7.6.12

Những bức thư từ chiến trường Việt Nam



2012-06-06
“Nếu Ba gọi, mẹ nói con đang sát cạnh tử thần. Nhưng không sao. Con rất may mắn. Con sẽ viết thư tiếp…”
AFP PHOTO / POOL / Jim Watson
Những lá thư cá nhân của Trung sĩ Steve Flaherty, người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam năm 1969.


Những lời thương cảm ấy không bao giờ đến được với người mẹ của Trung sĩ Steve Flaherty. Anh đã tử trận trong năm 1969 trên chiến trường Việt Nam trước khi kịp gửi đi những lá thư còn mang theo người, cả lá thư đang viết dở.
Bộ đội Việt Nam lấy được cả xấp thư sau khi anh thiệt mạng.
Viên chức Hoa Kỳ cho biết những chi tiết này, khi phổ biến một số trích đoạn thư của Flaherty.
Những lá thư ghi lại cuộc tàn sát và nỗi suy kiệt trong chiến tranh đã được phía Việt Nam trao cho Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ  Leon Panetta, đổi lại quyển nhật ký của một bộ đội Việt Nam do một lính Mỹ lấy được trên xác người chiến binh Cộng Sản.
Thư của Steve Flaherty sẽ được trao lại cho gia đình anh ở South Carolina.

Kỷ vật chiến tranh

leon-panetta-vn-250afp.jpg
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ gặp nhau tại Hà Nội (ngày 4 tháng 6, 2012). AFP PHOTO.
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và giới chức tương nhiệm phía Hoa Kỳ đã trao đổi những kỷ vật chiến tranh này trong một buổi lễ đánh dấu việc Việt Nam thoả thuận mở thêm ba địa điểm công tác cho các toán chuyên viên Hoa Kỳ tìm kiếm và khai quật hài cốt các chiến binh Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Chuyên viên phân tích thương vong thuộc Bộ chỉ huy liên hợp kiểm kê tù binh chiến tranh và chiến binh mất tích (POW/ MIA), ông Ron Ward, cho biết có ít nhất là 4 binh sĩ Mỹ được coi là mất tích hay để lại hài cốt trong ba địa điểm vừa được mở ra đó. Như vậy phía Việt Nam vẫn còn hạn chế tìm kiếm trên 8 địa điểm khác.
Ký ức về chiến tranh Việt Nam đã phai nhoà đối với nhiều người Mỹ, và cuộc chiến chi còn là chất liệu cho sách giáo khoa, đối với nhiều người khác. Nhưng chiến tranh đã được hồi sinh sống động trong thư của Trung sĩ Flaherty.
Đây là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, tàn bạo, nhưng tôi tin chắc mọi người sẽ hiểu mục đích của cuộc chiến này, dù rằng nhiều người trong chúng ta có thể không đồng ý.
Trung sĩ Steve Flaherty

Những bức thư chưa gửi

Thư của chàng chiến binh quê ở Columbia, South Carolina viết cho mẹ là Lois, và hai phụ nữ khác được biết qua tên là Wyatt và Betty, đã mang những xúc động trong nỗi kinh sợ chiến tranh cùng với tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ. Anh viết cho Betty:
“Tôi cảm thấy đạn bay qua. Tôi chưa bao giờ thấy sợ như vậy trong đời mình…  Chúng tôi bị thương và chết nhiều… Chúng tôi kéo thêm nhiều thi thể và thương binh hơn là con số mà tôi muốn đủ sức mà quên đi…”
“Cám ơn tấm thiệp ngọt ngào của cô. Nó giúp cho một ngày khốn khổ ấy được khá hơn đôi chút, nhưng dù sao tôi cũng không thể quên trận đánh đẫm máu chúng tôi đang nếm trải. Hoả tiễn phóng tay và đạn súng liên thanh xá rách cả ba-lô trên lưng”.
Năm 1969, chiến tranh Việt Nam gây chia rẽ trầm trọng ở Hoa Kỳ, nhưng Flaherty viết cho Wyatt anh vẫn tin vào chính nghĩa của sứ mạng.
“Đây là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, tàn bạo, nhưng tôi tin chắc mọi người sẽ hiểu mục đích của cuộc chiến này, dù rằng nhiều người trong chúng ta có thể không đồng ý”.
000_Hkg7404964-250.jpg
Những lá thư cá nhân của Trung sĩ Steve Flaherty, người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam năm 1969. AFP PHOTO.
Trong một đoạn thư viết cho mẹ, Flaherty trấn an bà là anh sẽ được nghỉ ngơi đôi chút: “Chắc chắn con sẽ xin phép để nghỉ ngơi thong thả chút ít. Chằng cần biết nghỉ ngơi ở đâu, và cần nghỉ lắm, phải sớm nghỉ ngơi. Con sẽ cho mẹ biết chính xác ngày nào.”
Người chiến sĩ của Sư đoàn 101 Nhảy dù đã hy sinh trên mặt trận ở phía bắc lãnh thổ miền Nam Việt Nam vào tháng ba, 1969. Rõ ràng anh đã đụng nhiều trận lớn. Anh viết cho mẹ:
“Trung đội của con xung trận với quân số 31 người, nhưng đánh xong chỉ còn 19. Mất cả trung đội trưởng và nguyên một tiểu đội”.

Chiến tranh, mất mát…

Giới chức Mỹ cho biết nhiều đoạn của thư Flaherty viết đã được phía Việt Nam trích đọc để phát thanh tuyên truyền trong thời chiến. Đây là lần đầu tiên diễn ra sự trao đổi những chứng vật chiến tranh.
Đại tá Nguyễn Phú Đạt của quân đội Việt Nam đã giữ những lá thư này của Trung sĩ Flaherty, và đề cập đến nó vào hồi tháng tám năm ngoái trong một bài phổ biến online.
Trước đây trong năm nay, một nhân viên bộ quốc phòng Mỹ hồi hưu tên Robert Destatte, từng làm việc cho phòng POW/ MIA, nhận ra những bức thư đó trên mạng. Và bộ quốc phòng Hoa Kỳ bắt tay vào việc để đem chúng về cho gia đình Flaherty.
Chị dâu của Flaherty, bà Martha Gibbons, năm nay đã 73 tuổi, nói bà biết có những thư này khoảng 6 tuần trước. Bà nói lúc đó thật cảm động, và sự trao đổi như vậy là điều tốt cho các tử sĩ của cả hai bên.
Gia đình sẽ cất giữ những lá thư này cùng với tập vở, huy chương, huy hiệu quân đội, cờ… và tất cả những gì về binh nghiệp của Flaherty, để lưu niệm.
Anh nhập ngũ, lên đường đi Việt Nam chiến đấu cho xứ sở, và mãi mãi không về… Thật khó lòng chịu đựng nỗi đau này… Ô. Kennneth Cannon
Bà cho biết bà và chồng gặp Flaherty hồi còn là cậu bé 6 tuổi, sống trong một cô nhi viện của người Nhật. Chồng bà năn nỉ người mẹ của ông nhận cậu làm con nuôi. Flaherty lớn lên thành một thanh niên được mến chuộng, giỏi thể thảo, được học bổng baseball nhưng bỏ ngang đại học để nhập ngũ.
Người chú 80 tuổi của Flaherty, ông Kennneth Cannon, nói:
”Anh nhập ngũ, lên đường đi Việt Nam chiến đấu cho xứ sở, và mãi mãi không về… Thật khó lòng chịu đựng nỗi đau này…”
Nhân viên bộ quốc phòng Mỹ cho biết có ba tập thư kể cả bốn lá thư vừa nói. Chưa rõ của bao nhiêu người, và các chuyên viên đang nghiên cứu, sưu tầm về việc này.
Tập nhật ký được trao cho phía Việt Nam là của bộ đội Vũ Đình Đoàn, tử trận vì đạn súng máy.
Một thuỷ quân lục chiến Mỹ, Robert “Ira” Frazure quê ở Walla Wall, Washington thấy cuốn vở, kẹp bên trong là một tấm hình và vài đồng bạc, trên ngực của người bộ đội tử trận. Anh lấy và đem về Mỹ lúc thi hành xong nhiệm vụ ở Việt Nam.
Mấy tháng trước một người quen của Frazure sưu tầm tài liệu cho một cuốn sách và Frazure trao cho bà cuốn nhật ký, nhờ đem đưa cho chương trình “History Detectives” của đài truyền hình PBS. Đài nhờ bộ quốc phòng trao trả kỷ vật cho Việt Nam.
Hiện còn gần 1 ngàn 300 trường hợp người Mỹ mất tích ở Việt Nam, và nhân viên báo cáo với Bộ trưởng Panetta là 600 hài cốt trong số đó có thể được thu hồi.
Ba địa điểm mới được mở cửa có thể giúp tìm hai nhân viên phi hành bị bắn rớt máy bay ở Quảng Bình năm 1967, một binh nhất mất tích trong lúc hành quân ở vùng tam biên năm 1968, và một phi công thuỷ quân lục chiến rớt máy bay.

Phuong nơi gửi Ha Hoi :
Nay Ong Ban Oi ,Neu Quan Doi My khong giup Nam Han danh bai bon Bac Han thap nien 50 thi Nam Han cung an may nhu Bac Han bay gio Con VN Minh : Chong Phap,Chong Nhat,Chong My bay gio...Chong Gay.. Cai chu nghia quai quy mang danh to quoc Tinh ngu di chu....

06/06/2012 20:01
alex NG nơi gửi Strasbourg :
vậy còn những hài cốt của quân dội VNCH thì sao? Họ củng dã hy sinh cho chính nghĩa, Tự Do, Dân Chủ, dem lại sự no ấm, thanh bình trong 20 năm cho miền Nam Việt Nam... Họ dã hy sinh tuổi trẽ dể bảo vệ từng tất dất, vậy mà dã bị một số người tự cho là trí thức, dâm sau lưng họ... người lính VNCH muôn năm... alex NG

06/06/2012 14:01
MAI nơi gửi CALI :
ANH FLAHERTY OI ANH CHET VO ICH CHO MOT CUOC CHIEN TRANH KHONG CO CHINH NGHIA. BON CHINH TRI GIA NO LUA GIOI ANH VA THE HE THANH NIEN CUA ANH. NO LUON GAN CAI NHAN HIEU FREEDOM FIGHTERS, LIBERATORS, HEROS CHO CAC ANH. CHUNG GUI ANH DEN VN DE GIET NHUNG THUONG DAN VO TOI, NHUNG NGUOI VN BAO VE TO QUOC CUA HO. CO DUNG KHONG RFCIA ? TU DO NGON LUAN MUON NAM, DA DAO BON HO HAO NHAN QUYEN, TU DO BIP BOM !!!!

06/06/2012 13:28

Không có nhận xét nào: