Trận Oanh Tạc Linerbacker II Cuối Năm 1972
Trọng Đạt
December 13, 20120 Bình Luận
December 13, 20120 Bình Luận
LTG. Hai năm trước tôi đã viết về đề tài này trong bài “Trận Mưa Bom Giáng Sinh”, nghiêng về mặt quân sử. Nay ở đây tôi chỉ đề cập tới ý nghĩa chính trị của Linerbacker II, trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai.
Hòa đàm khai thông và bế tắc
Sau mấy năm bế tắc, tháng 10/1972 cuộc hòa đàm Ba Lê có biến chuyển thuận lợi khi phía Hà Nội chịu nhượng bộ những đòi hỏi tiên quyết của họ như: Lật đổ TT Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ đơn phương rút quân và cắt viện trợ VNCH… Cộng Sản Bắc Việt đã thừa cơ nước đục thả câu, thấy Hành pháp bị phản chiến chống đối, Quốc hội thúc dục ký Hiệp định ngưng bắn nên họ ép Kissinger phải nhượng bộ những khoản như trên.
Cả Nixon và Kissinger đã thỏa thuận không lật đổ chính phủ Thiệu. (He agreed with Nixon that it should not involve abandoning the Thieu regime – Walter Isaacson, Kissinger A Biography p.485)
Trước lập trường cứng rắn của Nixon và Kissinger, BV thấy không có hy vọng gì loại bỏ Thiệu nên phải nhượng bộ, sau này người Mỹ mới biết đòi hỏi này là do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức Việt Cộng) đưa ra. BV đã hết ngoan cố phải nhượng bộ tháng 10/72 vì đã bị trận oanh tạc Linerbacker (cũng gọi là trận Linerbacker I) bằng B-52 từ tháng 5 tới tháng 10/1972 của Nixon khi ông yểm trợ tích cực cho VNCH để đè bẹp quân địch trong trận Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972. Theo nhận xét của Nixon, Hà nội tin chắc ông sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/1972 vì theo thăm dò ông vượt quá xa đối thủ McGovern tới 30%, họ muốn ký Hiệp định trước bầu cử vì nghĩ rằng sau khi đắc cử ông sẽ cứng rắn hơn. (They also probably believed that they might get better terms from me before the election than after it, No More Vietnams, p. 151)
Tại phiên họp lịch sử ngày 8/10/1972, Lê đức Thọ đã nhượng bộ Kissinger như trên và hai bên họp bàn ngày hôm sau về việc ký kết Hiệp định vào khoảng 25 hoặc 26/10. Kissinger mừng rú, sau bao năm vất vả mới có ngày này, hôm 12 ông về Mỹ báo tin cho Tổng thống, Nixon mở rượu uống cùng Ban tham mưu tại tòa Bạch ốc. Ngày 18/10/72 Kissinger sang Sài Gòn để thuyết trình với chính phủ VNCH về Dự thảo Hiệp định sắp ký, tin là ông Thiệu sẽ đồng ý vì ông vẫn được làm Tổng thống. Trái ngược với sự mong đợi của Kissinger VNCH cực lực phản đối bản Dự thảo, đòi BV phải rút về Bắc, mấy hôm sau Kissinger tại Sài Gòn đánh điện về Mỹ cho Tổng thống đề nghị ký riêng với BV nhưng bị từ chối, Nixon không cần ký trước bầu cử vì biết chắc sẽ tái đắc cử.
Mặc dù thất bại trong việc ký kết, ngày 26/10/1972 Kissinger họp báo tại Tòa Bạch Ốc tuyên bố hòa bình trong tầm tay (peace is at hand) khiến cả nước Mỹ vui mừng. Sang tháng 11, ông Thiệu mở chiến dịch chống bản Dự thảo Hiệp định, chống Kissinger dữ dội, khi ấy Hà Nội cũng đả đảo Kissinger cho là ông này thất hứa, xảo trá. Bị cả hai miền nam bắc VN lên án, chống đối, Kissinger chán nản không muốn tiếp tục cuộc hòa đàm vì tưởng là ký được Hiệp định nay lại hụt, Tổng thống Nixon khuyến khích ông ta tiếp tục tìm hòa bình.
Theo Walter Isaacson, (Kissinger A Biography trang 464) ngày 5 và 6/12/1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.
Nixon trả lời Kissinger trách sự khó khăn do câu “hòa bình trong tầm tay” đem lại “Hy vọng lên cao trước bầu cử.. (tức cuối tháng 10)…thế mà nay tiếp tục chiến tranh không thấy hy vọng kết thúc, ta sẽ thất bại” Walter Isaacson, Kissinger A Biography, trang 464.
Cả Nixon và Kissinger đã thỏa thuận không lật đổ chính phủ Thiệu. (He agreed with Nixon that it should not involve abandoning the Thieu regime – Walter Isaacson, Kissinger A Biography p.485)
Trước lập trường cứng rắn của Nixon và Kissinger, BV thấy không có hy vọng gì loại bỏ Thiệu nên phải nhượng bộ, sau này người Mỹ mới biết đòi hỏi này là do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức Việt Cộng) đưa ra. BV đã hết ngoan cố phải nhượng bộ tháng 10/72 vì đã bị trận oanh tạc Linerbacker (cũng gọi là trận Linerbacker I) bằng B-52 từ tháng 5 tới tháng 10/1972 của Nixon khi ông yểm trợ tích cực cho VNCH để đè bẹp quân địch trong trận Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972. Theo nhận xét của Nixon, Hà nội tin chắc ông sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/1972 vì theo thăm dò ông vượt quá xa đối thủ McGovern tới 30%, họ muốn ký Hiệp định trước bầu cử vì nghĩ rằng sau khi đắc cử ông sẽ cứng rắn hơn. (They also probably believed that they might get better terms from me before the election than after it, No More Vietnams, p. 151)
Tại phiên họp lịch sử ngày 8/10/1972, Lê đức Thọ đã nhượng bộ Kissinger như trên và hai bên họp bàn ngày hôm sau về việc ký kết Hiệp định vào khoảng 25 hoặc 26/10. Kissinger mừng rú, sau bao năm vất vả mới có ngày này, hôm 12 ông về Mỹ báo tin cho Tổng thống, Nixon mở rượu uống cùng Ban tham mưu tại tòa Bạch ốc. Ngày 18/10/72 Kissinger sang Sài Gòn để thuyết trình với chính phủ VNCH về Dự thảo Hiệp định sắp ký, tin là ông Thiệu sẽ đồng ý vì ông vẫn được làm Tổng thống. Trái ngược với sự mong đợi của Kissinger VNCH cực lực phản đối bản Dự thảo, đòi BV phải rút về Bắc, mấy hôm sau Kissinger tại Sài Gòn đánh điện về Mỹ cho Tổng thống đề nghị ký riêng với BV nhưng bị từ chối, Nixon không cần ký trước bầu cử vì biết chắc sẽ tái đắc cử.
Mặc dù thất bại trong việc ký kết, ngày 26/10/1972 Kissinger họp báo tại Tòa Bạch Ốc tuyên bố hòa bình trong tầm tay (peace is at hand) khiến cả nước Mỹ vui mừng. Sang tháng 11, ông Thiệu mở chiến dịch chống bản Dự thảo Hiệp định, chống Kissinger dữ dội, khi ấy Hà Nội cũng đả đảo Kissinger cho là ông này thất hứa, xảo trá. Bị cả hai miền nam bắc VN lên án, chống đối, Kissinger chán nản không muốn tiếp tục cuộc hòa đàm vì tưởng là ký được Hiệp định nay lại hụt, Tổng thống Nixon khuyến khích ông ta tiếp tục tìm hòa bình.
Theo Walter Isaacson, (Kissinger A Biography trang 464) ngày 5 và 6/12/1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.
Nixon trả lời Kissinger trách sự khó khăn do câu “hòa bình trong tầm tay” đem lại “Hy vọng lên cao trước bầu cử.. (tức cuối tháng 10)…thế mà nay tiếp tục chiến tranh không thấy hy vọng kết thúc, ta sẽ thất bại” Walter Isaacson, Kissinger A Biography, trang 464.
Phá vỡ đàm phán, tái oanh tạc sẽ đưa tới tranh cãi. Kissinger nài nỉ đề nghị Nixon lên TV kêu gọi sự ủng hộ của dân để tái oanh tạc, ca ngợi Nixon là người xứng đáng nhất. “Tôi tin ngài có thể khích động, thuyết phục họ quay quần lại như đã làm trước đây” (Trang 464)
Lời nịnh bợ của Kissinger không làm Nixon thay đổi, ông vẫn chán nản việc Kissinger họp báo về dự thảo tháng 10 đã khoe “Peace is at hand”, phụ tá Haldeman cũng như Nixon đều muốn Kissinger lên truyền hình thông báo hòa đàm tan vỡ, bắt đầu ném bom. Kissinger đau đầu khi nghĩ tới việc phải thông báo cho người dân biết hòa bình chưa tới khi mà tháng trước ông đã lỡ nói hòa bình trong tầm tay. Tháng 12/1972 Lê đức Thọ đòi hỏi nhiều khoản mới, đắt nhiều điều kiện mới, Kissinger đánh điện cho Nixon nói BV ngoan cố hơn bao giờ hết. Mặt Trận Giải Phóng đặt vấn đề thả tù binh Mỹ liên quan với thả tù chính trị VC.
“Nguyễn thị Bình nói trong một cuộc họp báo ngày 8 tháng 12:
-Không lý do gì mà chúng ta phóng thích tù binh Mỹ trong khi các đồng chí của ta vẫn bị địch (VNCH) giam giữ.
Sự kiện này khiến cho nội bộ đảng Lao động bị căng thẳng. Theo Brigham (Giáo Sư), một ủy viến nói:
-Mặt trận (VC) ngoan cố đã làm hỏng hết mọi cơ hội tìm hòa bình, chúng ta đã gần đạt thỏa hiệp nhưng các đồng chí Nam bộ đã phá hoại toàn bộ kế hoạch của ta. Larry Berman, No Peace, No Honor, trang 208,209.
-Không lý do gì mà chúng ta phóng thích tù binh Mỹ trong khi các đồng chí của ta vẫn bị địch (VNCH) giam giữ.
Sự kiện này khiến cho nội bộ đảng Lao động bị căng thẳng. Theo Brigham (Giáo Sư), một ủy viến nói:
-Mặt trận (VC) ngoan cố đã làm hỏng hết mọi cơ hội tìm hòa bình, chúng ta đã gần đạt thỏa hiệp nhưng các đồng chí Nam bộ đã phá hoại toàn bộ kế hoạch của ta. Larry Berman, No Peace, No Honor, trang 208,209.
Không riêng gì Mỹ và VNCH bất đồng ý kiến mà ngay nội bộ BV và VC cũng không ổn thỏa. Kissinger sau này kể lại: tháng 12 họp nhau cả chục ngày không đi tới đâu, việc ký Hiệp định ngày càng xa vời.
Ngày 12/12 tại Sài Gòn TT Thiệu chủ tọa phiên họp khoáng đại, ông tuyên bố giữ vững lập trường về Hiệp định ngưng bắn, đòi BV phải rút khỏi miền nam VN. Ông Thiệu cho biết Hội đồng hòa giải dân tộc chỉ là Liên hiệp trá hình, đòi Hà Nội phải công nhận Đông Dương có bốn nước, họ không được gây hấn, tấn công ba nước kia, VNCH không chấp nhận tổng tuyển cử.
Ông tuyên bố sẽ không ký Hiệp định như trên dù Quốc hội Mỹ cắt hết viện trợ, dù VNCH chết ngay, ông cho biết không tin vào lời hứa của Mỹ.
Ngày 13 Kissinger điện tín cho Nixon nói thái độ của Lê Đức Thọ hôm qua cũng y như ba ngày liên tiếp trước đó.
Ngày 12/12 tại Sài Gòn TT Thiệu chủ tọa phiên họp khoáng đại, ông tuyên bố giữ vững lập trường về Hiệp định ngưng bắn, đòi BV phải rút khỏi miền nam VN. Ông Thiệu cho biết Hội đồng hòa giải dân tộc chỉ là Liên hiệp trá hình, đòi Hà Nội phải công nhận Đông Dương có bốn nước, họ không được gây hấn, tấn công ba nước kia, VNCH không chấp nhận tổng tuyển cử.
Ông tuyên bố sẽ không ký Hiệp định như trên dù Quốc hội Mỹ cắt hết viện trợ, dù VNCH chết ngay, ông cho biết không tin vào lời hứa của Mỹ.
Ngày 13 Kissinger điện tín cho Nixon nói thái độ của Lê Đức Thọ hôm qua cũng y như ba ngày liên tiếp trước đó.
“Nói về bề ngoài hỗn hào trông cũng buồn cười, Hà Nội lên mặt với chúng ta vì biết ta nay yếu thế không còn ảnh hưởng, trong khi Sài Gòn với cái nhìn thiển cận chỉ phá hòa đàm khiến ta suy yếu thêm. Chẳng bao lâu ta sẽ suy yếu không còn đủ sức khi áp lực trong nước sẽ gia tăng nếu ta không ký được Hiệp định và cũng chẳng bảo vệ được miền nam VN. Nay chúng ta chỉ còn hai sách lược. Trước hết cứng rắn với Hà Nội và tăng cường oanh kích cùng những biện pháp khác. Cũng có thể gồm những biện pháp như gài mìn hải cảng , oanh kích ồ ạt hai ngày các nhà máy phát điện cuối tuần này, xử dụng thêm B-52. Ta muốn cho họ biết họ trả giá cho mười ngày ngoan cố vừa qua. Đồng thời ta cố chấn chỉnh Sài Gòn và ít nhất ngăn cản Thiệu đừng để ông ta đơn phương đề nghị thêm nữa. Rất cần áp lực với Sài Gòn để Thiệu đừng nghĩ có thể lung lạc được ta, và chúng ta có thể chứng tỏ rằng ta không chịu nổi sự ương ngạnh của đồng minh (tức Sài Gòn) cũng như sự ngoan cố của kẻ địch (tức Hà Nội)” (No Peace No Honor, trang 213, 214).
Hòa đàm tháng 12/1972 lâm vào tình trạng bế tắc, miền Bắc ngoan cố phá hòa đàm, miền Nam cứng rắn đòi BV phải rút hết, đòi sửa lại nhiều điều khoản. Trong khi ấy người dân Mỹ, phong trào phản chiến cũng như Quốc hội sốt ruột vì muốn có hòa bình sớm hơn. Nếu không ký được Hiệp định Quốc hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi lấy tù binh, khi ấy mọi nỗ lực của Nixon, Kissinger để cứu miền nam sẽ tiêu tan. Tổng thống Nixon căm ghét miền Bắc, giận dữ miền Nam, ông tức giận Kissinger vì đã vội vã tuyên bố “hòa bình trong tầm tay” hôm 26/10 khiến cho cả nước hân hoan vui mừng, nay hòa đàm tan vỡ đã đưa ông vào tình trạng khó xử.
Lá Bài Chót
Hòa đàm tan vỡ ngày 13/12/1972, Thọ bỏ phiên họp, Kissinger về Mỹ, Haig nói nay chỉ có việc ném bom Hà nội bằng B-52 là cần, tại tòa Bạch ốc chỉ có Nixon, Kissinger và Tướng Haig đưa tới quyết định oanh tạc toàn bộ BV, vấn đề là cuộc oanh tạc sẽ tàn khốc thế nào. Lần đầu tiên trong chiến tranh, Nixon có thể ra lệnh ném bom Hà Nội, Hải phòng bằng B-52. Pháo đài bay khổng lồ này đã được dùng oanh tạc những đường xâm nhập ngoài thành phố, đối với những mục tiêu có dân cư người ta thường xử dụng oanh tạc cơ chiến đấu như F-111 hay F4.
Ngày 14/12 Kissinger điện tín cho Đại sứ Bunker ở Sài Gòn đến gặp ông Thiệu ngay và đừng để ông ta lung lạc, ám chỉ cho ông ta biết TT Nixon sẽ có biện pháp mạnh với BV vì trở ngại hòa đàm. Kissinger cũng nhắc Bunker nói rõ cho TT Thiệu biết TT Nixon rât khó chịu vì lập trường của ông ta về đàm phán. Nếu ông ta vẫn như cũ, nó sẽ đe dọa quan hệ hai nước .
Phái đoàn BV bỏ hội nghị không hẹn bao giờ sẽ trở lại, họ chờ phiên họp của Quốc hội Mỹ đầu tháng 1/1973 sắp tới, hy vọng tình hình có thể thay đổi: Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 người tù binh còn bị giam tại Hà Nội. Như đã nói trên, đầu tháng 12, Nixon không muốn xử dụng vũ lực như đề nghị của Kissinger, nhưng nay BV đã lộ cho thấy sự gian ngoan xảo trá, nếu không nhanh tay trừng trị bọn này đại cuộc có nguy cơ sụp đổ. Quốc hội sốt ruột khi hòa đàm bế tắc có thể sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh khi ấy mọi nỗ lực của Nixon từ bốn năm qua sẽ tiêu tan như mây khói.
Đây là quyết định khó nhất của Nixon về VN trong nhiệm kỳ, nó cũng là canh bạc táo bạo cuối cùng của ông.
Ngày 14/12 Kissinger điện tín cho Đại sứ Bunker ở Sài Gòn đến gặp ông Thiệu ngay và đừng để ông ta lung lạc, ám chỉ cho ông ta biết TT Nixon sẽ có biện pháp mạnh với BV vì trở ngại hòa đàm. Kissinger cũng nhắc Bunker nói rõ cho TT Thiệu biết TT Nixon rât khó chịu vì lập trường của ông ta về đàm phán. Nếu ông ta vẫn như cũ, nó sẽ đe dọa quan hệ hai nước .
Phái đoàn BV bỏ hội nghị không hẹn bao giờ sẽ trở lại, họ chờ phiên họp của Quốc hội Mỹ đầu tháng 1/1973 sắp tới, hy vọng tình hình có thể thay đổi: Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 người tù binh còn bị giam tại Hà Nội. Như đã nói trên, đầu tháng 12, Nixon không muốn xử dụng vũ lực như đề nghị của Kissinger, nhưng nay BV đã lộ cho thấy sự gian ngoan xảo trá, nếu không nhanh tay trừng trị bọn này đại cuộc có nguy cơ sụp đổ. Quốc hội sốt ruột khi hòa đàm bế tắc có thể sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh khi ấy mọi nỗ lực của Nixon từ bốn năm qua sẽ tiêu tan như mây khói.
Đây là quyết định khó nhất của Nixon về VN trong nhiệm kỳ, nó cũng là canh bạc táo bạo cuối cùng của ông.
Trong No More Vietnams, trang 157, Nixon nói:
“Ngày 14 tháng 12 tôi ra lệnh gài mìn cảng Hải phòng, cho máy bay thám sát trên không phận BV, và cho oanh tạc vùng phụ cận Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52. Đó là một quyết định khó khăn nhất về VN của tôi trong suốt nhiệm kỳ. Nhưng tôi không còn cách nào khác. Tôi tin chắc nếu ta không ép buộc BV theo đòi hỏi của ta Quốc hội có thể bắt ép chúng ta chấp nhận thua cuộc bằng thỏa thuận rút quân để đánh đổi lấy tù binh Mỹ.”
“Ngày 14 tháng 12 tôi ra lệnh gài mìn cảng Hải phòng, cho máy bay thám sát trên không phận BV, và cho oanh tạc vùng phụ cận Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52. Đó là một quyết định khó khăn nhất về VN của tôi trong suốt nhiệm kỳ. Nhưng tôi không còn cách nào khác. Tôi tin chắc nếu ta không ép buộc BV theo đòi hỏi của ta Quốc hội có thể bắt ép chúng ta chấp nhận thua cuộc bằng thỏa thuận rút quân để đánh đổi lấy tù binh Mỹ.”
Nixon lệnh cho Đô đốc Moorer, Tham mưu trưởng liên quân phải đánh trúng mục tiêu đề thắng địch nếu không ông ta sẽ chịu trách nhiệm. Moorer bèn ra lệnh oanh tạc tối đa các mục tiêu quanh Hà nội-Hải phòng, các B-52 mang bom tối đa. Trận oanh tạc này gọi Linerbacker II cố tránh thiệt hại cho nhân dân nhưng trấn áp tinh thần họ. Moorer nói tôi muốn người dân Hà nội phải nghe thấy tiếng bom. Nixon muốn trận này tiêu diệt tinh thần chiến đấu của BV và chứng tỏ cho miền nam VN biết ông là con người thép. Pháo đài bay B-52 chứa một khối lượng bom lớn có thể tấn công mọi thời tiết là khí giới áp đảo tinh thần địch.
Ngày 17/12 bắt đầu tiến hành gài mìn, và trong 24 tiếng đồng hồ Hoa kỳ đã xử dụng 129 B-52 để oanh tạc BV. Trong 12 ngày từ 18/12 cho tới 29/12 Không quân Mỹ đã thực hiện 729 phi vụ B-52 và khoảng 1,000 phi vụ máy bay oanh tạc chiến đấu, đã ném hơn 20 ngàn tấn bom. Mục tiêu oanh tạc gồm hệ thống giao thông, đường rầy xe lửa, nhà máy phát điện, phi trường, kho nhiên liệu… những mục tiêu này đều có ý nghĩa về quân sự.
Đây là trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai, một trong những phương châm của Nixon là nếu đã xử dụng vũ lực thì phải mạnh hết cỡ không giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự, tôt nhất là phải đánh xả láng. (once a decision had been made to apply military muscle, it was best to go all out -Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 468).
Ngày 17/12 bắt đầu tiến hành gài mìn, và trong 24 tiếng đồng hồ Hoa kỳ đã xử dụng 129 B-52 để oanh tạc BV. Trong 12 ngày từ 18/12 cho tới 29/12 Không quân Mỹ đã thực hiện 729 phi vụ B-52 và khoảng 1,000 phi vụ máy bay oanh tạc chiến đấu, đã ném hơn 20 ngàn tấn bom. Mục tiêu oanh tạc gồm hệ thống giao thông, đường rầy xe lửa, nhà máy phát điện, phi trường, kho nhiên liệu… những mục tiêu này đều có ý nghĩa về quân sự.
Đây là trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai, một trong những phương châm của Nixon là nếu đã xử dụng vũ lực thì phải mạnh hết cỡ không giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự, tôt nhất là phải đánh xả láng. (once a decision had been made to apply military muscle, it was best to go all out -Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 468).
Trong một quyết định táo bạo và liều lĩnh, Nixon đã đánh nước cờ cao để cho BV thấy họ đừng hy vọng dựa vào Quốc hội và bọn Phản chiến, ông đã nhanh chóng ra tay trước.
Ngày 19/12, khi Linerbacker II băt đầu được thi hành, Tướng Haig được cử tới dinh Độc lập cùng Đại sứ Bunker, ông mang thư của Tổng thống Nixon cho TT Thiệu, chỉ có ba người biết nội dung thư là Nixon, Kissinger và Haig. Tướng Haig cho biết TT Nixon lượng giá lại tình hình Đông nam Á, bức thư cho ông Thiệu biết Mỹ sẽ oanh tạc và BV sẽ trở lại bàn hội nghị, Nixon nhắc nhở ông Thiệu cũng phải thay đổi.
Ngày 19/12, khi Linerbacker II băt đầu được thi hành, Tướng Haig được cử tới dinh Độc lập cùng Đại sứ Bunker, ông mang thư của Tổng thống Nixon cho TT Thiệu, chỉ có ba người biết nội dung thư là Nixon, Kissinger và Haig. Tướng Haig cho biết TT Nixon lượng giá lại tình hình Đông nam Á, bức thư cho ông Thiệu biết Mỹ sẽ oanh tạc và BV sẽ trở lại bàn hội nghị, Nixon nhắc nhở ông Thiệu cũng phải thay đổi.
“Trận oanh tạc này là một loại bảo hiểm cho ông Thiệu, nếu sinh mạng miền Nam bị đe dọa thì bảo hiểm sẽ giải quyết “ (The bombing was a sort of insurance policy for Thieu. If South Vietnam‘s life was threatened, the policy would be executed, No Peace No Honor, p.217).
Tướng Haig thuyết trình về trận Linerbacker II cho TT Thiệu, ông nói:
“TT Nixon quyết định oanh tạc tối đa trận này .. nó được tái diễn để nói cho Hà Nội biết một lần nữa họ đừng rỡn mặt với TT Nixon (President Nixon was determined to continue these strikes at a maximum intensity…It was designed to again convey to Hanoi that they could not trifle with President Nixon, Larry Berman -No Peace No Honor, p.217).
Larry Berman và nhiều người Mỹ cho rằng Nixon chứng tỏ cho Hà Nội thấy sau này nếu họ vi phạm Hiệp định sẽ bị trả đũa dữ dội cũng như ông cứng rắn trong việc cưỡng bách thi hành Hiệp định. Thực tế cho thấy nhận định trên không đúng vì ngay sau khi ký Hiệp định CS đã vi phạm liên tục và nhất là năm 1975 họ công khai đem đại binh xâm lược miền Nam trước mắt cả thế giới.
Sau 7 ngày oanh tạc, Nixon ngưng ném bom ngày Giáng sinh, ngày 26 lại đánh tiêp, hầu như ngay sau đó Hà nội muốn trở lại bàn hội nghị. Những trận tấn công sau ngày 26 nói chung ồ ạt, 10 mục tiêu từ 15 hương bị đánh mạnh. Trận oanh tạc ngưng ngày 29, Hà nội chịu trở lại hòa đàm.
Mục đích trận oanh tạc này để kéo BV trở lại bàn hội nghị (This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor, trang 215). Nhờ đó Quốc hội Mỹ sẽ không có cớ để ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước đổi lấy tù binh, có nghĩa là Nixon đã giữ được VNCH không bị mất về tay CS ít ra là trong lúc này.
Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng (nguồn Wikipedia: Operation Linebacker II): Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu gallons săng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1/1973, nhập lượng này đã tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần.
Theo Nixon (No More Vietnams, trang 158) , dư luận báo chí trong nước Mỹ lên án chính phủ trải thảm các khu cư dân BV, nhưng theo các số thống kê chỉ vào khoảng 1,300 cho tới 1,600 người, đó là điều đáng tiếc nhưng số tử vong này không thấm gì so với hồi Thế chiến thứ hai, hơn 35,000 người bị giết tại Dresden, Đức quốc trong ba cuộc oanh tạc và hơn 42,000 người bị giết trong 6 đêm oanh tạc tại Hamburb, một thành phố lớn của Đức và hơn 83,000 người Nhật bị giết chỉ trong hai ngày khi chúng ta ném bom lửa tại Tokyo năm 1945. Nếu chúng ta nhắm mục tiêu dân sự thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên gấp hàng trăm lần như thế.
Stanley Karnow, trong Vietnam, A History trang 668 xác nhận số tử vong do BVchính thức thông báo là 1,318 người tại Hà Nội và 305 người Hải phòng thua xa trận ném bom lửa tại Tokyo năm 1945 có tới 84,000 người chết trong một đêm. Karnow cho biết sự phản đối của người dân tương đối thầm lặng vì quân đội Mỹ đã rút gần hết về nước, chiến tranh không còn gây phân hóa mạnh, trái lại báo chí lên án dữ dội, Đức Giáo Hoàng Paul Đệ Lục nói ngài rất đau buồn vì trận oanh tạc trong một buổi tiếp kiến tại Vatican.
Sau 7 ngày oanh tạc, Nixon ngưng ném bom ngày Giáng sinh, ngày 26 lại đánh tiêp, hầu như ngay sau đó Hà nội muốn trở lại bàn hội nghị. Những trận tấn công sau ngày 26 nói chung ồ ạt, 10 mục tiêu từ 15 hương bị đánh mạnh. Trận oanh tạc ngưng ngày 29, Hà nội chịu trở lại hòa đàm.
Mục đích trận oanh tạc này để kéo BV trở lại bàn hội nghị (This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor, trang 215). Nhờ đó Quốc hội Mỹ sẽ không có cớ để ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước đổi lấy tù binh, có nghĩa là Nixon đã giữ được VNCH không bị mất về tay CS ít ra là trong lúc này.
Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng (nguồn Wikipedia: Operation Linebacker II): Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu gallons săng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1/1973, nhập lượng này đã tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần.
Theo Nixon (No More Vietnams, trang 158) , dư luận báo chí trong nước Mỹ lên án chính phủ trải thảm các khu cư dân BV, nhưng theo các số thống kê chỉ vào khoảng 1,300 cho tới 1,600 người, đó là điều đáng tiếc nhưng số tử vong này không thấm gì so với hồi Thế chiến thứ hai, hơn 35,000 người bị giết tại Dresden, Đức quốc trong ba cuộc oanh tạc và hơn 42,000 người bị giết trong 6 đêm oanh tạc tại Hamburb, một thành phố lớn của Đức và hơn 83,000 người Nhật bị giết chỉ trong hai ngày khi chúng ta ném bom lửa tại Tokyo năm 1945. Nếu chúng ta nhắm mục tiêu dân sự thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên gấp hàng trăm lần như thế.
Stanley Karnow, trong Vietnam, A History trang 668 xác nhận số tử vong do BVchính thức thông báo là 1,318 người tại Hà Nội và 305 người Hải phòng thua xa trận ném bom lửa tại Tokyo năm 1945 có tới 84,000 người chết trong một đêm. Karnow cho biết sự phản đối của người dân tương đối thầm lặng vì quân đội Mỹ đã rút gần hết về nước, chiến tranh không còn gây phân hóa mạnh, trái lại báo chí lên án dữ dội, Đức Giáo Hoàng Paul Đệ Lục nói ngài rất đau buồn vì trận oanh tạc trong một buổi tiếp kiến tại Vatican.
“Một ký giả Pháp duy nhất ở tại chỗ truyền đi một bản tin để rồi báo chí đài phát thanh, truyền hình Mỹ dựa theo đó nói đây là ‘oanh tạc trải thảm’ Hà nội Hải phòng. Nhưng ngay sau đó ký giả Malcolm Browne của tờ New York times truyền đi từ Hà Nội nói sự thiệt hại đã được phóng đại nhiều lần và những ký giả ngoại quốc khác cũng nhìn nhận như thế. Cả Trần Duy Hùng, Chủ tịch uy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng xác nhận thế. Các nhà phản chiến Mỹ viếng thăm thành phố trong trận oanh tạc đã xúi ông Chủ tịch ủy ban cứ “hê” lên có mười ngàn người bị giết vì bom đạn nhưng ông này từ chối, sợ làm mất uy tín cho chính phủ của ông.” Vietnam, A Historytrang 667, 668
Thế mới biết nhóm phản chiến gian trá, CSBV còn phải thua. Theo Karnow sau chiên tranh ông viếng Hà nội thấy đa số các tòa nhà của hai thành phố không bị tàn phá cũng như không được xây dựng lại. Thật ra B-52 đã được thảo chương chình điện tử tránh khu dân sự và nhắm mục tiêu rất chính xác, chỉ có một số ít trường hợp bom lạc như khu Khâm Thiên có hơn hai trăm người bị giết, nhà thương Bạch Mai trúng bom có có 18 người chết trong số khoảng một trăm bệnh nhân và nhân viên y tế.
Thiệt hại phía Mỹ không phải là ít: 15 B-52, mỗi chiếc trị giá 8 triệu dollars thời đó và và 12 máy bay oanh tạc chiến đấu, mất 93 phi công và phi hành đoàn trong đó có 31 người bị bắt.
Thiệt hại phía Mỹ không phải là ít: 15 B-52, mỗi chiếc trị giá 8 triệu dollars thời đó và và 12 máy bay oanh tạc chiến đấu, mất 93 phi công và phi hành đoàn trong đó có 31 người bị bắt.
Bàn luận về trận Linerbacker II
Việc xử dụng B-52 trong trận này có nhiều ý kiến khác nhau, những người tán thành cho rằng đó là một đòn nặng để đưa BV trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội tái họp và ngăn chận toàn bộ chiến dịch nếu bom không khuất phục được họ.
Những ý kiến chống đối cho rằng kế hoạch táo bạo này sẽ không có kết quả, chết chóc nhiều và tốn kém cho Hoa kỳ vì B-52 rất đắt tiền. Kế hoạch sẽ làm cho Mỹ bị mang tiếng, không được người dân ủng hộ, những người tin việc ném bom khu kỹ nghệ để làm suy yếu BV không dễ dàng lắm.
Những ý kiến chống đối cho rằng kế hoạch táo bạo này sẽ không có kết quả, chết chóc nhiều và tốn kém cho Hoa kỳ vì B-52 rất đắt tiền. Kế hoạch sẽ làm cho Mỹ bị mang tiếng, không được người dân ủng hộ, những người tin việc ném bom khu kỹ nghệ để làm suy yếu BV không dễ dàng lắm.
“Ngoài ra Sài Gòn cần phải bị gây áp lực chứ không phải Hà Nội. Thật là bất công khi khi oanh tạc BV tàn bạo vì hòa đàm tan vỡ do TT Thiệu gây ra từ trước” (Walter Isaacson trong Kissinger A Biography trang 468).
Trận Linerbacker II bị trong nước kết án nặng nề: Tờ Washington post ngày 28 nói cuối tháng 10/1872 Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay nay lại diễn ra trận oanh tạc vô nhân đạo. Tờ New York Times diễn tả trận này là điều ô nhục trên trái đất, Thượng nghị sĩ Mansfield nói đây là chiến thuật thời kỳ đồ đá…Chính TT Nixon cũng cũng ghi nhận về những dư luận chống đối ông như:
Một tờ báo viết dân tộc văn minh sẽ ghê sợ hình ảnh không quân mạnh nhất thế giới tấn công tàn bạo một nước Á châu bé nhỏ không kể gì tới nguyên tắc nhân đạo. Có tờ chỉ trích ông là một bạo chúa điên, một trận tàn sát mang danh người Mỹ.
Nói về nguyên do đưa tới trận Linerbacker II, có nhiều ý kiến như: Nixon và một số nhà nghiên cứu nói BV bỏ Hội nghị ngày 13/12/1972 để chờ phiên họp Quốc hội đầu tháng 1/1973, họ hy vọng Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho họ. Vì nhận định sai lầm như thế nên họ đã phải trả giá cao.
Theo Walter Isaacson trong sách kể trên trang 470, tại BV đòi hỏi quá đáng và lý do chính Hà Nội bị oanh tạc vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố Kissinger và cố chấp.
Sau này Kissinger viết:
“Lỗi lầm chính mà Bắc Việt đã phạm phải trong cuộc đàm phán với Nixon là họ đã dồn ông vào chân tường “ (No Peace No Honor trang 215).
Một tờ báo viết dân tộc văn minh sẽ ghê sợ hình ảnh không quân mạnh nhất thế giới tấn công tàn bạo một nước Á châu bé nhỏ không kể gì tới nguyên tắc nhân đạo. Có tờ chỉ trích ông là một bạo chúa điên, một trận tàn sát mang danh người Mỹ.
Nói về nguyên do đưa tới trận Linerbacker II, có nhiều ý kiến như: Nixon và một số nhà nghiên cứu nói BV bỏ Hội nghị ngày 13/12/1972 để chờ phiên họp Quốc hội đầu tháng 1/1973, họ hy vọng Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho họ. Vì nhận định sai lầm như thế nên họ đã phải trả giá cao.
Theo Walter Isaacson trong sách kể trên trang 470, tại BV đòi hỏi quá đáng và lý do chính Hà Nội bị oanh tạc vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố Kissinger và cố chấp.
Sau này Kissinger viết:
“Lỗi lầm chính mà Bắc Việt đã phạm phải trong cuộc đàm phán với Nixon là họ đã dồn ông vào chân tường “ (No Peace No Honor trang 215).
Larry Berman cho rằng B-52 là lá bài chót của Nixon (The B-52s were his last roll of the dice, trang 215). Ngoài ra Larry Berman (No Peace No Honortrang 176-177) cho biết nay cuộc nghiên cứu mới dựa vào tài liệu của văn khố Hà nội cho biết sự nhượng bộ của Lê Đức Thọ đã khiến giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng (tức VC) ngạc nhiên và bất mãn. Từ 1968 VC đòi Thiệu phải bị loại bỏ. Giáo sư Brigham cho biết MTGP đòi thả tù chính trị tại miền nam VN và Thiệu phải ra đi. MTGP chính thức phản đối Bộ Chính trị, Nguyễn Thị Bình họp với Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Hà Nội cam đoan với Thị Bình việc thả tù Mỹ có liên hệ thả tù chính trị VC và Thiệu chỉ là bù nhìn cho tới khi bầu cử xong ở miền nam.
Nhưng giai đoạn này Hà nội lại không quan tâm tới tù chính trị VC còn bị VNCH giam giữ. Ngày 16/10/1972 Thọ thỏa thuận việc thả tù binh Mỹ không liên hệ với thả tù VC. Khi Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay ngày 26/10/1972, MTGP (VC) chính thức than phiền Hà Nội đi quá xa chỉ quan tâm tới kẻ địch, tù binh Mỹ hơn là lo cho các đồng chí còn bị giam ở miền nam VN. Việt cộng không vội ký Hiệp định trong khi BV muốn ký gấp.
Nhưng giai đoạn này Hà nội lại không quan tâm tới tù chính trị VC còn bị VNCH giam giữ. Ngày 16/10/1972 Thọ thỏa thuận việc thả tù binh Mỹ không liên hệ với thả tù VC. Khi Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay ngày 26/10/1972, MTGP (VC) chính thức than phiền Hà Nội đi quá xa chỉ quan tâm tới kẻ địch, tù binh Mỹ hơn là lo cho các đồng chí còn bị giam ở miền nam VN. Việt cộng không vội ký Hiệp định trong khi BV muốn ký gấp.
Giáo sư Bragham nhận xét:
“Những người ở trong nam dù CS hay không CS (tức VC và VNCH) không hiểu sao BV vội vã ký Hiệp định trong chính sách của họ về miền nam (Many southerners, communists and non-commmunists alike, simply could not understand Lao Dong’s haste to reach an agreement on its policies towards the south”) No Peace No Honor trang 176-177
“Những người ở trong nam dù CS hay không CS (tức VC và VNCH) không hiểu sao BV vội vã ký Hiệp định trong chính sách của họ về miền nam (Many southerners, communists and non-commmunists alike, simply could not understand Lao Dong’s haste to reach an agreement on its policies towards the south”) No Peace No Honor trang 176-177
Và Larry Berman giải thích thêm:
“Điều này có ý nghĩa về hậu quả tháng 12 (tức trận bom) khi Hà nội chịu thêm trận Linerbacker II chỉ vì MTGP đã áp lực (BV) để đòi thêm nhượng bộ (từ phía Mỹ). Nhiều người miền Bắc oán hận muôn đời các đồng chí CS anh em ở miền nam, vì CS miền Nam mà miền Bắc phải bị ăn trận đòn chí tử.” (This would have significant consequences in December, when Hanoi endured the next wave of Linerbacker bombings because the NFL had exerted such pressure for new concessions in Paris. Many Northerners never forgave their Southern commmunits brothers for making them endure such punishment). Sách đã dẫn trang 176-177
“Điều này có ý nghĩa về hậu quả tháng 12 (tức trận bom) khi Hà nội chịu thêm trận Linerbacker II chỉ vì MTGP đã áp lực (BV) để đòi thêm nhượng bộ (từ phía Mỹ). Nhiều người miền Bắc oán hận muôn đời các đồng chí CS anh em ở miền nam, vì CS miền Nam mà miền Bắc phải bị ăn trận đòn chí tử.” (This would have significant consequences in December, when Hanoi endured the next wave of Linerbacker bombings because the NFL had exerted such pressure for new concessions in Paris. Many Northerners never forgave their Southern commmunits brothers for making them endure such punishment). Sách đã dẫn trang 176-177
Giữa VNCH và Mỹ có sự chia rẽ, MTGP (VC) cũng không đồng ý với BV, họ đòi BV phải bỏ những nhượng bộ tháng 10/1972 vì nếu không loại bỏ Thiệu thì MTGP sẽ chẳng được tí gì, bao nhiêu hy sinh chỉ là công dã tràng. Chính vì MTGP yêu cầu BV phải đòi hỏi Mỹ nhượng bộ thêm (như loại bỏ Thiệu) mà hòa đàm tan vỡ dồn Nixon vào chân tường để rồi đưa tới trận đòn ác liệt như trên.
Kissinger A Biography trang 470, tác giả Walter Isaacson nhận xét xin tóm lược như sau: BV căm giận trận bom tháng 12 có lẽ vì họ đòi hỏi quá, lý do chính Hà nội bị trận đòn vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố, lên án Kissinger và ngang bướng. Sự thiệt hại thể diện của Mỹ và tiếng tăm của Kissinger rất lớn, ông ta cho đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao cùa mình.
Đa số các nhà chính trị, quân sự, các ký giả, các nhà học giả nghiên cứu chiến tranh VN đã nhận định trận oanh tạc cuối tháng 12/1972 không mang lại kết quả mong muốn có nghĩa là Hiệp định ký ngày 27/1/1973 không đòi hỏi được gì thêm so với bản Dự thảo trước đó 3 tháng (tháng 10/1972).
Walter Isaacson cho rằng Hà nội bị ném bom để thay đổi một hiệp ước mà Mỹ đã chấp nhận. Sự thay đổi mà nhiều người phải thiệt mạng nhỏ đến nỗi Nixon, Kissinger có thể nghĩ nó thế nào.
Kissinger A Biography trang 470, tác giả Walter Isaacson nhận xét xin tóm lược như sau: BV căm giận trận bom tháng 12 có lẽ vì họ đòi hỏi quá, lý do chính Hà nội bị trận đòn vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố, lên án Kissinger và ngang bướng. Sự thiệt hại thể diện của Mỹ và tiếng tăm của Kissinger rất lớn, ông ta cho đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao cùa mình.
Đa số các nhà chính trị, quân sự, các ký giả, các nhà học giả nghiên cứu chiến tranh VN đã nhận định trận oanh tạc cuối tháng 12/1972 không mang lại kết quả mong muốn có nghĩa là Hiệp định ký ngày 27/1/1973 không đòi hỏi được gì thêm so với bản Dự thảo trước đó 3 tháng (tháng 10/1972).
Walter Isaacson cho rằng Hà nội bị ném bom để thay đổi một hiệp ước mà Mỹ đã chấp nhận. Sự thay đổi mà nhiều người phải thiệt mạng nhỏ đến nỗi Nixon, Kissinger có thể nghĩ nó thế nào.
Sau này Kissinger nói:
“Thật ra tôi không dám chắc rằng Nixon có thực sự hiểu những thay đổi ấy như thế nào không.
(In fact, I’m not sure that Nixon ever really understood what those change were). Kissinger A Biography, trang 470.
“Thật ra tôi không dám chắc rằng Nixon có thực sự hiểu những thay đổi ấy như thế nào không.
(In fact, I’m not sure that Nixon ever really understood what those change were). Kissinger A Biography, trang 470.
Riêng về điểm này, người ta thường chê Kissinger lươn lẹo, chính ông ta đã nhiều lần đề nghị Nixon oanh tạc BV để tạo thế mạnh tại bàn hội nghị, nay lại đổ trách nhiệm cho Tổng thống. Trong Vietnam, A History, trang 669, Stanley Karnow cho biết:
“Nixon nói chúng ta đã thực hiện hòa bình trong danh dự, nhưng Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 không khác sơ thảo Hiệp định tháng 10 (1972) là mấy. Cuộc oanh tạc của Nixon là thừa- ít nhất như một khí cụ ngoại giao. Tuy nhiên mục đích của ông không phải là ngoại giao, ông cố trấn an ông Thiệu và cảnh cáo CS là sẽ sẵn sàng tái oanh tạc BV nếu Hiệp định bị vi phạm.”
Marvin Kalb, Bernard Kalb trong cuốn Kissinger trang 412 cũng nói về khuyết điểm của việc ký kết, Hiệp định ký kết 23/1/1973 (Kissinger ký tắt với Thọ ngày 23) xem ra không hơn gì bản Dự thảo hai bên định ký ngày 26/10/1972 trước đó đúng ba tháng mặc dù đã oanh tạc BV ồ ạt tháng 12. Điều này có nghĩa là trận oanh tạc Linerbacker II dữ dội nhưng không đòi BV nhượng bộ thêm tại bàn hội nghị mà chỉ để nâng cao tinh thần của Sài Gòn và hủy hoại tiềm lực chiến tranh của Hà nội.
Theo Walter Isaacson (Kissinger A Biography, trang 483) Negroponte, phụ tá Kissinger nói:
Theo Walter Isaacson (Kissinger A Biography, trang 483) Negroponte, phụ tá Kissinger nói:
“Chúng ta oanh tạc BV để buộc họ chấp nhận nhượng bộ của ta” (We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions).
Negroponte và Tướng Haig tưởng rằng trận Linerbacker II để ký một Hiệp định thuận lợi như đòi BV phải rút khỏi miền nam mà chẳng đòi được gì cả. Nhưng mục đích của trận oanh tạc không phải chỉ để đòi thêm những khoản tốt hơn nhưng để đưa BV trở lại bàn hội nghị
“Lần này ông (Nixon) chỉ có một mục đích đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghị” (This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor trang 215)
Thật vậy, như đã nói ở trên, phái đoàn Hà Nội phá vỡ hòa đàm, không chịu trở lại Hội nghị mà ngồi chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh nên Nixon phải nhanh tay xử dụng tối đa sức mạnh để khuất phục kẻ địch. Ngoài ra như Nixon đã nói trong No More Vietnams, việc đòi BV rút quân không thể thực hiện được vì đối với CS thà không ký còn hơn. Vả lại trước áp lực của Quốc hội Nixon phải ký gấp không thể chần chờ thêm được nữa.
Nhận xét
Nhiều giới chức quân sự, chính trị, nhà nghiên cứu… sau này tiếc Mỹ đã không làm mạnh những năm trước như từ 1967, 69….Họ cho rằng nếu đã oanh tạc CSBVdữ dội như trận Linerbacker II thì họ đã chịu chấp nhận từ bỏ mộng xâm lăng miền nam VN.
Tướng Haig, phụ tá Kissinger nói:
Tướng Haig, phụ tá Kissinger nói:
“Tôi xin quả quyết, tin chắc một cách tuyệt đối rằng nếu chúng ta làm mạnh từ 1969 như đã làm cuối 1972 thì cuộc chiến đã được giải quyết từ lâu và ta đã lấy được tù binh, đạt được mục đích …. Đúng ra ta phải quyết định dứt khoát hơn trong việc xử dụng sức mạnh để giải quyết tận gốc vấn đề .. . Tôi nghĩ năm 1969, khi tân Tổng thống nhậm chức (tức Nixon), ông phải oanh tạc Hà Nội ngay, động viên lực lượng của ta trong nước, cảnh báo Sô Viết… và làm tất cả những việc đáng lý phải làm từ thời chính phủ Johnson, như thế chắc chắn cuộc chiến sẽ không kéo dài thêm ba năm, chắc đã có thỏa ước ký kết và quân xâm lược BV phải rút hết khỏi miền nam VN.”
No Peace No Honor trang 57.
No Peace No Honor trang 57.
Theo Larry Berman cuộn băng của tòa Bạch Ốc tháng 6/1971 mới được bạch hóa cho thấy niềm tiếc nuối của Nixon.
“Haldeman nói: Cuộc chiến này thất đức hơn hết thẩy những cuộc chiến mà chúng ta đã tham dự vì một lý do là ta đã không muốn tận dụng tiềm lực để chiến thắng.
Nixon đáp: . . ..Khoảng tháng 11 năm nay (1971), tôi sẽ chơi canh bạc táo bạo. Chừng nào ta còn không lực – ta sẽ không bận tâm tới chuyện ngưng ném bom, ta sẽ ném bom đê điều, nhà máy điện (BV), ta sẽ ném bom Hải phòng, (ông đập bàn nói) ta sẽ san bằng cái đất nước khốn nạn đó (tức BV).
Kissinger: Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ người dân Mỹ hiểu thế.
Nixon: . . ..Ủng hộ việc ấy, ta sẽ coi họ là ai. Vấn đề là ta sẽ không khóc than, và ta sẽ không thua cuộc.. Đó là…
Kissinger: Thưa Tổng thống, tôi nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch ấy, tôi nghĩ ta phải làm thế”.
No Peace No Honor, trang 58.
Nixon đáp: . . ..Khoảng tháng 11 năm nay (1971), tôi sẽ chơi canh bạc táo bạo. Chừng nào ta còn không lực – ta sẽ không bận tâm tới chuyện ngưng ném bom, ta sẽ ném bom đê điều, nhà máy điện (BV), ta sẽ ném bom Hải phòng, (ông đập bàn nói) ta sẽ san bằng cái đất nước khốn nạn đó (tức BV).
Kissinger: Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ người dân Mỹ hiểu thế.
Nixon: . . ..Ủng hộ việc ấy, ta sẽ coi họ là ai. Vấn đề là ta sẽ không khóc than, và ta sẽ không thua cuộc.. Đó là…
Kissinger: Thưa Tổng thống, tôi nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch ấy, tôi nghĩ ta phải làm thế”.
No Peace No Honor, trang 58.
Nixon thường chỉ trích Johnson không chịu làm mạnh những năm giữa thập niên 60, ngay chính ông, nhậm chức 1969 mặc dầu cứng rắn hơn trước nhiều nhưng cũng không dám làm mạnh như oanh tạc BV ồ ạt từ 1969, 1970.. để giải quyết tận gốc cuộc chiến tranh sa lầy. Trước hết người ta sợ vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người dân trong nước cũng như sợ Tây phương lên án và nhất là Sô Viết, Trung Cộng có thể can thiệp mạnh hơn đưa tới những hậu quả khôn lường.
Trong Kissinger A Biography, trang 470, tác giả Walter Isaacson cho rằng quyết định ném bom tháng 12/1972 mục tiêu thành phố BV là một hành động ám ảnh nước Mỹ và Kissinger cho tới ngày nay.
Trong Kissinger A Biography, trang 470, tác giả Walter Isaacson cho rằng quyết định ném bom tháng 12/1972 mục tiêu thành phố BV là một hành động ám ảnh nước Mỹ và Kissinger cho tới ngày nay.
“Sự thiệt hại cho uy tín của Hoa Kỳ và tiếng tăm của Kissinger phải nói là rất lớn”
Thực ra Lê Đức Thọ đã cố tình phá vỡ hòa đàm, bỏ họp từ ngày 13/12/1972 và không hẹn ngày trở lại, đó không phải chỉ là sự thách đố, sỉ nhục Kissinger, Nixon mà cho cả Hoa Kỳ. Trận oanh tạc này chẳng qua là để cứu vãn danh dự cho người Mỹ, đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thay vì phải đầu hàng CS một cách hèn hạ nhất. Nhờ Nixon nhanh tay xử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc táo bạo này, trận oanh tạc long trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.
Ngoài ra TT Nixon có nói:
Ngoài ra TT Nixon có nói:
“Trận ném bom đã đạt mục đích quân sự, chúng ta đã đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt.” No More Vietnams, trang 158.
Bắc Việt bị suy yếu nhiều, nhưng VNCH chỉ tồn tại thêm được hơn hai năm vì hậu quả của vụ Watergate và vì bị Quốc hội phản chiến cắt hết viện trợ, Nixon và Kissinger chỉ có thể làm được đến thế trong khả năng hữu hạn của hai người.
Trọng Đạt(trích trong Nixon và Kissinger Bán Đứng Đồng Minh, xuất bàn 2012)
Tài Liệu Tham Khảo
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
Rebecca Larsen: Richard Nixon, Rise and Fall of a President, Franklin Watts 1991.
Elizabeth Drew: Richard M. Nixon, Times Books 2007.
Jonathan Aitken: Nixon a Life, Regnery Publishing, inc 1993
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: “Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975″, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Wikipedia: Operation Linebacker II
The Hauenstein Center for Presidential: “Nixon and the Christmas bombing.”
AirSpacemag.com, Military Aviation: ”The Christmas bombing.”
Commondreams.org: ”The Christmas bombings”, by James Carrell.
Namvets.com: ”Vietnamese remember Christmas from hell”.
U.S Centenial of flight commission: “Linebacker II bombing raid”.
History.com, History made every day: ”Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam”.
Wikipedia: “Opposition to the US involvement in the Vietnam war”.
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
Rebecca Larsen: Richard Nixon, Rise and Fall of a President, Franklin Watts 1991.
Elizabeth Drew: Richard M. Nixon, Times Books 2007.
Jonathan Aitken: Nixon a Life, Regnery Publishing, inc 1993
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: “Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975″, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Wikipedia: Operation Linebacker II
The Hauenstein Center for Presidential: “Nixon and the Christmas bombing.”
AirSpacemag.com, Military Aviation: ”The Christmas bombing.”
Commondreams.org: ”The Christmas bombings”, by James Carrell.
Namvets.com: ”Vietnamese remember Christmas from hell”.
U.S Centenial of flight commission: “Linebacker II bombing raid”.
History.com, History made every day: ”Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam”.
Wikipedia: “Opposition to the US involvement in the Vietnam war”.
Operation Linebacker II
Operation Linebacker II operations were initiated on 18 December 1972 and were directed by the Joint Chiefs of Staff (JCS) to continue until further notice. The primary objective of the bombing operation would be to force the North Vietnamese government to enter into purposeful negotiations concerning a cease-fire agreement. The operation employed air power to its maximum capabilities in an attempt to destroy all major target complexes such as radio stations, railroads, power plants, and airfields located in the Hanoi and Haiphong areas. Unlike previous bombing campaigns, Linebacker II provided the Air Force and U.S. Naval forces with specific objectives and removed many of the restrictions that had previously caused frustration within the Pentagon.
During these operations, Air Force and Navy tactical aircraft and B-52s commenced an around-the-clock bombardment of the North Vietnamese heartland. The B-52s struck Hanoi and Haiphong during hours of darkness with F-111s and Navy tactical aircraft providing diversionary/suppression strikes on airfields and surface-to-air missile sites. Daylight operations were primarily carried out by A-7s and F-4s bombing visually or with long-range navigation (LORAN) techniques, depending upon the weather over the targets. In addition, escort aircraft such as the Air Force EB-66s and Navy EA-6s broadcast electronic jamming signals to confuse the radar-controlled defenses of the North. The Strategic Air Command also provided KC-135s to support the in-flight refueling requirements of the various aircraft participating in Linebacker II operations.
Andersen Air Force Base in Guam was the site of the most massive buildup of air power in history. More than 15,000 people and more than 150 B-52s lined all available space on the flightline. During Operation Linebacker II in December 1972, bombers stationed at Andersen flew 729 sorties in 11 days.
Navy tactical air attack sorties under Linebacker II were centered in the coastal areas around Hanoi and Haiphong. There were 505 Navy sorties in this area during Linebacker II. The following carriers participated in Linebacker II operations: Enterprise, Saratoga, Oriskany, America and Ranger. Aircraft of the Seventh Fleet performed the most extensive aerial mining operation in history, blockading the enemy’s main avenues of supply. The reseeding of the mine fields was resumed and concentrated strikes were carried out against surface-to-air missile and anti-aircraft artillery sites, enemy army barracks, petroleum storage areas, Haiphong Naval and shipyard areas, and railroad and truck stations.
Between 18 and 22 December the Navy conducted 119 Linebacker II strikes in North Vietnam. The attack effort was concentrated in the Haiphong area. Strikes were conducted against surface-to-air missile and anti-aircraft artillery installations, railroads and highways Thanh Hoa Army barracks, the Haiphong Naval Base, petroleum centers and other military related targets.
Until the cease-fire ending US combat operations in Vietnam took effect on 28 January 1973, USS America and the other carriers ranged off the coast of Vietnam, conducting strike operations in support of troops and targeting strategic targets throughout North Vietnam.
On 25 December 1972 a Christmas Day bombing/tactical air attack recess went into effect during which none of the US air services flew sorties. Heavy raids around Hanoi, which resumed the day after the Christmas bombing halt, were eased as NVN showed indications of returning to the conference table.
The impact of the bombing was obvious in the severe damage to the North Vietnamese logistic and war-support capability. By 29 December 1972, the 700 nighttime sorties flown by B-52s and 650 daytime strikes by fighter and attack aircraft persuaded the North Vietnamese government to return to the conference table. Linebacker II formally ended on 27 January 1973.
Bad weather was the main limiting factor on the number of tactical air strikes flown during Linebacker II.
Of 741 planned B-52 sorties, 12 were aborted. The Air Force SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) mission was carried out by F-105, F-4C, and F-4E fighters. CAP (combat air patrol), escort, and chaff dispersal were carried out by numerous types. In addition, US Navy and US Marine aircraft flew a total of 277 night support sorties in A-6, A-7, and F-4 aircraft.
Linebacker II Total Night USAF Sorties | |||||
Day/Date | B-52 Attack | SEAD | CAP/ Escort | Chaff | Total |
1: Dec 18 | 129 | 17 | 63 | 22 | 231 |
2: Dec 19 | 93 | 19 | 61 | 24 | 197 |
3: Dec 20 | 99 | 18 | 55 | 26 | 198 |
4: Dec 21 | 30 | 13 | 23 | 9 | 75 |
5: Dec 22 | 30 | 15 | 27 | 15 | 87 |
6: Dec 23 | 30 | 13 | 12 | 3 | 58 |
7: Dec 24 | 30 | 16 | 22 | 16 | 84 |
8: Dec 26 | 120 | 18 | 33 | 25 | 129 |
9: Dec 27 | 60 | 23 | 32 | 23 | 118 |
10: Dec 28 | 60 | 7 | 28 | 23 | 118 |
11: Dec 29 | 60 | 11 | 33 | 25 | 129 |
Totals | 741 | 170 | 390 | 209 | 1,510 |
The United States paid a price for the accomplishments of Linebacker II. During bombing raids, U.S. Air Force and U.S. Navy aircraft encountered intense enemy defensive actions that resulted in the loss of twenty-six aircraft in the twelve-day period.
On the first day of Linebacker II, the crew aboard a B-52G would tragically became the first casualty of the operation. The bomber and crew aboard Charcoal-01 launched from Andersen with the first wave of Linebacker II, headed toward their targets in Vietnam. Within seconds of their objective, the B-52 was hit by a surface-to-air missile. The pilot, Col. Donald L. Rissi, and gunner, Master Sgt. Walt Ferguson, were killed. Three other crew members — Maj. Dick Johnson, radar navigator; Capt. Bob Certain, navigator; and, Capt. Dick Simpson, electronic warfare officer, — survived the attack, but were taken prisoners of war. The officers were released from captivity in 1973 as part of Operation Homecoming, the return of U.S. service members held as POWs. The status of Lt. Robert J. Thomas, copilot, was unknown at the time of the incident. Officials listed the lieutenant as “missing in action, shot down over North Vietnam, 18 December 1972.” Thomas’ remains were identified and returned to his family in 1978.
Overall Air Force losses included fifteen B-52s, two F-4s, two F-111s, and one HH-53 search and rescue helicopter. Navy losses included two A-7s, two A-6s, one RA-5, and one F-4. Seventeen of these losses were attributed to SA-2 missiles, three to daytime MiG attacks, three to antiaircraft artillery, and three to unknown causes.
In 1997 crews from the US Army Central Identification Lab, Hawaii, and Joint Task Force-Full Accounting excavated the last B-52 crash site from Linebacker II operations in Vietnam. The recovery team began work at the site in November 1997 and expected to complete the process in March 1998.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét