9.2.12

Đặc khu kinh tế Việt Nam



2012-02-08
Hiện tượng “đánh trống bỏ dùi” xây dựng lên nhiều đặc khu kinh tế của Việt Nam vẫn đang là một trong nguyên nhân gây nên tình trạng lãng phí chi tiêu công. Để có đánh giá chung về vấn đề này, Vũ Hoàng có bài tổng hợp sau đây.
RFA
Khu kinh tế Dung Quất, chủ yếu chỉ tập trung nhà máy lọc dầu

Dự án “đánh trống bỏ dùi”


Cụm từ “tái cấu trúc” chưa bao giờ được sử dụng phổ biến như thời gian gần đây, từ “tái cấu trúc” doanh nghiệp, “tái cấu trúc” hệ thống ngân hàng cho tới “tái cấu trúc” cả nền kinh tế. Dĩ nhiên, phải có những khuyết điểm, các nhà lập chính sách mới cần phải “tái cấu trúc”, sửa sai hoặc thay đổi và chỉnh đốn mạnh mẽ nhằm đưa đối tượng của mình đi vào đúng quĩ đạo với mục đích ban đầu. Và các khu kinh tế mở của Việt Nam, hay còn gọi là các đặc khu kinh tế cũng không là ngoại lệ.

Trước hết về khái niệm khu kinh tế mở, đây là những khu kinh tế được thành lập nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt chẳng hạn miễn giảm thuế, ưu đãi cơ sở hạ tầng, nằm tại các vị trí địa lý đặc biệt như cảng biển và mục tiêu là kích thích phát triển kinh tế tại một số địa phương kém phát triển hơn của quốc gia.
ngân sách nhà nước có hạn nên nhiều khu kinh tế ra đời song không thể nhận đủ lượng vốn ngân sách, dẫn tới tình trạng đầu tư hạ tầng không đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế, bị bỏ dở giữa chừng.

Thế nhưng, ngay từ khi đề xuất hồi năm 2008 về “quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020” với 15 hệ thống khu kinh tế nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng và hoàn thiện 15 vùng kinh tế sẽ là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia cũng như các địa phương.

Hơn nữa, tính chất “đặc biệt” của các đặc khu kinh tế xem chừng bị làm loãng và “cào bằng” khi các địa phương liên tục xin “bổ sung” vào danh sách này, chẳng hạn như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An. Tỉnh thành nào cũng muốn được thành lập các khu kinh tế vì họ sẽ được hưởng những ưu đãi để hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở, được nhận bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước có hạn nên nhiều khu kinh 
Một công trình đang được khôi phục hoạt động lại ở TPHCM. RFA
Một công trình đang được khôi phục hoạt động lại ở TPHCM. RFA
tế ra đời song không thể nhận đủ lượng vốn ngân sách, dẫn tới tình trạng đầu tư hạ tầng không đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế, bị bỏ dở giữa chừng.

Với sự mở rộng tràn lan và lãng phí trong việc sử dụng ngân sách quốc gia cho các đặc khu kinh tế, trong khi chính sách đầu tư công đang được ưu tiên thắt chặt, T.S Lê Đăng Doanh thẳng thắn nhận xét:
Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là một xu hướng phân cấp cho các tỉnh một cách quá đáng, quá mức, cho nên các tỉnh cạnh tranh với nhau, thấy tỉnh kia có đặc khu mình cũng phải có đặc khu, mỗi một tỉnh đều 2-3 đặc khu, dẫn đến việc có quá nhiều đặc khu kinh tế và chưa được lấp đầy.
T.S Lê Đăng Doanh

Về đặc khu kinh tế của Việt Nam, hiện nay chúng ta đã mở rộng ra quá nhiều đặc khu, các khu công nghiệp, các khu kinh tế cửa khẩu…chiếm vị trí đất đai rất lớn và tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%, nghĩa rằng 50% đã bị lãng phí qua nhiều năm rồi. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần có sự xem xét lại.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là một xu hướng phân cấp cho các tỉnh một cách quá đáng, quá mức, cho nên các tỉnh cạnh tranh với nhau, thấy tỉnh kia có đặc khu mình cũng phải có đặc khu, mỗi một tỉnh đều 2-3 đặc khu, dẫn đến việc có quá nhiều đặc khu kinh tế và chưa được lấp đầy.


Bất cập lớn nhất là do thể chế.


Không dừng lại ở những đề xuất và đầu tư thiếu trọng điểm, các đặc khu kinh tế Việt Nam còn bị đánh giá thực chất chỉ hoạt động như các khu công nghiệp thông thường mà thôi. PGS TS Võ Đại Lược của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về phát triển khu kinh tế tự do, trong một bài trả lời trên báo VNmedia cho hay bất cập lớn nhất của đặc khu kinh tế Việt Nam là do thể chế.
bất cập lớn nhất của đặc khu kinh tế Việt Nam là do thể chế
PGS TS Võ Đại Lược

Theo PGS TS Võ Đại Lược khi so sánh mô hình này của Việt Nam với của Trung Quốc, thì Trung Quốc cho phép các đặc khu kinh tế có thể chế ưu tiên hướng ngoại như “một quốc gia trong một quốc gia” có những tính năng vượt trội rõ rệt so với thể chế nội địa. Thí dụ, tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến, chỉ có 3 cấp quản lý về hành chính, trong khi đó, mỗi tỉnh của Trung Quốc phải có tới hơn 50 cơ quan hành chính. Phương châm hoạt động chính của các đặc khu kinh tế là “chính phủ nhỏ, xã hội lớn” “phê duyệt ít, dịch vụ nhiều”.

Theo ý kiến của PGS TS Võ Đại Lược thì bản chất khu kinh tế mở phải rất tự do về thể chế, ông cho rằng thực chất đặc khu kinh tế Chu Lai chỉ là một khu công nghiệp với độ mở cửa ngang với khu cửa khẩu Lao Bảo, tức 
Công trường xây dựng
Công trường xây dựng
là chẳng có gì đặc biệt. Ngoài ra, ông còn dẫn chứng rằng, tại các đặc khu kinh tế Trung Quốc gần như không có công ty quốc doanh mà chủ yếu là công ty tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam, tại khu kinh tế Dung Quất, chủ yếu chỉ tập trung nhà máy lọc dầu Dung Quất một đơn vị kinh doanh của Nhà nước.

Theo ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế quốc hội thì quy mô diện tích khu kinh tế lớn gấp 10 lần khu công nghiệp nhưng đóng góp nguồn thu ngân sách mỗi năm chỉ khoảng 600 triệu đô la.
đặc khu kinh tế Trung Quốc gần như không có công ty quốc doanh mà chủ yếu là công ty tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam, tại khu kinh tế Dung Quất, chủ yếu chỉ tập trung nhà máy lọc dầu Dung Quất một đơn vị kinh doanh của Nhà nước.
PGS TS Võ Đại Lược

Ngoài những gì vừa kể, việc sử dụng và chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang đất xây dựng, đất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế cũng đang là câu hỏi khiến giới chức đau đầu. Bởi điều bất cập là một đất nước gần 80% dân số làm nông nghiệp nhưng việc quy hoạch cho phép giảm đất trồng lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi tại các khu công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%.

Người ta không khỏi lo lắng về viễn cảnh chuyển đổi đất canh tác bừa bãi, vì khi đất lúa chuyển thành đất xây dựng thì nó sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Hơn nữa, giá thành chuyển đổi tại mỗi địa phương và khu vực lại áp dụng các biểu giá phức tạp khác nhau. Vì thế, T.S Lê Đăng Doanh phân tích:
Việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng làm cho giá đất tăng lên rất cao, vì vậy có một số nhóm lợi ích tận dụng chênh lệch giá để thu lợi cho mình. Do đó, Việt Nam tới đây cần phải sửa các qui định trong luật đất đai, cũng như điều chỉnh các nguồn lợi khi biến đất từ đất nông nghiệp thành đất xây dựng

Việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng làm cho giá đất tăng lên rất cao, vì vậy có một số nhóm lợi ích tận dụng chênh lệch giá để thu lợi cho mình. Do đó, Việt Nam tới đây cần phải sửa các qui định trong luật đất đai, cũng như điều chỉnh các nguồn lợi khi biến đất từ đất nông nghiệp thành đất xây dựng để có thể kiểm soát được việc thành lập các khu đặc vùng kinh tế một cách tràn lan và kém hiệu quả như hiện nay.  

Có thể thấy các đặc khu kinh tế được thành lập ở những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, số tiền nhà nước bỏ ra cho cơ sở hạ tầng quá nhiều song mục tiêu thu hút đầu tư không hiệu quả. Một sự lãng phí đầu tư công dễ nhận thấy ở hầu hết mọi nơi. Không biết đến bao giờ người ta mới thấy các khoản đóng góp đáng kể từ đặc khu kinh tế, còn bây giờ chỉ thấy hiện tượng “đâm lao thì phải theo lao” hay “bỏ thì thương, vương thì tội” mà thôi.

Không có nhận xét nào: