17.9.11

18.09.2011 : Xuống đường - Lần hẹn thứ 12 của những công dân Việt Nam Yêu Nước


18.09.2011 : Xuống đường - Lần hẹn thứ 12 của những công dân Việt Nam Yêu Nước



09:40 - Theo quan sát của CTV Danlambao, có nhiều nhóm bạn trẻ tập trung rải rác. Lực lượng an ninh, CSGT và bảo vệ trật tự dày đặc ở khu vực công viên Quách Thị Trang và trước nhà thờ Đức Bà. Tuy những người yêu nước tại SG không tập trung lại được với nhau, nhưng theo quan sát, có sự xuất hiện của Hoa hậu biểu tình Trịnh Kim Tiến (Từ Hà Nội mới vào), cùng với một số bạn trẻ khác tại khu vực nhà thờ Đức Bà sáng nay..

36 tỷ đồng "nuôi" cỏ dại



36 tỷ đồng Nhà nước bỏ ra đang nằm đắp chiếu. Cỏ mọc um tùm, trang thiết bị và cơ sở vật chất đang dần xuống cấp.

Cái gì cũng có thể mất!


Cái gì cũng có thể mất!

Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị xâm phạm tại Trung Quốc

(SGGP).- Ngày 16-9, Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội) đã có công văn gửi Hội Nước mắm Phú Quốc (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) thông báo thương hiệu nước mắm đã bị xâm phạm tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Một lần nữa: coi chừng lái khựa!


Một lần nữa: coi chừng lái khựa!

TBKTSG Online - “Cây khoai lang đã giúp nhiều hộ nông dân ở huyện Bình Tân thoát nghèo vươn lên khá giả. Tuy vậy, bà con cũng không nên chạy đua tăng diện tích vì đầu ra vẫn còn là một “ẩn số”, chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Võ Văn Theo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Bình Tân, Vĩnh Long cho biết.

Văn chương và mùi nước tiểu


Văn chương và mùi nước tiểu

2 thứ nêu trên hầu như chẳng có mối quan hệ nào, nhưng tại cuộc hội thảo về thơ trẻ nhân Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần 8 vừa qua ở Tuyên Quang thì chúng lại có một sự liên hệ thú vị, ít nhất là qua phần phát biểu của nhà thơ, nhà phê bình “gạo cội” Vũ Quần Phương.

Con người và con vật khác nhau bởi: NHÂN CÁCH!


Con người và con vật khác nhau bởi: NHÂN CÁCH!

“Lịch sử vốn dĩ rất công bằng - tất cả đã có lịch sử”

Hoàng Thanh Trúc (danlambao) Ngược dòng lịch sử -- Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, Triều đại vua Trần Nhân Tông, quân nhà Trần kháng quân Nguyên. Đánh tan đại binh giặc ở Tây Kết chém đầu Nguyên Soái Toa Đô. Vua Trần trông thấy thủ cấp của Toa Đô, ngoài mặt thì mừng nhưng trong tâm thương xót nói: “Người làm Tôi phải nên như thế này” Rồi cởi áo ngự bào phủ lên, trước khi sai quân tẩm dầu hỏa thiêu.

Sự tàn nhẫn của chế độ nhà tù CSVN


Sự tàn nhẫn của chế độ nhà tù CSVN

Khi nghe tin anh Trương Văn Sương bị chết trong tù, người VN khắp nơi trên thế giới đều sửng sốt. Chúng tôi, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm (QTNLT) đã tìm hiểu về sự tàn nhẫn của chế độ nhà tù CSVN. Kính mong quý vị nghe hai cựu tù cùng ở chung với ông Trương Văn Sương là luật sư Nguyễn Văn Đài (NVĐ) và ông Trần Đức Thạch (TĐT) nhận xét:

Cần đối thoại công khai với dân, không quỵ lụy trước Trung Quốc


Cần đối thoại công khai với dân, không quỵ lụy trước Trung Quốc

Thụy My (RFI) - "Nhà nước nên tổ chức đối thoại một cách công khai về vấn đề Biển Đông, trên tinh thần xây dựng, chứ đồng thuận mà không có phản biện chỉ là một sự đồng thuận giả tạo... Một dân tộc có quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất là hiển hách như Việt Nam thì không nên quỵ lụy trước Trung Quốc..." - Lê Hiếu Đằng

Kinh tế không người lái

Ngô Nhân Dụng - Nếu người dân Việt Nam ai cũng thông minh, hiểu biết như các đại biểu Quốc Hội của họ thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng phải lo lắng gì về kinh tế cả.

Mạng Vneconomy mới dẫn ra mấy lời tuyên bố của một ông đại biểu Sài Gòn tên là Ðỗ Văn Ðương. Theo Vneconomy, ông Ðương phát biểu như thế này: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực... Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn (đồng Việt Nam), nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục (nghìn)... Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi (lạm phát ở Việt Nam) không phải là cao nhất.” 

Ðó là ông Ðỗ Văn Ðương chưa sang du lịch bên Nga đấy nhé. Ở Saint Petersburg, trong Quán Việt-Cafe chúng tôi được Trần Nguyên Thắng mời tới ăn cho đỡ nhớ cơm, một đĩa rau muống xào nếu tính ra tiền Việt Nam giá tới 300 ngàn đồng lận! Gắp một cọng rau muống lên, cho vào miệng, cứ tưởng như mình đang nhai cả mớ tiền, xót cả ruột! Ðối với dân ăn rau muống, ở Việt Nam sung sướng như trên thiên đường rồi! Muốn biết lạm phát ở Việt Nam thấp đến thế nào, mời ông Ðương thử qua Ðan Mạch chơi. Trước cửa quán Le Le Nhà Hàng bản thực đơn ghi một tô phở giá 135 đồng tiền bản xứ, tính ra thành 27 đô la Mỹ. Hơn 350 nghìn đồng Việt Nam một bát phở Trời Ðất ạ! Hay là qua Little Saigon, một ly “cà phê trong suốt” tính đến (nghe nói) 5 đồng đô la, chắc đắt gấp trăm lần ly cà phê ở Sài Gòn chứ chẳng ít! 

Ông Ðỗ Văn Ðương đã đậu bằng Tiến Sĩ Luật. Không biết ở trường chúng nó dậy ông những cái gì ngoài tư tưởng Mác-Lê Nin mà ông lú lẫn, dốt nát về kinh tế đến thế! Nhưng đại đa số người Việt Nam may mắn không có bằng tiến sĩ cho nên vẫn chưa đến nỗi lú lẫn. Họ chỉ cần tính giá mớ rau muống ngày hôm nay so với tuần trước là đủ biết thằng lạm phát nó cắn vào túi tiền của họ như thế nào. 

Sáng 14 tháng 9 tại Hà Nội, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) họp, báo cáo họ dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 18.7%. Mức lạm phát như vậy là có giảm xuống so với năm ngoái, nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Á Châu. Ngân hàng ADB cũng hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Năm tháng trước đây họ tính kinh tế Việt Nam sẽ lên thêm 6.1% đến 6.7%, nay nghĩ lại thấy chắc chỉ tăng được 5.8% mà thôi. 

Bình thường, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xuống thấp hơn thì sẽ giảm áp lực lạm phát, ít khi thấy kinh tế vừa đình trệ lại vừa lạm phát. Nhưng kinh tế Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Muốn bớt lạm phát, tất cả mọi người phải giảm chi tiêu. Số tiền lưu hành trong nước phải giảm xuống. Trong khi nhà nước bớt nhiều việc chi tiêu phí phạm để kinh tế không phồng lên một cách giả tạo nữa, thì những người dân bình thường thì vẫn phải ăn, phải uống, phải dùng xăng chạy xe ngoài đường, và buổi tối vẫn phải bật đèn điện. Giá điện, giá xăng đều được chính ông Dũng cho tăng lên; riêng giá thực phẩm thì tự động tăng không giảm, vật giá vẫn kéo nhau lên, mà không đổ tội cho một thế lực thù nghịch nào cả. Giá sinh hoạt chung vẫn tăng, riêng trong đám dân nghèo mà phần lớn tiền kiếm được đều chi vào việc ăn uống, tỷ lệ lạm phát thật còn cao hơn 20%. Nhưng phần chi tiêu của đảng và nhà nước, nếu nó cứ tăng thì người dân không chịu trách nhiệm! 

Ðầu tháng 3 năm 2011, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết số 11 ra lệnh guồng máy tài chánh đẩy tỷ số lạm phát xuống cho chỉ còn một con số, dưới 10%, khoảng 7%, 8% thôi. Ông Dũng dùng tất cả các khí cụ ông nắm trong tay để đẩy: Ngân Hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nuớc, vân vân. Tất cả cùng nhau đẩy. Nhưng, như chúng ta thấy, sau 6 tháng tác dụng của cái nghị quyết 11 cũng giống như người ta cố đẩy một sợi dây thừng vậy. Nó nhích đi được một chút, rồi thun lại, ỳ ra, không nhúc nhích, không còn công hiệu nào nữa. 

Tình trạng bi đát đến nỗi một nhà phân tích kinh tế trong nước vừa mới nhận định: “Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm,” (stagflation, tức là sản xuất đình trệ trong khi lạm phát vẫn cao, hai hiện tượng thường không xẩy ra cùng một lúc). Nhà kinh tế này còn tiên đoán: “Chính Phủ Việt Nam đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.” Ðể dẫn chứng cho mối lo tịch thu vàng, bài nhận định trên nêu ra bản tin (Vnexpress, 23/8/2011) nói Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng: “Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giữ vàng giùm cho dân.” Một câu nói đó có thể khiến cho vàng cũng mọc cánh bay thật nhanh ra ngoại quốc, tất nhiên chỉ những người có tài chắp cánh cho vàng mới chạy của thoát! 

Nghị quyết 11 đã được khen là “một bước ngoặt lớn về chính sách” vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ chính sách cũ là cứ tung tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nuớc chi tiêu thoải mái. Bây giờ, các ngân hàng kềm chế lại, số tiền cho vay không được tăng tới 20% so với năm ngoái; ngân sách nhà nước phải tăng thu khoảng 7%-8% vân vân. Và bản nghị quyết cũng không quên căn dặn: “Ðẩy mạnh thông tin-tuyên truyền;” cho guồng máy kinh tế nó lắng nghe rồi chạy theo tiếng hô các khẩu hiệu. 

Nhưng guồng máy kinh tế nó điếc. Phương pháp điều hành kinh tế bằng khẩu hiệu thời ông Mao Trạch Ðông không còn hiệu quả nào trên kinh tế cả. 

Muốn bớt lạm phát thì phải giảm bớt chi tiêu, hàng hóa sẽ bớt tăng giá hung hãn. Có hai khâu chính trong việc sử dụng tiền ở nước ta, là nhà nước và dân. Ông nhà nước ra lệnh cho các ông nhà nước khác bớt chi tiêu, nhưng chưa chắc họ đã làm được. Còn những anh chị dân đen thì phần lớn những món chi tiêu của họ là “tối thiểu,” không chi không sống được. Nhu cầu của một gia đình dân, những ăn uống, quần áo, xăng dầu, không tăng hay giảm theo nghị quyết của nhà nước. Còn về phần các bộ phận của nhà nước, thì có khi họ muốn mà cũng không giảm chi tiêu được. 

Thí dụ, ngân sách chính phủ vẫn thâm thủng 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tức là tiền chi ra nhiều hơn tiền thu vào, nhưng không bỏ được. Nhà nước lại chi ra 15 ngàn tỷ đồng để cứu mấy ngân hàng nhỏ bị đe dọa phá sản, không chi cũng không được. Lại còn cứu các thị trường chứng khoán nữa. Lo cho các đại gia mua chứng khoán bị đang lỗ, nhà nước đã bỏ ra 70 ngàn tỷ đồng để nâng giá các cổ phần. Ngoài ra, còn những món tiền mà Ngân Hàng Nhà Nước đem chi hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đưa vào thị trường, ngoài tất cả dự liệu của Nghị Quyết 11, phải nói là phản lại bản nghị quyết này! 

Theo lệ cũ, các ngân hàng thương mại chỉ được đem 80% tiền ký thác của thân chủ mà cho vay. Nhưng theo thông tư số 22 của Ngân Hàng Nhà Nước mới đổi, từ ngày 1 tháng 9, 2011, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sẽ được đem tất cả tiền người ta gửi ra cho vay. Như vậy thì không khác gì cho số tiền lưu thông tăng vọt lên nhiều lần, không còn thấy cái giới hạn 20% của ông Nguyễn Tấn Dũng đâu nữa! Theo công ty Bảo Việt thì với thông tư 22 này, từ đây tới cuối năm, số tiền được phép tung ra cho vay sẽ lên tới 460 ngàn tỷ đồng! Cái thông tư 22 coi như đã hủy bỏ mọi tác dụng của nghị quyết 11! Cho nên, ngân hàng Standard Chartered tiên đoán trong bốn tháng cuối năm nay lượng tiền tệ lưu hoạt (M2) ở Việt Nam sẽ tăng tới 196 ngàn tỷ, so với năm ngoái chỉ có 172 ngàn tỷ. Càng có nhiều tiền trong kinh tế thì lạm phát càng cao. Người dân biết vậy, cho nên ai có tiền cũng lo đi mua vàng, mua đô la! 

Rồi lại thêm chính sách lãi suất nữa. Ông thống đốc Ngân Hàng Trung Ương ra chỉ thị số 2, bắt các ngân hàng thương mại không được trả lãi suất trên 14% cho các người gửi tiền. Giữa tháng 9, các ngân hàng báo cáo người ta ào ào rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong một tuần, có ngân hàng bị rút 1,000 tỷ đồng. Chưa tới cảnh “tiền bỏ chạy” (bank run) nhưng cũng mấp mé. Nhưng họ rút hàng tỷ đồng rồi đem đi đâu? Không ai báo cáo, nhưng ai cũng hiểu: Người ta đi mua vàng và đô la. Các đại gia bán vàng và đô la rồi họ đem tiền cất đi đâu, sao không thấy chúng trở lại với các ngân hàng? Cái này thì chỉ các đại gia mới biết! 

Nhưng khi Ngân Hàng Trung Ương bắt các ngân hàng thương mại “giảm lãi suất” xuống dưới 14% thì đó là một bước hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu chống lạm phát của nghị quyết 11. Vì xưa nay, khi muốn chống lạm phát thì ở đâu người ta cũng tăng lãi suất cho người ta bớt vay được tiền mà chi tiêu, không ai giảm lãi suất bao giờ! Chắc chỉ có đại biểu Quốc Hội Ðỗ Văn Ðương mới có thể nghĩ ra cách chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất, sau khi đi Thượng Hải nếm rau muống Tàu! 

Cái chỉ thị đặt mức lãi suất tối đa (trần lãi suất) đã vô hiệu, vì nhiều ngân hàng vẫn lén trả lãi suất cao hơn 14% để có tiền kiếm ra tiền khác, nhất là các ngân hàng ở xa thì không sợ ai cả. Các quan đầu tình cũng không sợ lệnh từ trung ương. Họ phải phê duyệt càng nhiều dự án trong địa phương mình càng tốt. Càng nhiều dự án thì càng thêm cơ hội chấm mút, trước khi phải đổi đi nơi khác. Quan đầu tỉnh bảo ngân hàng trong tỉnh cho vay thì ai dám cãi chỉ tiêu lạm phát là mấy phần trăm cũng chẳng ai cần biết tới!

Nhìn thấy những nghị quyết và thông tư với khẩu hiệu và hành động trái ngược nhau, cuối cùng không biết ai đang cầm tay lái cho con tầu kinh tế Việt Nam. Có thể gọi là một nền kinh tế không người lái. Trong khi đó thì những nguồn ngoại tệ đang giảm, số đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho tới số tiền người Việt ở ngoài gửi về đều bớt đi. Cán cân thương mại trong tám tháng đầu năm 2011 đã bị thủng 10 tỷ đô la, so với khoảng 8 tỷ trong cùng thời gian năm ngoái. 

Ông Tomoyuki Kimura của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, mới nói trong phiên họp ở Hà Nội, rằng muốn “giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao thì phải có những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng nếu không thay đổi chính trị thì ai thay đổi cơ cấu kinh tế bây giờ? Những đại biểu Quốc Hội như Tiến Sĩ Ðỗ Văn Ðương có sẵn sàng đứng ra lèo lái con tầu kinh tế nước nhà hay không?


. Bookmark the permalink.

5 Responses to Kinh tế không người lái

  1. Lú says:
    Chú Ngô Nhân Dụng viết bại này thật hay !.
  2. Smile says:
    Mới các bác tham khảo thông tin với tiêu đề: Nền kinh tế Việt Nam sẽ sập trong tuần sau trên Dự đoán kinh tế.
    http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/09/17/thong-bao-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-co-th%E1%BB%83-s%E1%BA%ADp-trong-tu%E1%BA%A7n-sau/
  3. Nguễn tấn lạm phát says:
    Cám ơn Ngô Nhân Dụng có bài phân tích hay và sâu sắc
    "Ông Ðỗ Văn Ðương đã đậu bằng Tiến Sĩ Luật. Không biết ở trường chúng nó dậy ông những cái gì ngoài tư tưởng Mác-Lê Nin mà ông lú lẫn, dốt nát về kinh tế đến thế! Nhưng đại đa số người Việt Nam may mắn không có bằng tiến sĩ cho nên vẫn chưa đến nỗi lú lẫn"
    Ông Ðỗ Văn Ðương là biểu tượng tinh hoa cho "tiến xỹ" (xin lỗi vì bằng cấp cao quá nên mình nhíu lưỡi chức tiến sỹ) đang giữ các vai trò lãnh đạo tại Việt nam. Bằng cấp trong các lò đào tạo Việt nam bây giừ giống trong lò mổ, nó cũng xú uế như zậy
    Với tài điều hành của chính phủ có nhiều "tiến xỹ" như ngày nay chúng ta đang thực hiện tốt phương châm: " Lạm phát, lạm phát và lạm phát"
  4. Truyen thong dang ta VU NHU CAN says:
    hcm da tung noi: mao trach dong da suy nghi het roi thi hcm chang phai lam gi ca. mao trach dong ra chien luoc dung cac nuoc chung duong bien gioi de bao ve bien gioi cua trung cong, do tien tai vu khi vao Viet Nam dung dan Viet Nam do xuong mau de bao ve nuoc me cua mao trach dong. Trong cac cuoc chien tranh kinh te mien bac xhcn co gi? thua chang co gi ca, chi la cay ruong de nuoi "xuong de nhan dan" tiep xuong mau cho chien tranh. Ngoai ra tu cay kim soi chi co toi nhung thu khac lon hon deu do mao trach dong cung cap. Kinh te Viet Nam xa hoi chu nghia tu thua ban dau da tu no chay theo phuong thuc khong nguoi lai chay deu deu. Khai niem xhcn bay gio van vay co gi la` la " vu nhu can".
  5. Nặc danh says:
    Để giải quyết việc thiếu tiền tiêu dùng thì theo kinh nghiệm của tôi là giảm tải việc học hành của con xuống. Thật là phí vì mỗi ngày phải chạy xe hàng 30km tới 40km để đưa con đi học và học thêm. Tốn tiền xã hội, tắc đường, ô nhiễn môi trường, nguy cơ tai nạn GT v.v.vậy mà việc học kết qua thu được rất ít như môn sử o điểm. Không đi học sai cách cũng là yêu nước.