Phát biểu hôm nay 08/11/2011 với báo chí, ông Marty Natalegawa cho biết là ông cảm nhận rõ ràng điều trên sau hội nghị của các lãnh đạo ASEAN tháng 5 vừa qua, cũng nhu cuộc họp các ngoại trưởng hồi tháng 7.
Đối với Ngoại trưởng Indonesia, thông điệp có ý nghĩa nhất theo chiều hướng này được chứa đựng trong bản thông cáo nhân hội nghị tháng 7 vừa qua, kêu gọi các thành viên ASEAN « xem xét yêu cầu của Miến Điện một cách tích cực ».
Xin nhắc lại là trong thời gian qua, Miến Điện đã ngỏ ý muốn lấy lại chức chủ tịch luân phiên khối ASEAN vào năm 2014, khi đến phiên nước Lào đảm nhận trọng trách này. Gọi là lấy lại là vì lẽ ra, theo thứ tự alphabet tên nước bằng tiếng Anh, Miến Điện được quyền tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 vào năm 2006. Tuy nhiên do vấn đề nhân quyền, Miến Điện vào lúc đó đã phải nhường quyền tổ chức lại cho Philippines.
Khi Miến Điện bắt đầu đòi lại quyền chủ tịch luân phiên, nhiều nước ASEAN còn ngần ngại, nhưng sau một loạt quyết định cởi mở chính trị gần đây của tân chính quyền dân sự Miến Điện, giới phân tích cho rằng, rốt cuộc ASEAN sẽ đồng ý.
Ngoại trưởng Indonesia hôm nay cho biết là trong chuyến công du Miến Điện tuần vừa qua, ông đã được tiếp xúc cả với tổng thống Miến Điện Thein Sein lẫn lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ông tuyên bố cảm thấy rất khich lệ trước những cải tổ tại quốc gia này.
Tuy nhiên ngoại trưởng Indonesia cũng thận trọng nói thêm là ông không thể nói trước được là liệu tất cả thành viên ASEAN có bật đèn xanh cho Miến Điện nắm quyền chủ tịch ASEAN nhân Hội nghị Thượng đỉnh Bali vào tuần tới hay không.
Vấn đề khó xử là nếu giữ chiếc ghế chủ tịch ASEAN, Miến Điện sẽ là đại diện của toàn khối, và sẽ tổ chức hàng loạt cuộc họp, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mà Hoa Kỳ tham gia. Như thế nếu Miến Điện giữ chiếc ghế chủ tịch vào năm 2014, thì tổng thống Mỹ vào lúc đó muốn tham dự Thượng đỉnh này sẽ phải đến một quốc gia mà đến nay Washington cũng như Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn trừng phạt do vi phạm nhân quyền.
Cũng liên quan đến Mién Điện, đạo diễn Pháp Luc Besson, hôm qua, cho biết là bà Aung San Suu Kyi đã cám ơn ông vì đã thực hiện cuốn phim ‘The Lady’ về bà, qua đó cho thấy tình hình đất nước Miến Điện.
Đạo diễn Pháp cho biết như trên trong một cuộc tiếp xúc với sinh viên tại thành phố Lille. Ông đã nêu lên tất cả những khó khăn trong việc thực hiện cuốn phim, sẽ ra mắt khán giả Pháp vào thứ tư tuần tới 15/11.
Đối với Ngoại trưởng Indonesia, thông điệp có ý nghĩa nhất theo chiều hướng này được chứa đựng trong bản thông cáo nhân hội nghị tháng 7 vừa qua, kêu gọi các thành viên ASEAN « xem xét yêu cầu của Miến Điện một cách tích cực ».
Xin nhắc lại là trong thời gian qua, Miến Điện đã ngỏ ý muốn lấy lại chức chủ tịch luân phiên khối ASEAN vào năm 2014, khi đến phiên nước Lào đảm nhận trọng trách này. Gọi là lấy lại là vì lẽ ra, theo thứ tự alphabet tên nước bằng tiếng Anh, Miến Điện được quyền tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 vào năm 2006. Tuy nhiên do vấn đề nhân quyền, Miến Điện vào lúc đó đã phải nhường quyền tổ chức lại cho Philippines.
Khi Miến Điện bắt đầu đòi lại quyền chủ tịch luân phiên, nhiều nước ASEAN còn ngần ngại, nhưng sau một loạt quyết định cởi mở chính trị gần đây của tân chính quyền dân sự Miến Điện, giới phân tích cho rằng, rốt cuộc ASEAN sẽ đồng ý.
Ngoại trưởng Indonesia hôm nay cho biết là trong chuyến công du Miến Điện tuần vừa qua, ông đã được tiếp xúc cả với tổng thống Miến Điện Thein Sein lẫn lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ông tuyên bố cảm thấy rất khich lệ trước những cải tổ tại quốc gia này.
Tuy nhiên ngoại trưởng Indonesia cũng thận trọng nói thêm là ông không thể nói trước được là liệu tất cả thành viên ASEAN có bật đèn xanh cho Miến Điện nắm quyền chủ tịch ASEAN nhân Hội nghị Thượng đỉnh Bali vào tuần tới hay không.
Vấn đề khó xử là nếu giữ chiếc ghế chủ tịch ASEAN, Miến Điện sẽ là đại diện của toàn khối, và sẽ tổ chức hàng loạt cuộc họp, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mà Hoa Kỳ tham gia. Như thế nếu Miến Điện giữ chiếc ghế chủ tịch vào năm 2014, thì tổng thống Mỹ vào lúc đó muốn tham dự Thượng đỉnh này sẽ phải đến một quốc gia mà đến nay Washington cũng như Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn trừng phạt do vi phạm nhân quyền.
Cũng liên quan đến Mién Điện, đạo diễn Pháp Luc Besson, hôm qua, cho biết là bà Aung San Suu Kyi đã cám ơn ông vì đã thực hiện cuốn phim ‘The Lady’ về bà, qua đó cho thấy tình hình đất nước Miến Điện.
Đạo diễn Pháp cho biết như trên trong một cuộc tiếp xúc với sinh viên tại thành phố Lille. Ông đã nêu lên tất cả những khó khăn trong việc thực hiện cuốn phim, sẽ ra mắt khán giả Pháp vào thứ tư tuần tới 15/11.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét