hội gồm 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang năm 2002 có gía trị ràng buộc các bên ký kết phải tuân thủ vì Văn kiện này không có tính cách pháp lý mà hòan tòan tùy thuộc vào thiện chí của mỗi quốc gia.
Thứ hai, việc hợp tác “thăm dò khai thác dầu khí”, theo quan điểm của Việt Nam và các nước trong ASEAN chỉ có thể diễn ra trong vùng “còn tranh chấp” như khu vực Trường Sa chứ không thể nào được thực hiện trong vùng biển đã có chủ quyền lãnh thổ như trường hợp Hòang Sa của Việt Nam.
Ngược lại phía Trung Hoa lại đòi hợp tác khai thác cùng có lợi ngay trên vùng biển Trung Hoa tự nhận của mình đã do Bắc Kinh tự vẽ giống hình “Lưỡi Bò”, hay vùng “9 đoạn” chiếm diện tích từ 80 đến 85% diện tính của Biển Đông, tức lấn sang vùng biển của nước khác thay vì tại vùng chưa có ranh giới rõ ràng như ở Trường Sa.
Các bản tin của phía Việt Nam và lời tuyên bố của Hoàng Xuân Sơn không hế nói đến Công hàm của Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi Chu Ân Lai, Tổng lý của Trung Hoa thời bấy giờ, nhìn nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh bao gồm của hai quần đào Hòang Sa và Trường Sa mà thời đó thuộc quyền cai qủan của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam.
Các bản tin của phía Việt Nam và lời tuyên bố của Hoàng Xuân Sơn không hế nói đến Công hàm của Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi Chu Ân Lai, Tổng lý của Trung Hoa thời bấy giờ, nhìn nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh bao gồm của hai quần đào Hòang Sa và Trường Sa mà thời đó thuộc quyền cai qủan của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam.
Hành động của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miền Bắc Cộng sản lúc bấy giờ có dụng ý gì thì không ai biết. Những nhân chứng quan trọng nhất như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh đều đã chết nên “hành động lịch sử vô trách nhiệm” này của đảng CSVN đã để lại hệ lụy cho dân tộc đến ngày nay.
Bằng chứng đã được Hồng Lỗi, Phát ngôn nhân của Bộ Ngọai giao Trung Quốc nhắc khéo với phía Việt Nam trong Cuộc họp báo ngày 28-6 (2011).
Bằng chứng đã được Hồng Lỗi, Phát ngôn nhân của Bộ Ngọai giao Trung Quốc nhắc khéo với phía Việt Nam trong Cuộc họp báo ngày 28-6 (2011).
Theo Tân Hoa Xã của Trung hoa, Xinhua, thì Hồng Lỗi đã kêu họi Việt Nam hãy “thi hành sự đồng thuận về vấn đế Biển Đông đã đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc tuần qua của đặc phái viên của Việt Nam, Hồ Xuân Sơn.”
(China on Tuesday called on Vietnam to implement a bilateral consensus on the South China Sea issue that was reached during the China visit of Vietnam's special envoy Ho Xuan Son last weekend.)
Hông Lỗi nói tiếp : “ Chúng tôi đã thảo luận sâu rộng với phiá Việt Nam về vấn đề Biển Đông trong thời gian có cuộc thăm viếng của đặc sứ, và hai bên đã đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp qua tham khảo hữu nghị và tránh mọi động thái có thể làm phức tạp thêm vấn đề.”
(We had in-depth discussions with the Vietnamese side on the South China Sea issue during the visit of the special envoy, and the two sides agreed to solve disputes through friendly consultations and avoid making moves that may aggravate or complicate the issue," said Foreign Ministry spokesman Hong Lei at a press briefing.)
“Chúng tôi hy vọng phiá những người Việt Nam sẽ cùng với chúng tôi thực thi sự dồng thuận và cố gắng bảo vệ hòa bình và sự ổn định của Biển Đông.”
(We hope the Vietnamese side will implement the consensus together with us and make efforts to safeguard peace and stability of the South China Sea," Hong said.)
Một lần nữa, phiá Trung Hoa nhắc lại lập trường cố hữu không thay đổi rằng : “Trung Quốc đã tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi trên tất cả các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh.”
(China has repeatedly stated its indisputable sovereignty over the South China Sea islands and their surrounding waters.)
Bản tin của Tân Hoa Xã viết tiếp : “ Tài liệu lịch sử của Trung quốc chỉ rõ vào năm 1958 rằng, Chính phủ Trung quốc đã tuyên bố chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông là phần lãnh thổ của Trung quốc, và nguyên Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bầy tỏ đồng ý của ông trong Công hàm Ngọai giao gửi tới nguyên Thủ tướng Chu Ân Lai.”
(Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.)
Vẫn theo Tân Hoa Xã thì không hề có sự phản kháng của bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung quốc trên khu vực cho đến thập niên 1970 khi các nước, kể cả Việt Nam và Phi Luật Tân lên tiếng dành một phần chủ quyền.
(There was no dissension from any country on China's sovereignty over the area until the 1970s, when countries including Vietnam and the Philippines claimed partial sovereignty.)
“Và sau một thời gian dài thương thảo, Đặng Tiểu Bình mới đưa ra sáng kiến đề nghị rằng hãy gác sang một bên những tranh chấp để cùng hợp tác khai thác khu vực.”
(After long-term negotiations and disputes, Deng Xiaoping initiated his proposal on the issue that put aside the disputes and offered joint exploitation in the region.)
Sau hi nhắc lại Thỏa hiệp Nam Vang năm 2002 giữa Trung Hoa và Hiệp hội các nước Đông Nam Á về “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” , hãng Tân Hoa Xã (Xinhua) còn tiết lộ : “ Vào tháng 3 năm 2005, 3 Công ty Dầu khí Trung Hoa, Việt Nam và Phi Luật Tân đã ký chung một Thỏa hiệp lịch sử tại Manila về cùng hợp tác tìm kiếm dầu và hơi đốt tại vùng tranh chấp ở Biển Đông.”
(China on Tuesday called on Vietnam to implement a bilateral consensus on the South China Sea issue that was reached during the China visit of Vietnam's special envoy Ho Xuan Son last weekend.)
Hông Lỗi nói tiếp : “ Chúng tôi đã thảo luận sâu rộng với phiá Việt Nam về vấn đề Biển Đông trong thời gian có cuộc thăm viếng của đặc sứ, và hai bên đã đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp qua tham khảo hữu nghị và tránh mọi động thái có thể làm phức tạp thêm vấn đề.”
(We had in-depth discussions with the Vietnamese side on the South China Sea issue during the visit of the special envoy, and the two sides agreed to solve disputes through friendly consultations and avoid making moves that may aggravate or complicate the issue," said Foreign Ministry spokesman Hong Lei at a press briefing.)
“Chúng tôi hy vọng phiá những người Việt Nam sẽ cùng với chúng tôi thực thi sự dồng thuận và cố gắng bảo vệ hòa bình và sự ổn định của Biển Đông.”
(We hope the Vietnamese side will implement the consensus together with us and make efforts to safeguard peace and stability of the South China Sea," Hong said.)
Một lần nữa, phiá Trung Hoa nhắc lại lập trường cố hữu không thay đổi rằng : “Trung Quốc đã tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi trên tất cả các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh.”
(China has repeatedly stated its indisputable sovereignty over the South China Sea islands and their surrounding waters.)
Bản tin của Tân Hoa Xã viết tiếp : “ Tài liệu lịch sử của Trung quốc chỉ rõ vào năm 1958 rằng, Chính phủ Trung quốc đã tuyên bố chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông là phần lãnh thổ của Trung quốc, và nguyên Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bầy tỏ đồng ý của ông trong Công hàm Ngọai giao gửi tới nguyên Thủ tướng Chu Ân Lai.”
(Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.)
Vẫn theo Tân Hoa Xã thì không hề có sự phản kháng của bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung quốc trên khu vực cho đến thập niên 1970 khi các nước, kể cả Việt Nam và Phi Luật Tân lên tiếng dành một phần chủ quyền.
(There was no dissension from any country on China's sovereignty over the area until the 1970s, when countries including Vietnam and the Philippines claimed partial sovereignty.)
“Và sau một thời gian dài thương thảo, Đặng Tiểu Bình mới đưa ra sáng kiến đề nghị rằng hãy gác sang một bên những tranh chấp để cùng hợp tác khai thác khu vực.”
(After long-term negotiations and disputes, Deng Xiaoping initiated his proposal on the issue that put aside the disputes and offered joint exploitation in the region.)
Sau hi nhắc lại Thỏa hiệp Nam Vang năm 2002 giữa Trung Hoa và Hiệp hội các nước Đông Nam Á về “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” , hãng Tân Hoa Xã (Xinhua) còn tiết lộ : “ Vào tháng 3 năm 2005, 3 Công ty Dầu khí Trung Hoa, Việt Nam và Phi Luật Tân đã ký chung một Thỏa hiệp lịch sử tại Manila về cùng hợp tác tìm kiếm dầu và hơi đốt tại vùng tranh chấp ở Biển Đông.”
(In March 2005, three oil companies from China, Vietnam and the Philippines signed a landmark tripartite agreement in Manila to jointly prospect oil and gas resources in the disputed South China Sea.)
CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG
CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG
Tuy Tân Hoa Xã của Trung Hoa không nêu lý do tại sao họ lại lôi Công hàm của Phạm Văn Đồng ra để nhắc nhở Việt Nam phải tôn trọng những gì đã nói trong bối cảnh tranh chấp mới giữa hai nước, nhưng mục tiêu chiếm chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh thì đã rõ.
Vấn đề bây giờ là trách nhiệm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam phải trả lời như thế nào để có thể sống yên thân với người Phương Bắc và với chính người dân Việt Nam.
Trong khi chờ đợi thì mọi người hãy bình tĩnh đọc bức Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng, nguyên văn như sau :
"Thưa đồng chí Tổng lý
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
(Ký tên-Đóng dấu
Phạm Văn Đồng
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt-Nam Dân chủ Cộng Hòa)
Hành động cúi đầu khẩu phục Nhà nước Tầu khi ấy của Phạm Văn Đồng dù với mục đích gì chăng nữa cũng không sao xoá được vết nhơ trong lịch sử, vì Bức Công hàm đã nói rõ cái tâm địa “phản nước, hại dân” của một người đứng đầu Chính phủ-/-
Phạm Trần
(06/011)
Hành động cúi đầu khẩu phục Nhà nước Tầu khi ấy của Phạm Văn Đồng dù với mục đích gì chăng nữa cũng không sao xoá được vết nhơ trong lịch sử, vì Bức Công hàm đã nói rõ cái tâm địa “phản nước, hại dân” của một người đứng đầu Chính phủ-/-
Phạm Trần
(06/011)
gửi Dân Làm Báo
. Bookmark the permalink.
Thêm Bình luận Mới
Showing 1 comment