20.7.11

Báo Đại Đoàn Kết: Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Báo Đại Đoàn Kết: Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ. 

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.


Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa  do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

Nhóm PV Biển Đông

. Bookmark the permalink.

Thêm Bình luận Mới

  • Image

Hiển thị 72 bình luận

  • DÂN ĐEN
    PHẠM VĂN ĐỒNG CHỈ LÀ TAY SAI LÀM THEO LỆNH ÔNG HỒ... ĐẾN NĂM 1975 ÔNG ĐỒNG VẨN CÒN LÀM TAY SAI CHO ÔNG LÊ DUẪN LỆNH SÁT HẠI NGỤY QUÂN NGỤY QUYỀN QUẢNG NGÃI  VỚI KHẨU LỆNH" NỢ MÁU TRẢ BẰNG MÁU "NƠI CHÔN NHAU CẮT RỐN CỦA ÔNG .
  • HH
    BAY GIO NO BAN DAO
    SAU NAY NO SE BAN GI NUA DAY?
    DAT VIET LAU NAY DAU CON NHIEU
    NHU NHUNG GI CHUNG NOI TREN TIVI
    BIEN GIOI XA GAN DOI COT MOC
    NUI QUANG NUI THAN GI CUNG BAN
    SAU NAY BAN HET ROI THI SAO
    NO BAN LUON VO CON CUA NO
    BOI VI DO LA CHO
    DAU CAN BIET LY DO
    CU XUONG TO LA DUOC
    DUNG LA CONG SAN MON TO
    CHI LO CHOI ,LO PHA
    HET TIEN RUI BAN DAT
    HET DAT RUI DAU TO
    NHUNG CON NGUOI VIET NAM
    ONG GIA VA BA LAO
    CON NIT VA TRE EM....
    DIT ME MAY THANG NGAT
    MA CUNG LAM LANH DAO
    CHET ME DI CHO XONG
    CU THAY MAT LA TAU
    DAM CHET  MAY NHU CHO....
  • HH
    OI THOI CAC BAC OI
    Noi voi may thang LANH DAO ngU dOt NAY voi cai DANG thoi nat KIA lam gi?
    bon BAN NUOC  nay co khi nao biet HAU QUA mai sau dau.
    THANG nao BANduoc cai gi thiBAN,VO duoc cai gi thi vo
     Co thang nao nghi cho MAI SAU dau,VI CHUNG DAU khong co????
    chung liem, liem het nhung gi con sot lai
    va nhung thang truoc chung se LAM BIA thui
    tot hon het la DEP HET, GIET HET, de sau nay CON CHAU dc vui choi
    KHAU HIEU cua bon  BAN NUOC la :" SONG CHET MAC BAY " ma.
    "TIEN TAU BO TUI "
  • gã nhà quê
    Làm thế nào để vô hiệu hóa những văn kiện bán nước, đó không phải là chuyện của nhóm PV Biển Đông,và  càng không phải của riêng ai mà là của 90 triệu dân Việt Nam. Và câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì lúc này, làm gì trước hiểm họa xâm lược của tàu cộng bên ngoài và một tập đoàn 4 tỉ USD trong nước đang lăm le bán thêm đất.
    Có thể hiện nay tập đoàn này đang ngồi trên đống lửa nhưng nếu chúng ta không biết cách quạt cho lửa cháy bùng lên thì nhanh thôi họ sẽ dập tắt được ngọn lửa. Còn nếu chúng ta kêu gọi được 90 triệu dân cùng quạt thì cũng nhanh thôi, chúng ta sẽ thiêu chết tập đoàn này.
  • duc
    CHE DO CS. THI CHUYEN NINH BO BUNG BIT LA CHUYEN THUONG NGAY!! KE CA CHUYEN BAN NUOC!!!
  • Thuongbacvocung
    Ho Chi Minh moi chinh la tac gia cai cong ham nay vi Pham Van Dong cung lam theo lenh Ho thoi.Ho Chi Minh la Dang vien Dang CS Trung quoc do chinh Ho thua nhan nam 1961 khi Ho phat bieu nhan le ky niem ngay thanh lap Dang CS Trung quoc.Day la thong tin chinh thuc cua DCSVN nam 1961.Hay tim doc cac tai lieu chinh thuc cua DCSVN thi se rat thuyet phuc .
  • Asang
    Hữu Nguyên ơi là Hữu Nguyên. Cậu ngu lắm, càng nói càng ngu, càng thể hiện là một thứ bồi bút dơ bẩn. Đọc bài viết này của bút nô bồi bút Hữu Nguyên mà thấy đắng ngẹn bởi cái lý luận cứt đái của thằng bồi bút. Mở mắt ra mà đọc các bậc đán anh cậu, các bậc trí thức yêu nước phân tích thấy cái khốn nạn của đảng CS Việt Nam. Một ngàn năm bắc thuộc với bao nhiêu là bài học mà dân tộc VN phải trả giá mà còn thanh minh, thanh nga cái gì nữa. Nghe này, trong dân đã có hẳn một câu nói cửa miệng : Trong lịch sử có 4 kẻ bán nước là : Trần  Ích Tắc, Mạc Đăng  Dung, Lê Chiêu  Thống và  PHẠm  VĂn  Đồng. Ba người Tắc,  Dung và  Thống thì may là chưa để mất tấc đất, tấc biển nào. Còn Đồng, Mười, Phiêu, Mạnh thì để mất  hàng ngàn km đất liên và trên biển. Hữu  Nguyên biết nhục chưa ?
  • VietnamdepnhattenNguoilaHCM
    Con thieu : VN dep nhat ten nguoi la Ho Chi Minh
  • BẢN CHẤT CỘNG SẢN LÀ BÁN NƯỚC
    MỘT CÔNG HÀM BÁN NƯỚC, CỦA CẢ NGƯỜI BÁN LẪN NGƯỜI MUA. QUỐC TẾ CỘNG SẢN, CAO HƠN ĐỘC LẬP DÂN TỘC, CỘNG SẢN BẢN CHẤT LÀ BÁN NƯỚC, CHÚNG KHÔNG CÓ ĐỒNG BÀO, KHÔNG CÓ TỔ QUỐC.  CHÚNG CHUYÊN CHÍNH VỚI NHÂN DÂN, VỚI KẺ CƯỚP NƯỚC CHÚNG KẾT NGHĨA BẠN VÀNG, CHÚNG BỎ TÙ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC, NẾU LÀM MẾCH LÒNG ÔNG BẠN VÀNG. CỘNG SẢN LUÔN, BÂY GIỜ, VẪN KHÔNG TỪ BỎ BẢN CHẤT: BÁN NƯỚC
  • Do Huu Ca
    Chi co cong san viet nam moi ban nuoc thoi ban a
  • Nam
    Lý nào cũng chết ,nếu còn Cộng Sản.
  • Honda
    Rồi mai đây, hai ĐCS TQ và  VN không còn nữa. TQ vàViệt nam đã là hai nhà nước dân chủ, một nhà  nước mới: Việt Nam Dân Chủ. Lúc đó chúng ta sẽ đưa vấn đề HS-TS ra tòa án quốc tế và LHQ giải quyết. Nhà nước TQ dân chủ cũng sẽ là nhà nước dân chủ, tôn trọng luật pháp. Thì việc giành lại TS-HS, Mục Nam Quan, thác Bản giốc...cũng không phải là không có thể.

    Nói như vậy, để có được ngày VN ta lấy lại đất đai đã mất, thì ngày hôm nay, ta đấu tranh không ngưng nghỉ từng phút tùng giờ, thì ngày mai mới có.
  • HTS
    Kính mời quý vị xem thêm đoạn sau đây trích từ ý kiến của độc giả Trúc Bạchtrên Web Đàn Chim Việt ngày 16/6/2011 (Nguồn: href= http://www.danchimviet.info/archives/36920 ):

    Trúc Bạch says:
    16/06/2011 at 23:55

    Muốn đấu lý với Trung cộng về cái “công hàm bán nước 1958″ thì nên đưa ra những lý luận thật vững, để làm sao cho phía bên kia không thể bẻ lại được, chứ đừng lập luận theo kiểu “cãi chày, cãi cối”, cãi theo cảm tính nhiều khi lợi bất cập hại,tự minh trói tay mình cho đối phương mặc tình đấm đá … nói theo kiểu dân gian là “lợi thì có lợi, nhưng rằng không còn”

    Bài của tác giả Đinh Kim Phúc rất gượng gạo và có quá nhiều sơ hở, bởi vì quá chú trọng đến việc “minh oan” cho Phạm Văn Đồng mà làm nhẹ đi cái mục đích chính là vô hiệu hóa cái “công hàm bán nước 1958″ do Phạm Văn Đồng ký theo lệnh của chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước Hồ Chí Minh ..

    Chẳng hạn như tác giả Đinh Kim Phúc viết rằng : “….Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là...
     show more
  • Phèo
    Cãi như vầy hay hơn nè:
    Mấy ông đừng có mà đưa các văn kiện gì đó ra với tôi. Tôi ký xong là xé bỏ còn đâu nữa? Mấy ông không thấy nào là Hiệp định Paris 1973, nào là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, nào là Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị... tôi xé hết ai làm gì tôi?!
  • gã nhà quê
    Vô hiệu hóa không chỉ một mà có thể còn nhiều nữa những văn kiện bán nước giống như bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng chẳng khó khăn gì, đó là chủ nghĩa cộng sản hay xã hội chủ nghĩa gì gì đó không còn tồn tại tại Việt Nam.
    Không còn cộng sản có nghĩa là không còn anh em gì với bọn tàu, lúc đó các nhà sử học, các học giả, các vị luật sư tài giỏi họ sẽ chứng minh được không chỉ riêng Trường Sa, Hoàng Sa mà còn hai hiệp định bán nước khác không có giá trị pháp lý. Bất chiến tự nhiên thành, lúc đó, đất của người Việt sẽ thuốc về người Việt.
    Cãi cọ  làm chi cho mệt...
  • Đinh Liêm
    1.“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
    Bản tuyên bố : (1) The width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
    Rõ ràng tán thành Hoàng sa /the Xisha islands và Trường sa/ the Nansha islands là thuộc TQ .
    2. Trong cuộc tranh chấp giữa hai cá nhân , tổ chức hay quốc gia , mỗi bên thường nhấn mạnh những điểm / lập luận mạnh của mình và tránh né những điểm mạnh của đối phương / điểm yếu của mình . Mấy tháng nay , từ khi tình...
     show more
  • HTS
    Cãi chày cãi cối như tác giả bài này để chạy tội BÁN NƯỚC cho ông Phạm Văn Đồng (thực ra là cho ông Hồ Chí Minh, vì ông Hồ lúc đó là vừa là chủ tịch nước VNDCCH vừa là chủ tịch Đảng Lao Động VN, mới chính là người chịu trách nhiệm lớn nhất, chứ không phải ông Đồng) trước 90 triệu dân VN trong và ngoài nước, thì cũng chẳng giúp được gì trong việc bảo vệ Trường Sa và đòi lại Hoàng Sa từ tay bọn bá quyền bành trướng Trung Quốc.
    Phải có những người lãnh đạo TỐI CAO cỡ Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư ĐCSVN) hoặc Nguyễn Tấn Dũng (đương kim Thủ tướng nước CHXHCNVN), công khai thẳng thắn đích thân LÊN TIẾNG giải thích giá trị của công hàm Phạm Văn Đồng theo quan điểm của Nhà NướcCHXHCNVN và Nhân Dân VN trước các lãnh tụ TQ (như Hồ Cẩm Đào v.v...) và toàn thế giới mới được. Đó chính là lý do tại sao một số trí thức, nhân sĩ trong nước gần đây lên tiếng đòi hỏi Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN phải công khai giải thích minh bạch về...
     show more
  • Chống cộng là yêu nướcCollapse
    bác HTS, thằng Trọng LÚ và thằng Dũng CHĂN TRÂU là hai thằng dốt, làm sao có khả năng để giải thích vấn đề nầy mà bác mong đợi chứ, hai thằng nầy chỉ biết giết dân và tự nguyện làm nô lệ cho giặc tàu thôi. Thằng Dũng Chăn Trâu, chính nó đã giết anh hùng Lê Văn Bá, nó sẻ bị đem tử hình đền tội thôi.
  • HTS
    Đối với người Việt chúng ta, Công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958 là hoàn toàn không có giá trị pháp lý cưỡng bách VN phải trao HS, TS vào tay TQ. Rất tiếc là đối với một số luật gia và nhà nghiên cứu quốc tế (như Tiến sĩ GREG AUSTIN của Úc và Tiến sĩ STEIN TONNESSON của Thụy  Điển (?)), Công hàm Phạm Văn Đồng đãét-tốp (estopped),  tức là vô hiệu hóa, chủ quyền của VN trên Hoàng Sa (và Trường Sa) – như trong bài dưới đây trong của độc giả Khách Qua Đường trong bài chủ của tác giả Huy Đức trên Web Dân Luận :

    Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã bác bỏ (estopped) tuyên bố chủ quyền của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Greg Austin) (trích cuốn “Biên Giới Đại Dương của Trung Quốc” của Greg Austin, trang 126-130)

    Những lý lẽ mạnh nhất do nước CHNDTH (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) đưa ra để hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa là các tuyên bố này đã được thừa nhận bởi quốc gia...
     show more

Không có nhận xét nào: