29.6.11

Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ai được lợi?


Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ai được lợi?

2011-06-29
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long vào giữa tháng 7.

AFP
Lúa được phơi cho khô trươc khi đóng bao bì.

Hoạt động này từng gây tranh cãi về việc nông dân không phải là người hưởng lợi. Nam Nguyên có bài chi tiết.

Bàn tay phù thủy của doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu với giá tốt, đầu ra thông thoáng chạy đều là yếu tố quan trọng nhất để nông dân dễ bán lúa và không bị ép giá. Nếu Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện tốt việc này thì không thể xảy ra chuyện được mùa mất giá. Trong nhiều năm vừa qua Việt Nam luôn xuất khẩu  5-6 triệu tấn gạo nhưng thường xảy ra ách tắc trong khâu tiêu thụ mà người chịu thiệt thòi là nông dân. Từ đó có chủ trương mua tạm trữ để giúp nông dân bán lúa mỗi khi thị trường trầm lắng. Để thực hiện tạm trữ, khi thì chính phủ trợ cấp 100% lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp, khi thì VFA đổi hạn ngạch xuất khẩu hợp đồng chính phủ cho doanh nghiệp nào chịu chủ động vốn mua tạm trữ.
Chủ trương mua tạm trữ là một ý tưởng tốt nhưng dưới bàn tay phù thủy của doanh nghiệp, như các chuyên gia gọi như thế, việc mua tạm trữ trong nhiều trường hợp là một cách kéo giá lúa gạo xuống mức thấp nhất để doanh nghiệp mua trữ và sau này xuất khẩu với giá có lợi cho họ
Chủ trương mua tạm trữ là một ý tưởng tốt nhưng dưới bàn tay phù thủy của doanh nghiệp, như các chuyên gia gọi như thế, việc mua tạm trữ trong nhiều trường hợp là một cách kéo giá lúa gạo xuống mức thấp nhất để doanh nghiệp mua trữ và sau này xuất khẩu với giá có lợi cho họ, nông dân tất nhiên đứng ngoài phần lợi nhuận này. Cần nhắc rằng chính phủ nhiều lần xác định năm 2011 sẽ xuất khẩu từ 7 đến 7,4 triệu tấn gạo.
TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
- “Làm sao phân phối hiệu quả theo chuỗi giá trị hạt gạo. Hiện nay bà con nông dân sau khi thu hoạch bán 
Mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.2010
Mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.2010
5.000đ-6.000đ/kg lúa, nhưng sau khi làm tốt khâu thu họach, xay xát, giá thị trường cao hơn thì các doanh nghiệp hưởng, sự hưởng lợi này mất cân bằng. Do vậy làm sao điều phối cho phù hợp để người nông dân có thêm phần lợi nhuận này.” 

VFA thường đặt ra một mức giá tối thiểu và gọi là giá bảo đảm để nông dân có lãi 30%. Cụ thể trong kế hoạch mua gạo vụ hè thu là không dưới 5.000đ/kg. Nông dân bất bình vì mức giá bảo hiểm thấp hơn giá thực tế hiện nay khoảng 800đ/kg. Đến cuối tháng 6 các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch khoảng 300.000 ha lúa hè thu sớm trong tổng diện tích 1.600.000 ha toàn vụ.     
Một nông dân Cần Thơ nhận xét về các đợt mua tạm trữ đã xảy ra trong quá khứ:
“Theo mình đánh giá khách quan không nịnh bợ ai, các doanh nghiệp mua tạm trữ lợi dụng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ mua theo kiểu lai rai, không mua để cho giá lúa nhóng lên, để họ kiếm ăn được còn nông dân phải chịu thôi không biết kêu ai. Thử hỏi con mấy ông lớn có ai đi làm ruộng đâu…Theo mình đánh giá khách quan không nịnh bợ ai, các doanh nghiệp mua tạm trữ lợi dụng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ mua theo kiểu lai rai, không mua để cho giá lúa nhóng lên, để họ kiếm ăn được còn nông dân phải chịu thôi không biết kêu ai. Thử hỏi con mấy ông lớn có ai đi làm ruộng đâu…
họ toàn làm công ty doanh nghiệp. Không mua tạm trữ mà phải mở cửa thị trường xuất khẩu cho thông thoáng thì giá lúa vẫn cao. Gần đây mấy ông ấy chống lạm phát, mặt hàng dễ đè nhất là mặt hàng nông nghiệp ở trong nước.”   
Theo mình đánh giá khách quan không nịnh bợ ai, các doanh nghiệp mua tạm trữ lợi dụng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ mua theo kiểu lai rai, không mua để cho giá lúa nhóng lên, để họ kiếm ăn được còn nông dân phải chịu thôi không biết kêu ai. Thử hỏi con mấy ông lớn có ai đi làm ruộng đâu…
nông dân Cần Thơ 

Cần phải mua nhanh và trực tiếp từ nông dân

Nhận định về tình trạng giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đang giảm, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện 
Các doanh nghiệp ở ĐBSCL bắt đầu thu mua lúa gạo tạm trữ. Nguồn C.Phong- SGGP
Các doanh nghiệp ở ĐBSCL bắt đầu thu mua lúa gạo tạm trữ. Nguồn C.Phong- SGGP
lúa đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, tới đây khi mua tạm trữ phải đi vào thực chất, không nên mua cầm chừng, nhấp nhá, chờ giá thấp khi thu hoạch cao điểm. Theo lời ông, kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa hè thu cần mua nhanh. TS Bảnh còn khuyến cáo một điều mà chắc chắn các doanh nghiệp không làm theo, đó là mua lúa trực tiếp của nông dân, thay vì mua gạo từ thương nhân. Nếu nông dân có thể trực tiếp bán lúa cho doanh nghiệp thì họ sẽ có lợi hơn nhờ bớt trung gian.
TS Lê Văn Bảnh tiếp lời:
khi mua tạm trữ phải đi vào thực chất, không nên mua cầm chừng, nhấp nhá, chờ giá thấp khi thu hoạch cao điểm.TS Bảnh còn khuyến cáo một điều mà chắc chắn các doanh nghiệp không làm theo, đó là mua lúa trực tiếp của nông dân, thay vì mua gạo từ thương nhân.
khi mua tạm trữ phải đi vào thực chất, không nên mua cầm chừng, nhấp nhá, chờ giá thấp khi thu hoạch cao điểm.
- “Hiện nay tuy giá lúa có thấp hơn một chút nhưng vẫn còn ở mức cao, thí dụ luá thường 5.800-5.900đ/kg, lúa hạt dài 6.000đ-6.100đ/kg. Có lẽ đầu ra của thị trường chậm, hoặc đầu năm ký hợp đồng với nước ngoài giao hàng chưa hết lượng gạo tạm trữ nên dội hàng. Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục thu mua 1 triệu tấn gạo.”  
Theo thông tin từ VFA, từ 15/7 đến 30/8 các doanh nghiệp thành viên VFA sẽ thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc mua tạm trữ thực hiện theo giá thị trường nhưng không dưới 5.000đ/kg lúa khô.
Người ta nghiệm ra rằng, chẳng cần loan báo mua tạm trữ với giá ấn định thấp, mà cần tiêu thụ chuyển động nhịp nhàng, xuất khẩu thông thoáng là sẽ có giá lúa tốt cho nông dân.
Nông dân rất ngán ngẩm mức giá 5.000đ/kg lúa khô vì với giá này lãi không đáng kể do lúa hè thu năng suất thấp hơn vụ đông xuân khoảng 20%, chi phí đầu vào cao hơn do nạn sâu rầy và thu hoạch trong muà mưa chất lượng lúa kém hơn. Nông dân không trông đợi mua tạm trữ vì kinh nghiệm vụ đông xuân vừa qua. Trong thời gian mua tạm trữ giá lúa xuống liên tục nhưng khi hết mua tạm trữ giá lúa lại lên rất nhanh.
Người ta nghiệm ra rằng, chẳng cần loan báo mua tạm trữ với giá ấn định thấp, mà cần tiêu thụ chuyển động nhịp nhàng, xuất khẩu thông thoáng là sẽ có giá lúa tốt cho nông dân. Nhưng VFA là tập hợp các doanh nhân lại được trao quyền điều hành xuất khẩu gạo, hoạt động của họ là lợi nhuận, mua lúa gạo của nông dân càng rẻ thì lợi nhuận xuất khẩu càng chắc chắn.    
 

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: