Phải chăng lệnh cấm vận Miến Điện của châu Âu chỉ tồn tại thêm vài ngày nữa, sau khi chính quyền Naypyidaw thực hiện một loạt các cải cách quan trọng ?
Cho đến nay, Liên Hiệp Châu Âu đã có một số biện pháp nởi lỏng cấm vận, mang tính biểu tượng, để hỗ trợ tổng thống Thein Sein trong công cuộc cải cách. Thế nhưng, việc thủ tướng Anh David Cameron và lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, hôm thứ Sáu, 13/04 vừa qua, cùng lên tiếng kêu gọi « đình chỉ » lệnh cấm vận, đã báo hiệu một bước ngoặt cơ bản trong chính sách của châu Âu đối với Miến Điện.
Theo giới phân tích, trong cuộc họp ngày 23/04 tới đây tại Luxembourg, các Ngoại trưởng thành viên Liên Hiệp Châu Âu dường như sẽ không phản đối kịch bản này, và do vậy, sẽ mở cửa biên giới Miến Điện cho các nhà đầu tư châu Âu.
Trong nhiều năm qua, Anh Quốc, vốn là cường quốc thuộc địa, chủ trương đường lối cứng rắn đối với chế độ quân sự ở Miến Điện. Chính vì thế, châu Âu khó có thể bỏ qua lời kêu gọi của thủ tướng David Cameron, « vì sự tốt đẹp cho một đất nước mong muốn có tự do, sau nhiều thập niên dưới chế độ độc tài ».
Chuyên gia Jim Della-Giacoma, thuộc tổ chức tư vấn nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế - International Crisis Group – có trụ sở tại Washington, được AFP trích dẫn, nói đến việc bãi bỏ trên thực tế các trừng phạt và « quyết định của các Ngoại trưởng châu Ấu giống như một việc đã rồi ».
Kể từ hơn một năm qua, chính quyền, được cho là « dân sự » của tổng thống Thein Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách to lớn, có sức thuyết phục đối với phương Tây.
Naypyidaw đã trả tự do cho nhiều tù chính trị, mở đàm phán với lực lượng nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số, cho dù tại một số nơi, như ở bang Kachin (phía bắc), súng đạn vẫn chiếm ưu thế so với các cuộc đàm phán và các vụ trấn áp, quấy nhiễu thường dân vẫn xẩy ra. Đặc biệt là chính quyền Miến Điện đã cho tổ chức bầu cử bổ sung, ngày 01/04 vừa qua và nhờ vậy, bà Aung San Suu Kyi và hơn ba chục thành viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã trở thành dân biểu.
Theo ông Gareth Price, trong nhóm tư vấn Anh Quốc Chatham House, trụ sở Luân Đôn, việc giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đồng quan điểm với thủ tướng David Cameron, kêu gọi đình chỉ cấm vận, có tầm quan trọng đặc biệt. Ý kiến của lãnh đạo đối lập Miến Điện mang tính quyết định, tại Anh Quốc cũng như đối với lập trường của châu Âu. Chuyên gia Price nhận định, việc « đình chỉ » cấm vận không những cho phép giữ nguyên các trừng phạt nếu các phần tử bảo thủ lại trỗi dậy và thắng thế trong chính quyền Naypyidaw, mà còn là « một con đường trung dung thông minh. Tất cả mọi người đều muốn là tiến trình cải cách được tiếp tục, vấn đề là cần biêt làm thế nào để thực hiện được ».
Tháng Hai vừa qua, châu Âu đã bãi bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với 87 quan chức cao cấp trong chính quyền Miến Điện, trong đó có tổng thống Thein Sein. Ngày 23/04, lần đầu tiên, bà Aung San Suu Kyi sẽ chính thức đảm nhận vai trò nghị sĩ và cũng là ngày mà châu Âu cần phải bật đèn xanh cho các đầu tư của nước ngoài vào Miến Điện, cho phép nhập khẩu nhiều mặt hàng nhậy cảm của nước này, đồng thời, vẫn duy trì cấm vận vũ khí.
Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, việc xóa bỏ trừng phạt sẽ rất phức tạp. Sau cuộc bầu cử ngày 01/04 tại Miến Điện, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo bãi bỏ một số hạn chế đối với đầu tư vào Miến Điện và sẽ nhanh chóng cử một đại sứ đến Naypyidaw, nhưng giới quan sát cho rằng, Washington cần phải đi xa hơn nữa.
Nếu như thủ tục « đình chỉ » hoặc bãi bỏ cấm vấn tương đối đơn giản tại châu Âu và Úc, thì các trừng phạt của Mỹ lại « được ghi trong luật ». Điều chắc chắn là do có bầu cử, các thủ tục pháp lý để dỡ bỏ trừng phạt sẽ rất chậm chạp. Chính vì thế, chuyên gia Jim Della-Giacoma dự báo là Mỹ sẽ từng bước dỡ bở trừng phạt Miến Điện.
Mặc dù vậy, thời sự chính trị Miến Điện và quốc tế sẽ làm tăng thêm mối quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với nước này. Ông Rajiv Biswas, kinh tế gia thuộc tổ chức IHS Global Insight khẳng định là sẽ có rất nhiều cơ hội làm ăn tại Miến Điện. Làn sóng đầu tư đầu tiên sẽ đi kèm với những khoản viện trợ khổng lồ cho Miến Điện, để thúc đẩy các dự án trong lĩnh vực xây dựng và y tế.
Trong khi chờ đợi các quyết định của giới lãnh đạo phương Tây, các doanh nghiệp ngoại quốc vẫn tỏ thái độ thận trọng đối với một đất nước có tới nửa thế kỷ đặt dưới sự lãnh đạo của giới tướng lãnh độc tài. Theo chuyên gia Biswas, « đó là một đất nước không có luật lệ. Theo tôi, các công ty phương Tây chưa thể đầu tư hàng tỷ đô la vào đây, cho tới khi nào xuất hiện một sự thay đổi thực sự khuôn khổ pháp lý ở nước này ».
Cho đến nay, Liên Hiệp Châu Âu đã có một số biện pháp nởi lỏng cấm vận, mang tính biểu tượng, để hỗ trợ tổng thống Thein Sein trong công cuộc cải cách. Thế nhưng, việc thủ tướng Anh David Cameron và lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, hôm thứ Sáu, 13/04 vừa qua, cùng lên tiếng kêu gọi « đình chỉ » lệnh cấm vận, đã báo hiệu một bước ngoặt cơ bản trong chính sách của châu Âu đối với Miến Điện.
Theo giới phân tích, trong cuộc họp ngày 23/04 tới đây tại Luxembourg, các Ngoại trưởng thành viên Liên Hiệp Châu Âu dường như sẽ không phản đối kịch bản này, và do vậy, sẽ mở cửa biên giới Miến Điện cho các nhà đầu tư châu Âu.
Trong nhiều năm qua, Anh Quốc, vốn là cường quốc thuộc địa, chủ trương đường lối cứng rắn đối với chế độ quân sự ở Miến Điện. Chính vì thế, châu Âu khó có thể bỏ qua lời kêu gọi của thủ tướng David Cameron, « vì sự tốt đẹp cho một đất nước mong muốn có tự do, sau nhiều thập niên dưới chế độ độc tài ».
Chuyên gia Jim Della-Giacoma, thuộc tổ chức tư vấn nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế - International Crisis Group – có trụ sở tại Washington, được AFP trích dẫn, nói đến việc bãi bỏ trên thực tế các trừng phạt và « quyết định của các Ngoại trưởng châu Ấu giống như một việc đã rồi ».
Kể từ hơn một năm qua, chính quyền, được cho là « dân sự » của tổng thống Thein Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách to lớn, có sức thuyết phục đối với phương Tây.
Naypyidaw đã trả tự do cho nhiều tù chính trị, mở đàm phán với lực lượng nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số, cho dù tại một số nơi, như ở bang Kachin (phía bắc), súng đạn vẫn chiếm ưu thế so với các cuộc đàm phán và các vụ trấn áp, quấy nhiễu thường dân vẫn xẩy ra. Đặc biệt là chính quyền Miến Điện đã cho tổ chức bầu cử bổ sung, ngày 01/04 vừa qua và nhờ vậy, bà Aung San Suu Kyi và hơn ba chục thành viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã trở thành dân biểu.
Theo ông Gareth Price, trong nhóm tư vấn Anh Quốc Chatham House, trụ sở Luân Đôn, việc giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đồng quan điểm với thủ tướng David Cameron, kêu gọi đình chỉ cấm vận, có tầm quan trọng đặc biệt. Ý kiến của lãnh đạo đối lập Miến Điện mang tính quyết định, tại Anh Quốc cũng như đối với lập trường của châu Âu. Chuyên gia Price nhận định, việc « đình chỉ » cấm vận không những cho phép giữ nguyên các trừng phạt nếu các phần tử bảo thủ lại trỗi dậy và thắng thế trong chính quyền Naypyidaw, mà còn là « một con đường trung dung thông minh. Tất cả mọi người đều muốn là tiến trình cải cách được tiếp tục, vấn đề là cần biêt làm thế nào để thực hiện được ».
Tháng Hai vừa qua, châu Âu đã bãi bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với 87 quan chức cao cấp trong chính quyền Miến Điện, trong đó có tổng thống Thein Sein. Ngày 23/04, lần đầu tiên, bà Aung San Suu Kyi sẽ chính thức đảm nhận vai trò nghị sĩ và cũng là ngày mà châu Âu cần phải bật đèn xanh cho các đầu tư của nước ngoài vào Miến Điện, cho phép nhập khẩu nhiều mặt hàng nhậy cảm của nước này, đồng thời, vẫn duy trì cấm vận vũ khí.
Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, việc xóa bỏ trừng phạt sẽ rất phức tạp. Sau cuộc bầu cử ngày 01/04 tại Miến Điện, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo bãi bỏ một số hạn chế đối với đầu tư vào Miến Điện và sẽ nhanh chóng cử một đại sứ đến Naypyidaw, nhưng giới quan sát cho rằng, Washington cần phải đi xa hơn nữa.
Nếu như thủ tục « đình chỉ » hoặc bãi bỏ cấm vấn tương đối đơn giản tại châu Âu và Úc, thì các trừng phạt của Mỹ lại « được ghi trong luật ». Điều chắc chắn là do có bầu cử, các thủ tục pháp lý để dỡ bỏ trừng phạt sẽ rất chậm chạp. Chính vì thế, chuyên gia Jim Della-Giacoma dự báo là Mỹ sẽ từng bước dỡ bở trừng phạt Miến Điện.
Mặc dù vậy, thời sự chính trị Miến Điện và quốc tế sẽ làm tăng thêm mối quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với nước này. Ông Rajiv Biswas, kinh tế gia thuộc tổ chức IHS Global Insight khẳng định là sẽ có rất nhiều cơ hội làm ăn tại Miến Điện. Làn sóng đầu tư đầu tiên sẽ đi kèm với những khoản viện trợ khổng lồ cho Miến Điện, để thúc đẩy các dự án trong lĩnh vực xây dựng và y tế.
Trong khi chờ đợi các quyết định của giới lãnh đạo phương Tây, các doanh nghiệp ngoại quốc vẫn tỏ thái độ thận trọng đối với một đất nước có tới nửa thế kỷ đặt dưới sự lãnh đạo của giới tướng lãnh độc tài. Theo chuyên gia Biswas, « đó là một đất nước không có luật lệ. Theo tôi, các công ty phương Tây chưa thể đầu tư hàng tỷ đô la vào đây, cho tới khi nào xuất hiện một sự thay đổi thực sự khuôn khổ pháp lý ở nước này ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét