Thật trớ trêu khi Chris Hondros, phóng viên ảnh mới bị giết ở Libya cùng với phóng viên ảnh được đề cử giải Oscar - Tim Hetherington, lẽ ra sẽ phát biểu tại New York vào tuần này để chia sẻ về những nguy hiểm rình rập khi đưa tin về các cuộc xung đột.
Nếu còn sống để có mặt tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế, Chris Hondros sẽ tham gia nhóm thảo luận cùng với các nhiếp ảnh gia và biên tập viên chiến trường kỳ cựu. Câu hỏi đặt ra với nhóm rất căn bản: "Đưa tin về các cuộc xung đột: liệu có đáng?"
Mỗi thế hệ phóng viên đều tìm thấy câu trả lời của riêng họ cho câu hỏi tưởng như rất đơn giản đó. Những thành tựu trong công nghệ hình ảnh và âm thanh, kết hợp với sự phát triển vũ bão của truyền thông di động đã biến đổi mạnh mẽ cách thức thu thập tin tức. Nhưng sự cần thiết của việc phác họa bản thảo đầu tiên về lịch sử, dù là bằng chữ nghĩa hay hình ảnh, không bao giờ thay đổi. Cách duy nhất để ghi lại sự thật vẫn là phải đến gần nó. Dù có những ống kính tele hiện đại, các phóng viên ảnh đưa tin xung đột vẫn phải tác nghiệp như Robert Capa, người đã sử dụng một máy ảnh Contax thô sơ để ghi lại Cuộc nội chiến Tây Ban Nha từ những năm 1930.
Hetherington và Hondros, phóng viên từng đoạt Huy chương vàng Robert Cap vì những cống hiến khi đưa tin tại Iraq, luôn nhận biết được sức mạnh của những bức ảnh. Tác phẩm của họ đã đóng băng những vệt máu, những giọt nước mắt của con người, chỉ trích những phí tổn thực sự của cuộc chiến tại Afghanistan, Trung Đông, châu Phi và bán đảo Bankăng.
Họ hiểu rằng mỗi bức ảnh, như tấm ảnh chụp một em bé Việt Nam đang chạy khỏi ngôi làng bị bom napal thiêu rụi, có thể đúc kết lại cả một cuộc chiến.
Ngày 20/4, Tim Hetherington- phóng viên ảnh từng nhận giải Ảnh Báo chí Thế giới, đạo diễn phim từng được đề cử giải Oscar, cùng với một đồng nghiệp khác là Chris Hondros- phóng viên của hãng Getty, từng đoạt giải Robert Capa - đã thiệt mạng tại thành phố Misrata, miền Tây Libya trong khi đang theo dõi chiến sự giữa lực lượng trung thành và chống đối chính phủ nước này. |
Đó là lý do tại sao họ lại lăn lộn giữa mưa bom bão đạn tại Misrata. Thật không may, họ đã nằm trong danh sách những phóng viên danh dự, những người đã hi sinh cuộc sống để chứng kiến sự thật.
Theo số liệu của Hội đồng Bảo vệ Phóng viên, trong hai thập kỷ qua, có đến 861 phóng viên chịu thương vong. Trong giai đoạn này, 150 người đã hi sinh ngay tại tiền tuyến. Trong đó có một nửa là phóng viên ảnh hoặc người quay phim.
Năm ngoái, 40% số phóng viên thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ là bị giết trong những cuộc đột kích và biểu tình đường phố. Và năm nay, trong cuộc nổi dậy ở vùng Trung Đông, 12/16 các phóng viên hi sinh trên toàn thế giới là chết trong các cuộc giao tranh hoặc biểu tình nguy hiểm.
Libya, với bốn phóng viên bị chết trận và giam cầm tàn bạo, là một chiến trường đặc biệt nguy hiểm đối với báo chí. Cuộc chiến rất hỗn loạn, với các ranh giới luôn thay đổi hoặc có khi không tồn tại. Lực lượng quân sự không chính quy tại đây - những binh sĩ không mặc quân phục của Gadhafi - trà trộn với dân thường và nổ súng vào các khu dân cư trong thành phố, tất cả tạo nên một ma trận chết chóc, mà tại đó những nhà báo không được bảo vệ sẽ phải mở đường máu.
|
Hai phóng viên ảnh, Chris Hondros (bên trái) và Tim Hetherington hi sinh trong cuộc chiến Libya |
Không giống như các cuộc truy quét của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, các phóng viên đưa tin tại Libya không được đi cùng lực lượng quân sự nào. Hetherington và Hondros đã làm việc dưới cả hai hình thức "được đi kèm quân đội" và hoạt động độc lập.
Không có quân đội đi kèm thực sự là một trở ngại, và nếu không muốn nói là không thể, để thu thập tin tức tại hai chiến trường của Mỹ. Hetherington đã biến điều đó thành ý tưởng xuất sắc cho bộ phim được đề cử giải Oscar "Restrepo" mà anh làm đồng đạo diễn, một bộ phim nói về một năm tác nghiệp tại Afghanistan.
Hetherington và Hondros đều được đào tạo bài bản, và giàu kinh nghiệm thực tế để xử lý tình huống trong chiến trận. Là phóng viên ảnh, bạn phải học để biết nên đứng đâu, mặc gì, làm cách nào để tiếp cận người tham gia trận chiến, làm thế nào để thuê một tài xế và thông dịch viên, làm thế nào để chọn một khách sạn, v.v... Bất kỳ phóng viên nào cũng mặc áo vest chống đạn và đội mũ bảo hiểm. Nhưng cuối cùng, họ vẫn gặp nguy hiểm. Những vòng đạn pháo và tên lửa, lựu đạn bay vèo vèo trên đường phố Misrata (Lybia) không tha cho bất kỳ ai.
Và không chỉ có mình Hetherington và Hondros. Hai đồng nghiệp khác cùng hoạt động với họ trên đường phố đã bị thương trong cuộc tấn công đó. Một số khác thoát chết và không bị thương. Ở phía đông, vẫn có những nhiếp ảnh gia và phóng viên mất tích hoặc đang bị giam cầm bởi lực lượng Tripoli.
Trong vòng 8 tuần kể từ khi cuộc chiến này bùng nổ, Hội đồng Bảo vệ Phóng viên đã ghi nhận hơn 80 cuộc tấn công vào giới báo chí, bao gồm cả việc giết chết người quay phim cho Al-Jazeera và phóng viên hãng Al-Hurra TV của Lybia. Đến hôm nay, vẫn có 17 phóng viên mất tích hoặc đang bị giam giữ, trong số đó có ba phóng viên ảnh.
Chúng ta sẽ không bao giờ được nghe những suy nghĩ của Chris Hondros về việc đưa tin chiến tranh tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế. Nhưng anh đã trả lời câu hỏi căn bản: "Đưa tin về các cuộc xung đột: liệu có đáng?" bằng việc mạo hiểm cầm máy lao đến đường Tripoli tại Misrata.
Như Nguyệt (theo CNN)
Tác giả: ROBERT MAHONEY*
Robert Mahoney là Phó Giám đốc của Hội bảo vệ các phóng viên, một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập nhằm bảo vệ quyền tự do báo chí trên toàn thế giới.
Con trai tôi 11 tuổi chụp cảnh chính quyền đập phá nhà mình, bị công an đuổi bắt. Nó chạy tới tôi nói:"ba oi, bọn nó đuổi...để con nấp chỗ này chụp tiếp" - tôi thầm nghĩ, thằng con mình cũng được.