Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh luôn giữ vai trò
là một quân cảng quan trọng bậc nhất. Hội tụ đầy đủ những ưu thế
mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử
quan trọng
, Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệtkhông chỉ của giới quân sự mà còn của cả các nhà đầu tư quốc tế.
"Ai làm chủ được Cam Ranh, người ấy sẽ làm chủ được Biển Đông"
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Công, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 8-10km, chiều dài ăn sâu vào đất liền từ 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60 km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển.
Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát pha bùn khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho tàu neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.
Nhiều nhà chiến lược phương Tây đã đánh giá Cam Ranh là một "pháo đài tự nhiên lý tưởng", "một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương". Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ địa thế hiểm yếu, khống chế được toàn khu vực biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ "Proceedings" số tháng 10/1991 có viết: "Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được "trò chơi mèo vờn chuột" ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông".
Từ xa xưa, các nhà quân sự đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực.
Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1905, sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan, các tàu của hạm đội Bantích của Nga hoàng Nicolas đệ II do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành trình trên 16.628 hải lý đến Viễn Đông đã ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12-4-1905 để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản.
Sau chiến tranh Nga - Nhật, lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1911, Chính phủ Pháp đã cử Đại úy hải quân Fillommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh. Vào giữa năm 1939, Pháp xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch "Phòng thủ chung" ở Đông Dương và xây dựng nhiều công trình quân sự khác trên bán đảo Cam Ranh hòng đối phó với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tượng đài Cam Ranh.
Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền VNCH. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm 1 sân bay có 2 đường băng với chiều dài hơn 3.000m (10.000 feet) dùng cho các loại máy bay hiện đại kể cả B-52, 1 sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km...
Tháng 3/1967, chính quyền VNCH đã ký hiệp định vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ trong 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của Hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch "Market Time", nhằm ngăn chặn Quân VC . Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của Hạm đội 7, Mỹ.
Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước đồng minh . Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần hoàn chỉnh, hệ thống ra đa, trận địa pháo và hệ thống phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh.
Cam Ranh thời bình - Căn cứ địa bảo vệ và dựng xây đất nước
Để khẳng định lại quan điểm của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo, Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp, bảo đảm phục vụ Lực lượng Hải quân Việt Nam" và "Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân ngoại quốc là một ngón đòn ''bậc thầy'' trong chính sách đối ngoại "đa phương" của Việt Nam.
Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động, các tàu ngoại quốc sẽ được bảo đảm các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, bảo dưỡng, sửa chữa, thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Nguồn tài chính từ các dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho các hoạt động cả dân sự và quân sự. Đồng thời một mặt là cơ hội để cho VN nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận những kỷ nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới, mặt khác VN bớt lãng phí về năng lực. Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Công, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 8-10km, chiều dài ăn sâu vào đất liền từ 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60 km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển.
Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát pha bùn khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho tàu neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.
Nhiều nhà chiến lược phương Tây đã đánh giá Cam Ranh là một "pháo đài tự nhiên lý tưởng", "một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương". Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ địa thế hiểm yếu, khống chế được toàn khu vực biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ "Proceedings" số tháng 10/1991 có viết: "Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được "trò chơi mèo vờn chuột" ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông".
Từ xa xưa, các nhà quân sự đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực.
Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1905, sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan, các tàu của hạm đội Bantích của Nga hoàng Nicolas đệ II do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành trình trên 16.628 hải lý đến Viễn Đông đã ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12-4-1905 để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản.
Sau chiến tranh Nga - Nhật, lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1911, Chính phủ Pháp đã cử Đại úy hải quân Fillommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh. Vào giữa năm 1939, Pháp xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch "Phòng thủ chung" ở Đông Dương và xây dựng nhiều công trình quân sự khác trên bán đảo Cam Ranh hòng đối phó với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tượng đài Cam Ranh.
Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền VNCH. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm 1 sân bay có 2 đường băng với chiều dài hơn 3.000m (10.000 feet) dùng cho các loại máy bay hiện đại kể cả B-52, 1 sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km...
Tháng 3/1967, chính quyền VNCH đã ký hiệp định vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ trong 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của Hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch "Market Time", nhằm ngăn chặn Quân VC . Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của Hạm đội 7, Mỹ.
Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước đồng minh . Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần hoàn chỉnh, hệ thống ra đa, trận địa pháo và hệ thống phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh.
Cam Ranh thời bình - Căn cứ địa bảo vệ và dựng xây đất nước
Để khẳng định lại quan điểm của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo, Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp, bảo đảm phục vụ Lực lượng Hải quân Việt Nam" và "Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân ngoại quốc là một ngón đòn ''bậc thầy'' trong chính sách đối ngoại "đa phương" của Việt Nam.
Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động, các tàu ngoại quốc sẽ được bảo đảm các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, bảo dưỡng, sửa chữa, thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Nguồn tài chính từ các dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho các hoạt động cả dân sự và quân sự. Đồng thời một mặt là cơ hội để cho VN nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận những kỷ nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới, mặt khác VN bớt lãng phí về năng lực. Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới
Nhiều nước chú ý đến cảng Cam Ranh. Đó thường là những quốc gia đều có lợi ích thiết thân trong việc duy trì quyền tự do thông thương ở Biển Đông. Sự hiện diện của tàu quốc tế tại Cam Ranh nâng cao vị thế của Việt Nam.
Vốn là một căn cứ quân sự, được đánh giá là một trong những cảng tự nhiên tốt nhất khu vực châu Á, Cam Ranh chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược của Việt Nam chống lại những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng trong cuộc tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông, một trong những huyết mạch lưu thông hải hàng trên thế giới.
Sau khi hải quân Nga rút khỏi cảng Cam Ranh vào năm 2002, chính quyền CS Việt Nam đã tuyên bố xây dựng khu vực này thành một cảng thương mại, không để cho hải quân nước khác thuê. Thế nhưng, tình hình đã thay đổi.
Vào lúc Trung Cộng phát triển bộ máy quân sự trong đó có lực lượng hải quân, đe dọa các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền, gây hấn với các tàu khảo sát của Mỹ trong khu vực, vào cuối năm ngoái, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã nói đến khả năng cho tảu bè ngoại quốc vào cảng Cam Ranh để tiếp liệu hoặc sửa chữa.
Theo giới quan sát, mặc dù Việt Nam có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Cộng và giới lãnh đạo hai nước luôn nhắc đến tình hữu nghị láng giềng, thế nhưng, mối bang giao song phương đang chịu nhiều sức ép do cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh.
Trung Hoa đã xây dựng một căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, phía bắc vùng biển có tranh chấp chủ quyền, nhằm nâng cao khả năng can thiệp của hải quân và thực thi chính sách ngoại giao cưỡng chế tại Biển Đông. Các sự kiện gần đây liên quan đến việc tàu hải giám và ngư chính Trung Cộng cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay tại nơi mà Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, cho thấy quyết tâm chính trị của Bắc Kinh thực hiện các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông.
Một trong những phương cách đối phó của Việt Nam là tìm cách quốc tế hóa hồ sơ tranh chấp chủ quyền, kêu gọi các nước Đông Nam Á có liên quan như Mã Lai Phi Luật Tân , Brunei cùng phối hợp đàm phán, và hoan nghênh Hoa Kỳ giúp làm dịu căng thẳng ở Biển Đông.
Vì vậy, việc mở của cảng Cam Ranh đón tiếp tàu bè ngoại quốc nằm trong chiến lược của Việt Nam.
Theo giới chuyên gia về an ninh, việc thay đổi mục đích sử dụng cảng Cam Ranh sẽ tạo ra một nguồn thu nhập quan trọng cho Việt Nam. Thế nhưng, lý do chính là để đối phó với sự thống trị của hải quân Trung Hoa tại Biển Đông, một vùng biển được đánh giá là có nhiều trữ lượng về dầu khí, nguồn hải sản dồi dào và có nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng.
Theo thời báo Financial Times, thì hải quân của rất nhiều nước đều quan tâm đến cảng Cam Ranh. Ngoài Hoa Kỳ và Nga, còn có Ấn Độ, Nam Hàn , Úc… Đó là những quốc gia đều có lợi ích thiết yếu trong việc duy trì quyền tự do thông thương ở Biển Đông.
Mặt khác, sự hiện diện của tầu bè các nước tại Cam Ranh nâng cao vị thế của Việt Nam. Giống như trường hợp của Singapore khi mở cửa cảng Changi đón tiếp hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan và các nước khác. Điều này rõ ràng giúp cho Singapore cảm thấy yên tâm hơn về an ninh, đồng thời tạo thêm một nguồn thu nhập cho Singapore, khoảng 30 triệu đô la mỗi năm, qua việc cung ứng dịch vụ cho tàu bè thế giới.
Cảng Cam Ranh nằm kẹp giữa dãy núi phía tây Việt Nam và Biển Đông, gần thành phố Nha Trang, ở miền nam. Đây là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất khu vực châu Á. Trong thế kỷ 19, chính quyền thực dân Pháp đã xây dựng căn cứ đóng tàu thủy hiện đại đầu tiên ở Cam Ranh. Sau đó, cảng được mở rộng thêm 20 hải lý theo hướng Bắc – Nam và 10 hải lý chiều rộng. Người Pháp sau đó đã biến nơi đây thành cảng quân sự. Năm 1940, quân đội Nhật Hoàng xâm chiếm Đông Dương và sử dụng cảng Cam Ranh làm nơi xuất phát của hải quân Nhật Bản. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ phát triển mạnh cảng quân sự Cam Ranh. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho Hoa Kỳ quản lý cảng này. Đến năm 1972, Mỹ trả lại cho Việt Nam Cộng hòa trong khuôn khổ kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh của tổng thống Richard Nixon. Sau năm 1975, hải quân Liên Xô, đồng minh chiến lược của Cộng sản Việt Nam đã sử dụng quân cảng Cam Ranh. Năm 1979, Việt Nam cho hải quân Liên Xô thuê trong vòng 25 năm. Sau khi Liên Xô sụp đổ, hải quân Liên bang Nga đã rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn, năm 2002. Cho đến nay, chỉ có một số tàu bè nhỏ của Việt Nam neo tại cảng Cam Ranh. Cuối năm 2010, Nguyễn Tấn Dũng mới nói đến việc mở cửa và phát triển cảng Cam Ranh để đón tiếp tàu bè nước ngoài. (Nguồn : Financial Times)~~ http://www.anviettoancau.net/ anviettc/index.php?option=com_ content&task=view&id=2991& Itemid=44 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét