29.6.11

Hiện diện, nhưng có can thiệp?


Hiện diện, nhưng có can thiệp?

2011-06-29
Tình hình biển Đông trong tuần này có vẻ lắng dịu về mặt ngoại giao, nhưng công luận người Việt chú ý tới phản ứng của Trung Quốc sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về những biến cố tại biển Đông trong thời gian gần đây.

RFA photo
Nghị sĩ Mỹ Jim Webb trong cuộc thảo luận 13 tháng 6 tại Washington
Cùng được chú ý tới, là lập trường của Mỹ và Trung Quốc trong vòng đầu cuộc đối thoại song phương thường niên tại Hawaii, cùng với hoạt động của hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển Đông sóng gió.

Nghị quyết biển Đông từ Washington.   

Thượng viện Mỹ hôm thứ hai đã thông qua nghị quyết liên quan đến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong khu vực tranh chấp ở biển Đông cũng như quyền tự do lưu thông. Thượng Viện Hoa Kỳ kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp qua một tiến trình đa phương và hòa bình.  Đặc biệt, nghị quyết nhấn mạnh rằng những hoạt động thường xuyên của hải quân Hoa Kỳ mới có thể bảo đảm quyền tự do lưu thông trong hải phận và không phận biển Đông. Điều đó xác định sự hiện diện quân sự thường xuyên của Hoa Kỳ trong khu vực trọng yếu này tại Đông Nam Á. Sự hiện diện quân sự liệu có là dấu hiệu cho sự can thiệp quân sự của Mỹ một khi xảy ra xung đột vũ trang ở biển Đông? 
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong nghi thức chào đón tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tại Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 201
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong nghi thức chào đón tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tại Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2010.

Câu trả lời được nhiều người đồng ý là: không, nhất là đối với Việt Nam.  Việt Nam không có liên minh quân sự hay hiệp ước an ninh chung với Mỹ như Philippines hay Nhật Bản. Đối với Philippines thì Trung Quốc hẳn nhiên không thể gây hấn vì theo hiệp ước 1951, mọi cuộc tấn công quân sự với Philippines đều được coi là tấn công nước Mỹ. Sự hoạt động thường xuyên của hạm đội 7 tại biển Đông chỉ nhằm nói lên sự quan tâm của Mỹ đến khu vực trọng yếu này. Bộ quốc phòng và nhiều tư lệnh quân sự của Hoa Kỳ nhiều lần xác định rằng Hoa Kỳ không ủng hộ một giải pháp quân sự hay hành động quân sự nào tại biển Đông, và hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực này chỉ với tính cách can ngăn để khuyến khích không dùng vũ lực.  Tuy nhiên với sự hiện diện như vậy một khi xảy ra cuộc đối đầu quân sự Việt Nam-Trung Quốc, tàu chiến Trung Quốc cũng không thể phớt lờ sự có mặt của hạm đội 7 như một nhân chứng được phái đến, để mà tiếp tục uy hiếp Việt Nam. 
Về phía Bắc Kinh, phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ngay sau khi phổ biến nghị quyết, nói rằng nghị quyết không có cơ sở, bộ ngoại giao Trung Quốc lưu ý các nhà lập pháp Mỹ nên thận trọng, và chỉ các nước có liên quan mới nên dự phần trong cuộc tranh chấp ở biển Đông. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh muốn loại Washington ra ngoài, cho là Hoa Kỳ không liên quan. Trung Quốc còn xác định chỉ muốn giải quyết vấn đề trong một tiến trình song phương, cụ thể là đàm phán tay đôi với từng quốc gia liên quan, nóng bỏng nhất là Việt Nam, và Philippines, rồi đến Malaysia, Brunei vân vân...

Việt Nam và Philippines: hãy tự kiềm chế!

Trong khi đó tại Hawaii, Hoa Kỳ và Trung Quốc mở đầu vòng tham vấn về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hôm thứ hai với vấn đề ở biển Đông. Phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương sự vụ, ông Kurt Campell, họp báo hôm qua, xác nhận điều này. Ông nói Hoa Kỳ muốn tình hình bớt căng thẳng. Hoa Kỳ rất mong muốn duy trì hòa bình, ổn định và đang tìm cách tạo lập sự đối thoại chính thức giữa các bên liên quan với nhau.  Ông Kurt Campell cho biết phái đoàn Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng sự bành trướng quân sự của Trung Quốc đã gây quan ngại. Ông nói nếu Trung Quốc minh bạch hơn và tham dự những cuộc đối thoại thì sẽ giúp giảm bớt những mối quan ngại đó.

Phía Trung Quốc, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải không xuất hiện trong cuộc họp báo, nhưng hồi đầu tuần, ông này đã tuyên bố là Trung Quốc không hề gây nên bất cứ vụ việc nào ở Biển Nam Trung Hoa và nếu Hoa Kỳ muốn có vai trò thì phải yêu cầu các bên tranh chấp tự kiềm chế. Rõ ràng đó là cách nói của Trung Quốc, không những phủi tay mà còn đổ trách nhiệm cho phía bên kia. Những việc như Trung Quốc hăm dọa tàu cá của Phi, cắt dây cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam, và những vụ tàu cá Trung Quốc bị phi cơ, tàu chiến Philippines đuổi khỏi hải phận quanh Trường Sa, Bắc Kinh đều cho là họ chỉ hoạt động trong hải phận hay vùng đặc quyền kinh tế của họ, đâu có gây hấn với ai, và nói rằng chính Việt Nam với Philippines mới là kẻ gây sự để chiếm hải phận. Thậm chí giáo sư Tô Hạo từ Bắc Kinh dự cuộc hội thảo về biển Đông ở Washington còn nói ông ngạc nhiên trước sự
Tàu chiến Mỹ USS Blue Ridge vào cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo
Tàu chiến Mỹ USS Blue Ridge vào cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo
phẫn nộ và phản ứng mạnh của Việt Nam và Philippines.

Nhắc tới Philippines, Hoa Kỳ và Philippines thao dượt hải quân phối hợp hôm thứ ba.  Philippines tuyên bố đó chỉ là hoạt động quân sự phối hợp thường niên giữa hai nước, không liên quan gì đến vấn đề biển Đông. Tuyu nhiên giới quan sát cho là cuộc thao dượt này mang lại cho Manila sự tự tin trong những cuộc thương thảo trên bàn cờ ngoại giao, khi Philippines có thể tin chắc Hoa Kỳ còn đứng về phía mình. 

Không có nhận xét nào: