Các nhà lãnh đạo của châu Mỹ Latinh, vùng Caribê, Hoa Kỳ và Canada đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 6 tại Cartagena, Colombia. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Dan Robinson, vấn đề loại trừ Cuba ra khỏi các cuộc họp thượng đỉnh diễn ra 3 năm 1 lần đã ngăn trở bản tuyên ngôn đồng thuận chung quyết.
Hình: AP
Tại một cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, đã tìm cách nhấn mạnh đến các lãnh vực đạt được sự đồng thuận từ một cuộc họp với trong điểm chính thức là bàn về sự bành trướng hòa nhập kinh tế, thương mại và đầu tư, cũng như an ninh khu vực.
Tuy nhiên, cuối cùng, chính vấn đề loại trừ Cuba ra khỏi các cuộc họp thượng đỉnh lại chiếm hàng đầu tin tức.
Mặc dù Cuba không phải là một thể chế dân chủ, đa số các quốc gia ở bán cầu này ủng hộ việc Cuba tham dự các cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai. Hoa Kỳ và Canada phản đối việc này vì cho rằng Cuba cần phải trải qua các cải cách về chính trị và nhân quyền.
Tổng thống Obama nói có sự thiếu đồng thuận về Cuba. Ông nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ về sự cần thiết phải có cải cách chính trị và nhân quyền ở Cuba và cho biết ông đã nói với các nhà lãnh đạo khác rằng có thể có một cơ hội cho Cuba tham gia nếu như chính phủ ở La Habana đồng ý thay đổi.
Tổng thống Obama nói: “Có thể có một cơ hội trong những năm sắp tới vào lúc Cuba bắt đầu cứu xét cần phải làm những gì để đem lại cho nhân dân sự thịnh vượng và cơ hội mà họ cần đến,và để họ bắt đầu nới lỏng một số hạn chế ở nước họ. Đó là điều chúng tôi sẽ hoan nghênh.”
Tổng thống Santos nói tất cả các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh, kể cả những cuộc họp bàn về Cuba, đều cởi mở và lịch sự.
Ông Santos nói: “Tại các hội nghị như thế này, với sự tham dự của 33 quốc gia, mỗi nước đưa ra trước bàn thảo luận các quyền lợi riêng của mình, mỗi nước đưa ra lăng kính riêng của mình khi cứu xét các vấn đề, nhưng điều hữu ích là chúng ta thảo luận các vấn đề này một cách trung thực và xây dựng.”
Trước đó, ông Obama và Tổng thống Santos đã mở các cuộc hội đàm song phương chính thức, bàn luận về tiến bộ kinh tế và an ninh của Colombua sau nhiều năm chống các tay buôn lậu ma túy và du kích quân FARC.
Hai bên cũng loan báo một thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Hoa Kỳ và Colombia sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 5. Khởi đầu dưới thời chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, thỏa thuận này sẽ mở rộng rất nhiều việc áp dụng chế độ miễn thuế cho các mặt hàng chế tạo và nông sản của Hoa Kỳ xuất khẩu sang Colombia.
Tuy được sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, thỏa thuận này vẫn còn vấp phải sự chống đối của một số công đoàn Hoa Kỳ cho rằng Colombia chưa thực hiện đủ các biện pháp diệt trừ bạo lực đối với các thành viên công đoàn và bảo đảm điều tra về những vụ tội phạm đã qua.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk, tháp tùng Tổng thống tại Cartagena, nói rằng Colombia đã thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ mạnh hơn các luật lệ về lao động.
Ông Kirk cho biết: “Đặc biệt là quyền của công nhân được tổ chức và một số biện pháp và thủ tục quan trọng đã được áp dụng để truy tố những vụ bạo động trước đây nhắm vào những người tổ chức công đoàn cũng như cung cấp sự bảo vệ cho những người này.”
Một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến các cuộc tranh luận của giới lãnh đạo khu vực mà Hoa Kỳ và Canada phải cứu xét các phương án đối với những sách lược hiện thời trong cuộc chiến chống ma túy bất hợp pháp, kể cả việc phi hình sự hóa ma túy.
Ông Obama đã mở các cuộc hội đàm không chính thức với các vị tổng thống của El Salvador và Guatemala, cả hai nước đều nằm trong số các quốc gia Trung Mỹ đang gặp khó khăn về bạo lực có liên quan đến ma túy.
Một giới chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho hay ông Obama cũng đã nói chuyện với Tổng thống Peru Ollanta Humala. Hoa Kỳ sẽ gửi một phái đoàn đi dự cuộc họp về chính sách ma túy mà Peru sẽ chủ trì vào tháng 6 tới đây.
Tổng thống Obama cũng đã họp với các nhà lãnh đạo các quốc gia trong vùng Caribê. Tổng thống Obama và các giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sự hỗ trợ dành cho khu vực theo một Kế hoạch An ninh Lưu vực Caribê trị giá 200 triệu đôla.
Trước khi rời Categena, Tổng thống Obama đã cùng với Tổng thống Santos dự một buổi lễ đánh dấu việc chính phủ Colombia trả lại đất cho những người bị thất tán vì các toán dân quân bán quân sự, du kích quân FARC, và các tay buôn lậu ma túy.
Sự tham dự của vị tổng thống Hoa Kỳ người Mỹ da đen đầu tiên được coi là rất đáng kể ở Colombia, nơi có khối dân da đen đông hàng thứ nhì ở Nam Mỹ, sau Brazil. Có ước chừng 20 phần trăm trong khối dân 45 triệu người ở Colombia có gốc Phi châu.
Sự tham gia hội nghị thượng đỉnh của ông Obama, và các vấn đề kinh tế cùng với các vấn đề khác trong nghị trình thảo luận, bị lu mờ phần nào vì một vụ tai tiếng có liên quan đến những cáo giác về hành vi sai trái của một số nhân viên Mật vụ và quân sự của Hoa kỳ dính líu tới gái mại dâm ở Cartagena.
Được hỏi về vấn đề gây tranh luận này, Tổng thống Obama tuyên bố ông trông đợi một cuộc điều tra gắt gao và tường tận. Nhưng ông nói rằng ông sẽ rất bực bội nếu những lời cáo buộc được xác nhận, và nói thêm rằng ông hy vọng những người đại diện cho Hoa Kỳ hành xử với “sự tự trọng tối đa.”
Tuy nhiên, cuối cùng, chính vấn đề loại trừ Cuba ra khỏi các cuộc họp thượng đỉnh lại chiếm hàng đầu tin tức.
Mặc dù Cuba không phải là một thể chế dân chủ, đa số các quốc gia ở bán cầu này ủng hộ việc Cuba tham dự các cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai. Hoa Kỳ và Canada phản đối việc này vì cho rằng Cuba cần phải trải qua các cải cách về chính trị và nhân quyền.
Tổng thống Obama nói có sự thiếu đồng thuận về Cuba. Ông nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ về sự cần thiết phải có cải cách chính trị và nhân quyền ở Cuba và cho biết ông đã nói với các nhà lãnh đạo khác rằng có thể có một cơ hội cho Cuba tham gia nếu như chính phủ ở La Habana đồng ý thay đổi.
Tổng thống Obama nói: “Có thể có một cơ hội trong những năm sắp tới vào lúc Cuba bắt đầu cứu xét cần phải làm những gì để đem lại cho nhân dân sự thịnh vượng và cơ hội mà họ cần đến,và để họ bắt đầu nới lỏng một số hạn chế ở nước họ. Đó là điều chúng tôi sẽ hoan nghênh.”
Tổng thống Santos nói tất cả các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh, kể cả những cuộc họp bàn về Cuba, đều cởi mở và lịch sự.
Ông Santos nói: “Tại các hội nghị như thế này, với sự tham dự của 33 quốc gia, mỗi nước đưa ra trước bàn thảo luận các quyền lợi riêng của mình, mỗi nước đưa ra lăng kính riêng của mình khi cứu xét các vấn đề, nhưng điều hữu ích là chúng ta thảo luận các vấn đề này một cách trung thực và xây dựng.”
Trước đó, ông Obama và Tổng thống Santos đã mở các cuộc hội đàm song phương chính thức, bàn luận về tiến bộ kinh tế và an ninh của Colombua sau nhiều năm chống các tay buôn lậu ma túy và du kích quân FARC.
Hai bên cũng loan báo một thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Hoa Kỳ và Colombia sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 5. Khởi đầu dưới thời chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, thỏa thuận này sẽ mở rộng rất nhiều việc áp dụng chế độ miễn thuế cho các mặt hàng chế tạo và nông sản của Hoa Kỳ xuất khẩu sang Colombia.
Tuy được sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, thỏa thuận này vẫn còn vấp phải sự chống đối của một số công đoàn Hoa Kỳ cho rằng Colombia chưa thực hiện đủ các biện pháp diệt trừ bạo lực đối với các thành viên công đoàn và bảo đảm điều tra về những vụ tội phạm đã qua.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk, tháp tùng Tổng thống tại Cartagena, nói rằng Colombia đã thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ mạnh hơn các luật lệ về lao động.
Ông Kirk cho biết: “Đặc biệt là quyền của công nhân được tổ chức và một số biện pháp và thủ tục quan trọng đã được áp dụng để truy tố những vụ bạo động trước đây nhắm vào những người tổ chức công đoàn cũng như cung cấp sự bảo vệ cho những người này.”
Một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến các cuộc tranh luận của giới lãnh đạo khu vực mà Hoa Kỳ và Canada phải cứu xét các phương án đối với những sách lược hiện thời trong cuộc chiến chống ma túy bất hợp pháp, kể cả việc phi hình sự hóa ma túy.
Ông Obama đã mở các cuộc hội đàm không chính thức với các vị tổng thống của El Salvador và Guatemala, cả hai nước đều nằm trong số các quốc gia Trung Mỹ đang gặp khó khăn về bạo lực có liên quan đến ma túy.
Một giới chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho hay ông Obama cũng đã nói chuyện với Tổng thống Peru Ollanta Humala. Hoa Kỳ sẽ gửi một phái đoàn đi dự cuộc họp về chính sách ma túy mà Peru sẽ chủ trì vào tháng 6 tới đây.
Tổng thống Obama cũng đã họp với các nhà lãnh đạo các quốc gia trong vùng Caribê. Tổng thống Obama và các giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sự hỗ trợ dành cho khu vực theo một Kế hoạch An ninh Lưu vực Caribê trị giá 200 triệu đôla.
Trước khi rời Categena, Tổng thống Obama đã cùng với Tổng thống Santos dự một buổi lễ đánh dấu việc chính phủ Colombia trả lại đất cho những người bị thất tán vì các toán dân quân bán quân sự, du kích quân FARC, và các tay buôn lậu ma túy.
Sự tham dự của vị tổng thống Hoa Kỳ người Mỹ da đen đầu tiên được coi là rất đáng kể ở Colombia, nơi có khối dân da đen đông hàng thứ nhì ở Nam Mỹ, sau Brazil. Có ước chừng 20 phần trăm trong khối dân 45 triệu người ở Colombia có gốc Phi châu.
Sự tham gia hội nghị thượng đỉnh của ông Obama, và các vấn đề kinh tế cùng với các vấn đề khác trong nghị trình thảo luận, bị lu mờ phần nào vì một vụ tai tiếng có liên quan đến những cáo giác về hành vi sai trái của một số nhân viên Mật vụ và quân sự của Hoa kỳ dính líu tới gái mại dâm ở Cartagena.
Được hỏi về vấn đề gây tranh luận này, Tổng thống Obama tuyên bố ông trông đợi một cuộc điều tra gắt gao và tường tận. Nhưng ông nói rằng ông sẽ rất bực bội nếu những lời cáo buộc được xác nhận, và nói thêm rằng ông hy vọng những người đại diện cho Hoa Kỳ hành xử với “sự tự trọng tối đa.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét