Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2012-02-08
Ủy ban xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc Liên Hiệp Quốc (CERD) sẽ xem xét các báo cáo của 12 nước, trong đó có Việt Nam tại kỳ họp thứ 80 diễn ra từ ngày 13/2 đến ngày 9/3 tại Thụy Sĩ.
Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không có đại diện (UNPO) vừa đệ trình bản phúc trình nêu rõ tình trạng đàn áp cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình như sau:
Báo cáo dài 15 trang của Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không có đại diện (UNPO) nêu rõ chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước Quốc tế về xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc, trong đó khẳng định sự cần thiết phải xóa bỏ nhanh chóng nạn phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và biểu hiện. Song song đó là sự cần thiết phải bảo đảm sự hiểu biết và tôn trọng nhân phẩm con người nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng thế giới không còn nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.
Kỳ thị người Thượng và người Khmer Krom
Báo cáo của tổ chức UNPO và các tổ chức đại diện cho người Thượng Tây Nguyên, người Khmer Krom mô tả hành vi vi phạm có hệ thống về những nguyên tắc phân biệt chủng tộc đối với người dân bản địa và cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Tổ chức UNPO nêu chi tiết một số vấn đề chính ảnh hưởng đến cộng đồng người Thượng và người Khmer Krom, bao gồm cả việc thiếu tự do tôn giáo và an toàn cá nhân; coi thường đối với các nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm đối xử bất bình đẳng trước tòa án; vi phạm quyền được xuất nhập cảnh; quyền sở hữu tài sản riêng; quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền được giáo dục và đào tạo bằng chữ bản xứ…v.v.
Theo báo cáo, cộng đồng người Khmer Krom thường bị cảnh sát đàn áp. Nơi thờ phượng của họ bị công an sách nhiễu. Chính quyền cấm các văn bản viết bằng chữ Khmer. Còn đối với cộng đồng người Thượng Tây Nguyên thực hành tín ngưỡng trong nhà thờ không đăng ký thì phải đối mặt với bạo lực cảnh sát và chính phủ từ chối niềm tin tôn giáo của họ. Báo cáo cũng cho biết, chính quyền Việt Nam còn tổ chức các chiến dịch quân sự để bài trừ đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmong.
Hai nhóm người dân tộc bản địa Khmer Krom và người Thượng không được thừa nhận bởi chính phủ Việt Nam. Hai nhóm này thường bị chính quyền Việt Nam đàn áp khi họ thực hành tín ngưỡng của họ.
Bà Lisa Thomas, từ Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không có đại diện (UNPO) phát biểu với RFA, “Hai nhóm người dân tộc bản địa Khmer Krom và người Thượng không được thừa nhận bởi chính phủ Việt Nam. Hai nhóm này thường bị chính quyền Việt Nam đàn áp khi họ thực hành tín ngưỡng của họ.
Trường hợp của người Thượng thì cũng nguy hiểm như cộng đồng người Khmer Krom. Thông điệp chính từ phúc trình là muốn Liên Hiệp Quốc quan tâm nhiều hơn về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam; đặc biệt là hành động chính quyền Việt Nam đàn áp phật giáo Khmer và theo dõi họ từng bước.”
Việt Nam dù đã thông qua và phê chuẩn Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về quyền của người bản địa (UNDRIP), nhưng hồi năm 2010, một đại diện phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã cố gắng ngăn chặn sự tham gia của một tổ chức ngoài chính phủ đại diện cho người bản địa Tây Nguyên và Khmer Krom ở Việt Nam tại Hội nghị Chuyên gia Độc lập của Liên Hiệp Quốc về quyền của người thiểu số. Đại diện được trích dẫn nói rằng vì không có người dân bản địa ở Việt Nam, các tổ chức ngoài chính phủ đại diện cho người dân bản địa ở Việt Nam không có quyền tham dự.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Chính phủ Việt Nam từng thừa nhận cần làm nhiều hơn nữa để thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh chiếm đa số. Các đân tộc sống chung hòa bình và bình đẳng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Chính phủ Việt Nam từng thừa nhận cần làm nhiều hơn nữa để thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh chiếm đa số. Các đân tộc sống chung hòa bình và bình đẳng.
Việt Nam đã gia nhập hầu hết các hiệp ước quốc tế chủ chốt về nhân quyền, trong đó có Công ước về quyền dân sự-chính trị; Công ước về quyền kinh tế-xã hội-văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quyền trẻ em… Việt Nam gia nhập Công ước Quốc tế về xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc (CERD) ngày 09/6/1982, tuy nhiên cho đến giờ này vẫn còn nhiều báo cáo rằng các dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư bị phân biệt đối xử.
Phân biệt chủng tộc và đàn áp tôn giáo
Ông Ksor Kok, Chủ tịch Quỹ người Thượng (Montagnard Foundation Inc) nói rằng chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp giáo dân người dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên, những người lên tiếng đòi quyền tự do tôn giáo và quyền sở hữu đất đai. Ở Việt Nam, người Thượng phải đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng, nhất là những người đi lễ tại các nhà thờ tại gia độc lập, chính quyền giải tán những buổi người dân tụ họp làm lễ ở nhà thờ tại gia, dàn dựng và ép buộc người dân tham gia lễ từ bỏ tín ngưỡng, và phong tỏa biên giới để ngăn chặn những người dân tị nạn chạy trốn sang Campuchia.
Theo ông Ksor Kok, chính quyền Việt Nam đã và đang gia tăng sức ép lên các nhóm tôn giáo của người Thượng với cáo buộc rằng họ dùng tôn giáo để kích động gây rối. Hiện nay, đã có rất nhiều người Thượng đang bị tù tại Việt Nam. Nhiều người Thượng bị chết trong trại giam, nhiều người khác bị chết sau được trả tự do vì họ bị hành hạ, đánh đập và chích thuốc trong trại giam.
Ông Ksor Kok cho biết thêm, “Các dân tộc thiểu số đang sống ở Việt Nam đều không có tự do. Họ không có quyền có đất đai, không có quyền di cư, không có quyền tụ họp và cũng không có quyền thờ phượng… Nói tóm lại là họ không có bất cứ quyền gì cả. Vì khi chúng tôi đi thăm viếng nhà bạn bè trong làng cũng bị chính quyền bắt bỏ tù.
Các dân tộc thiểu số đang sống ở Việt Nam đều không có tự do. Họ không có quyền có đất đai, không có quyền di cư, không có quyền tụ họp và cũng không có quyền thờ phượng… Nói tóm lại là họ không có bất cứ quyền gì cả. Vì khi chúng tôi đi thăm viếng nhà bạn bè trong làng cũng bị chính quyền bắt bỏ tù
Ông Ksor Kok
Chúng tôi không thể đấu tranh vì quyền tự quyết. Chúng tôi nói như vậy không phải chúng tôi ghét Việt Nam nhưng Việt Nam không muốn sống chung hòa bình với chúng tôi. Quan trọng hơn, chúng tôi đang rất lo lắng khi chính phủ ép buộc phụ nữ người Thượng phải kế hoạch hóa gia đình và sau này sẽ không còn nhiều trẻ em người Thượng…”
Trong khi đó, trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng là ông K’Brêu khẳng định rằng tại Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Chính sách dân tộc nhất quán của Nhà nước Việt Nam là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết. Chính phủ đang triển khai nhiều chương trình mục tiêu quốc gia gồm chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống gặp khó khăn và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.
Ông K’Brêu nói thêm, “Đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt sinh viên đang học ở Đại Học, Cao đẳng hay Trung học chuyên nghiệp, hàng tháng tỉnh đều hỗ trợ. Về nhân quyền, nói chung Nhà nước và tỉnh tôn trọng rất là tốt tại vì tất cả mọi công việc đều đưa ra bàn với dân. Rồi giải quyết vụ việc, và cũng phải tuyên truyền, vận động thiết phục giải thích cho dân rất rõ. Còn vấn đề phân biệt chủng tộc thì không lộ rõ nhưng có thể có. Có thể là có ở lúc này, có thể có ở lúc khác.
Có thể có ở điều kiện này, có thể có ở điều kiện khác nhưng thật sự trên cuộc sống hàng ngày thì không có cái đó (phân biệt chủng tộc). Tất nhiên ở phía trong thì mình không biết nhưng ở ngoài thì không thấy nó biểu hiện. Nói chung người dân rất yên tâm, ổn định cuộc sống. Họ lo sản xuất.
Nói chung qua các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho dân thì dân rất là ổn và rất tốt. Đối với tỉnh Lâm Đồng thì mình thấy như thế. Mình làm công tác trong cơ quan Nhà nước thì thấy như thế. Tất nhiên có chỗ này chỗ kia có vấn đề (phân biệt chủng ộc) đó nhưng không thể hiện qua thực tế.”
Sự phân biệt giữa người với người dựa trên cơ sở sắc tộc, màu da và nguồn gốc dân tộc là trở ngại cho các quan hệ hữu nghị và hòa bình giữa các dân tộc và quốc gia. Đây cũng là yêu tố phá hoại hòa bình và an ninh giữa các dân tộc, cũng như phá hoại sự hòa hợp giữa những người đang chung sống trên một quốc gia.
Mặc dù, phía Việt Nam từng tuyên bố Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, nhưng báo cáo của tổ chức UNPO khuyến nghị phái đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp thứ 80 của Ủy ban xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc (CERD) chính thức công nhận người Thượng Tây Nguyên và người Khmer Krom là người dân bản địa tại Việt Nam.
Tôn trọng quyền riêng biệt dành cho các dân tộc thiểu số, người dân bản địa theo Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về quyền của người bản địa. Kết thúc việc hồi hương người dân bản địa và dân tộc thiểu số trong việc tìm kiếm nơi trú ẩn và sửa đổi các quy định của pháp luật trong nước ghép tội phạm an ninh quốc gia vì hoạt động tôn giáo.
Sự phân biệt giữa người với người dựa trên cơ sở sắc tộc, màu da và nguồn gốc dân tộc là trở ngại cho các quan hệ hữu nghị và hòa bình giữa các dân tộc và quốc gia. Đây cũng là yêu tố phá hoại hòa bình và an ninh giữa các dân tộc, cũng như phá hoại sự hòa hợp giữa những người đang chung sống trên một quốc gia.
Theo điều 11 của Công ước quốc tế về xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc, trong vòng 3 tháng, các quốc gia nhận được khiếu nại tại kỳ họp của Ủy ban xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc phải có văn bản gửi đến Ủy ban giải trình các vấn đề và đưa ra các giải pháp.
Theo dòng thời sự:
- Việt Nam cấm xem truyền hình cáp Campuchia?
- Khmer Krom tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
- Người Khmer Krom ở An Giang, Cần Thơ khiếu kiện đòi đất
- Việt Nam trả tự do cho 4 nhà sư Khmer Krom
- Lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy bị tuyên thêm hai năm tù
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Truyền đơn chống Thủ tướng Campuchia Hun Sen
- Cambodia kỳ thị người Khmer Krom?
- Kêu gọi Tòa án xử Khmer Đỏ điều tra tội phạm chống lại Khmer Krom
- Người Việt không dễ dàng tham gia bầu cử ở Campuchia
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Truyền đơn chống Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Ý kiến của Bạn