Như tin đã loan, ngày hôm qua 07/11/2011, Tokyo thông báo với Bắc Kinh vụ tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản vào ngày 6/11/2011 và còn tìm cách bỏ chạy khi cảnh sát biển của Nhật ra lệnh khám xét. Chạy nhưng không thoát, cuối cùng thuyền trưởng tên Trương Thiên Hùng đã bị Nhật bắt và sẽ bị xét xử theo luật hiện hành.
48 giờ sau khi tin này được loan tải, Trung Quốc đã phản ứng một cách yếu ớt. Trong cuộc họp báo vào hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nhận định với phóng viên ngoại quốc rằng đây là một « vụ việc thường xảy ra trong nghề đánh cá ». Ông nói thêm là Trung Quốc « hy vọng Nhật Bản sẽ có biện pháp cụ thể bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngư dân này và giải quyết vụ việc này càng sớm càng tốt ».
Thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc cùng với 10 thủy thủ đang bị Nhật tạm giam để điều tra. Trong cuộc truy đuổi dài 4 tiếng rưỡi đồng hồ, tầu tuần duyên của Nhật phải dùng biện pháp quyết liệt đâm vào tàu cá Trung Quốc để chận đường.
Cách nay hơn một năm, một vụ việc tương tự đã xảy ra gần đảo Điếu Ngư/ Senkaku, nơi mà Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Nhật. Lần đó, Bắc Kinh đã gây sức ép rất mạnh thậm chí nhiều lần triệu mời đại sứ Nhật lúc gần nửa đêm cũng như gián tiếp đe dọa không xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Chính phủ phe Dân chủ Xã hội phải nhượng bộ thả thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng.
Lần này phản ứng của Trung Quốc có vẻ phù hợp với phong cách ngoại giao văn minh hơn. Phải chăng là do không thể chối cãi được sự kiện tàu cá Trung Quốc đã vào lãnh hải của Nhật ? Hay là vì trong thời gian qua Bắc Kinh thấy rằng thái độ hung hăng của mình đã bị cả khu vực và quốc tế lên án ?
48 giờ sau khi tin này được loan tải, Trung Quốc đã phản ứng một cách yếu ớt. Trong cuộc họp báo vào hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nhận định với phóng viên ngoại quốc rằng đây là một « vụ việc thường xảy ra trong nghề đánh cá ». Ông nói thêm là Trung Quốc « hy vọng Nhật Bản sẽ có biện pháp cụ thể bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngư dân này và giải quyết vụ việc này càng sớm càng tốt ».
Thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc cùng với 10 thủy thủ đang bị Nhật tạm giam để điều tra. Trong cuộc truy đuổi dài 4 tiếng rưỡi đồng hồ, tầu tuần duyên của Nhật phải dùng biện pháp quyết liệt đâm vào tàu cá Trung Quốc để chận đường.
Cách nay hơn một năm, một vụ việc tương tự đã xảy ra gần đảo Điếu Ngư/ Senkaku, nơi mà Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Nhật. Lần đó, Bắc Kinh đã gây sức ép rất mạnh thậm chí nhiều lần triệu mời đại sứ Nhật lúc gần nửa đêm cũng như gián tiếp đe dọa không xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Chính phủ phe Dân chủ Xã hội phải nhượng bộ thả thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng.
Lần này phản ứng của Trung Quốc có vẻ phù hợp với phong cách ngoại giao văn minh hơn. Phải chăng là do không thể chối cãi được sự kiện tàu cá Trung Quốc đã vào lãnh hải của Nhật ? Hay là vì trong thời gian qua Bắc Kinh thấy rằng thái độ hung hăng của mình đã bị cả khu vực và quốc tế lên án ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét