8.2.12

Thủ đoạn hạn chế xuất khẩu nguyên liệu của Trung Quốc bị WTO kết án



Một mỏ đất hiếm tại tỉnh Giang Tây Trung Quốc. (ảnh chụp 29/10/2010)
Một mỏ đất hiếm tại tỉnh Giang Tây Trung Quốc. (ảnh chụp 29/10/2010)
REUTERS/Stringer

Tú Anh
Để duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, chính quyền Trung Quốc dùng mọi phương tiện, từ xuất khẩu lao động cho đến bán hàng giả, từ hạ giá đồng tiền đến giới hạn xuất khẩu nguyên liệu để gây khó khăn cho các nước phát triển. Trên thương trường và trong Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, đã có nhiều biện pháp cảnh cáo Trung Quốc.


Giáo sư Nguyễn Phúc Liên từ Genève
 
07/02/2012
 
 

Hôm qua 06/02/2012, công ty điện gió của Mỹ AMSC đòi đối tác Trung Quốc bồi thường 1,2 tỷ đô la về tội gián điệp công nghiệp. Tuần trước, tại Genève, trong một phán xét phúc thẩm, cơ quan phân xử của Tổ chức WTO xác nhận Trung Quốc có hành động “bất chính” khi giới hạn xuất khẩu nguyên liệu gây khó khăn cho ngành công nghiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Mêhicô.
Trong lãnh vực lao động, Trung Quốc tung hàng trăm ngàn công nhân ra nước ngoài với giá rẽ mạt, tham gia vào các công trình do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Theo thống kê chính thức, hơn 810.000 công nhân Trung Quốc lao động có “khai báo” tại nước ngoài, trong số này có 450.000 lao động mới “xuất khẩu” trong năm 2011.
Theo AFP, châu Phi đã trở thành đất mầu mỡ cho di dân Trung Quốc. Thành phần này đã lên trang nhất thời sự trong những ngày qua với hai vụ bắt cóc ở Ai Cập và Sudan. Tất cả 54 con tin đã được thả.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng do nhu cầu sinh tử - phải duy trì mức tăng trưởng từ 10% trở lên để tránh “bất ổn xã hội” - mà chính quyền Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào.
Trong thông điệp đầu năm âm lịch, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo xu hướng tăng trưởng kinh tế đi xuống trong những quý gần đây , nếu kéo dài sẽ tạo ra bất ổn xã hội.
Theo nhận định của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vào hôm qua 06/02/2012, một tuần trước khi tiếp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thì Hoa Lục sẽ không tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tăng trưởng do tình trạng lão hóa, hệ quả của chính sách một con.
Điều trớ trêu, chính sách một con lại do ông Đặng Tiểu Bình,cha đẻ chính sách đổi mới ban hành từ năm 1979. Hai thập niên tới, Trung Quốc bước vào thời kỳ người già thì đông mà người lao động thì ít.
Duy trì tỷ lệ tăng trưởng đã trở thành ám ảnh thường trực của giới lãnh đạo Bắc Kinh
Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích.
TAGS: CHÂU Á - PHỎNG VẤN - TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - TRUNG QUỐC

Không có nhận xét nào: