18.8.12

Hoà Bình Nào cho Việt Nam?



Khi tôi viết bài này, có lẻ Nick Út vẫn còn đang có mặt tại Việt Nam, mới vừa rời Việt Nam không bao lâu hay lại sắp quay trở lại Việt Nam. Ông hiện đang định cư ở Mỹ. Ông đi về Việt Nam nhiều lần.
Nói đến Nick Út, một phóng viên chiến trường của hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ, người ta không thể không nhắc tới bức ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc bị phỏng nặng vì bom napal ở Trảng Bàng, Tây Ninh, năm 1972.

Biển Đông : Một tờ báo uy tín tại Mỹ bênh vực quyền chỉ trích Bắc Kinh


Biển Đông : Một tờ báo uy tín tại Mỹ bênh vực quyền chỉ trích Bắc Kinh

Trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục đả kích Mỹ là đã xen vào “công việc nội bộ” của Trung Quốc khi chỉ trích các hành động gây căng thẳng của Bắc Kinh tại Biển Đông, tờ báo có uy tín The Washington Post đã lên tiếng bênh vực quyền can thiệp của Mỹ. Trong bài xã luận ra ngày hôm nay, 16/08/2012, tờ báo Mỹ khẳng định : “Hoa Kỳ có lý khi đả kích Trung Quốc về các đòi hỏi trên Biển Đông”.

Tờ báo Mỹ đã nêu bật sự kiện là Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) rộng lớn, có những nơi cách bờ biển Trung Quốc cả ngàn hải lý và rất gần bờ biển của các nước khác, trước khi nhắc đến tranh cãi mới đây giữa hai bộ Ngoại giao Mỹ và Trung Quốc trên vấn đề này.
The Washington Post nhắc lại : Ngày 03/08, bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Trung Quốc về những hành động hung hăng nhắm củng cố đòi hỏi chủ quyền. Ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu mời một nhà ngoại giao Mỹ lên để chính thức phản đối, cho rằng Hoa Kỳ “đã chứng tỏ thái độ coi thường sự thật, lẫn lộn đúng sai và gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng”.
Đối với báo The Washington Post, Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ vừa qua chỉ nhằm mục tiêu đẩy lùi các hành vi sách nhiễu gần đây của Trung Quốc đối với Philippines và Việt Nam trên vấn đề quyền đánh cá và khoan dầu.
Bản tuyên bố ngày 03/08 của Mỹ kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Theo tờ Washington Post, Trung Quốc đã nhìn thấy, một cách khá chính xác, rằng đó là một thách thức của Hoa Kỳ, thay mặt cho các quốc gia yếu hơn trong khu vực. Do đó Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải “tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
Vấn đề tuy nhiên là Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền rộng khắp trên vùng biển, dựa trên tấm bản đồ chín đường gián đoạn rất mơ hồ vẽ ra từ sáu thập kỷ trước đây. Các đòi hỏi của Trung Quốc lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển công nhận cho các nước khác.
Sau cùng, báo The Washington Post ghi nhận : Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng họ sẽ giải quyết tranh chấp với từng nước một, và Hoa Kỳ nên tránh xa không được can dự vào. Thế nhưng, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định một cách đúng đắn rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong khu vực : không phải là quyền lợi về lãnh thổ, mà là để bảo vệ sự ổn định khu vực và khối lượng hàng hóa quốc tế to lớn đi qua vùng biển này.
The Washington Post kết luận : Biển Đông rõ ràng là đang trở thành một điểm nóng. Mọi người đều cần phải đảm bảo sao cho vùng này đừng biến thành một biển thù địch.
Comments are closed.

Đài Loan thí nghiệm vũ khí mới chống tấn công qua eo biển



2012-07-16
Đài Loan hôm qua thử nghiệm những vũ khí mới trong cuộc tập trận “Hán Quang 28”, với giả thuyết chống Trung Quốc tấn công.
Đây là lần đầu tiên quân đội của Đài Bắc thí nghiệm sử dụng phi đội máy bay săn tàu ngầm hiện đại P3-C và phi cơ trực thăng tấn công Apache Longbow.

Điều gì đang xảy ra ở đảo Ba Bình?



2012-08-15
Đảo Ba Bình/Thái Bình được xem là một trong những điểm nóng tại biển Đông. Tầm quan trọng của hòn đảo này cũng như những gì đang diễn ra tại đây?
File photo
Đảo Ba Bình, ảnh chụp trước đây.
Quan trọng về kinh tế, chiến lược
Trong một bài viết hồi tháng Bảy trên tạp chí uy tính Chính sách Đối ngoại – Foreign Policy, trợ lý biên tập Elias Groll đã đánh giá đảo Ba Bình/Thái Bình là một trong 5 điểm nóng của vùng biển Đông. Đánh giá này không có gì là khó hiểu khi Ba Bình có một vị trí kinh tế và chiến lược.
Nằm tại vị trí gần như trung tâm biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 600 km; cách đảo Palawan khoảng 500 km và cách bãi cạn Scarborough khoảng 800 KM, đảo Ba Bình được đánh giá là một trong những điểm chiến lược.
Ông  James Holmes, giáo sư tại trường Hải quân Hoa Kỳ gần đây được Asia Times online dẫn lời nói rằng “đảo Thái Bình (Ba Bình – người viết) đủ lớn để trở thành một trung tâm hậu cần”. Theo ông Holmes, nếu Trung Quốc chiếm được quyền kiểm soát đảo này, thì quân đội Trung Quốc đỡ mất nửa đường đến eo biển Malacca – eo biển nằm trên tuyến đường giao thông rất quan trọng cho tuyến đường từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Tầm quan trọng của tuyến đường qua eo biển Malacca có thể sánh ngang với kênh đào Suez hoặc Panama. Nếu Trung
Sơ đồ đảo Ba Bình (Thái Bình) ở quần đảo Trường Sa - Nguồn: Cri.cn
Sơ đồ đảo Ba Bình (Thái Bình) ở quần đảo Trường Sa - Nguồn: Cri.cn
Quốc kiểm soát đảo Ba Bình, thì tầm quan trọng của nó được giáo sư Holmes đánh giá là “không nhỏ”.
...nếu Trung Quốc chiếm được quyền kiểm soát đảo này, thì quân đội Trung Quốc đỡ mất nửa đường đến eo biển Malacca – eo biển nằm trên tuyến đường giao thông rất quan trọng cho tuyến đường từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á.
Ông James Holmes
Với chiều dài khoảng 1 ngàn 400 m, chiều ngang gần nửa cây số, đây là đảo lớn nhất trong các đảo ở Trường Sa Ngoài việc được cho là có nguồn dầu khí dồi dào, đây cũng là nơi duy nhất có nguồn nước ngọt – là tiềm năng cho việc trồng trọt cũng như sinh hoạt hằng ngày và phát triển du lịch. Xung quanh đảo này cũng có san hô và mực nước khá ôn hòa – là điều kiện tốt cho các tàu nhỏ ra vào.
TS sử học Nguyễn Nhã nhận xét về tầm quan trọng của đảo Ba Bình:
“Bản thân biển Đông là nằm vị trí chiến lược mà những người làm chiến lược quân sự thời Pháp đã thấy. Hiện nay thì lại càng quan trọng hơn cho nên đảo lớn như Ba Bình đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế cũng như chiến lược”.
Theo thông tin từ phía Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đảo Ba Bình từ năm 1947 khi được nhiệm vụ giải giáp quân Nhật tử vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam. Năm 1950, quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa. Kể từ năm này, không có lực lượng nước ngoài nào chiếm đóng tại hai quần đảo này trừ lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1956, Đài Loan đã giành quyền kiểm soát đảo Ba Bình cho đến hôm nay.
Điều gì đang xảy ra trên Ba Bình
Đài Loan là một trong 3 nước có tuyên bố tranh chấp toàn phần ở Trường Sa và tất cả mọi hoạt động được cho là nhằm bảo vệ chủ quyền đều được Đài Bắc thể hiện tại hòn đảo lớn nhất ở vùng biển tranh chấp.
Việc Đài Loan chuyển quyền phòng vệ đảo từ thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên vào năm 2000 đã làm giảm đi vai trò của quân đội nước này – cũng là một cách để Đài Bắc gởi một thông điệp ôn hòa trong cách ứng xử của mình. Tuy nhiên, nước này cũng có những hoạt động quân sự mà Đài Bắc cho là cần thiết.
Thời gian gần đây, khi tình hình biển Đông đang sôi nổi, những nhà lập pháp Đài Loan kêu gọi tăng cường vai trò quân đội trong phòng vệ đảo. Hồi tháng 4, sau chuyến đi đến đảo Ba Bình, ông Lâm Úc Phương (nghị sĩ, Quốc Dân đảng) đã đề nghị tăng cường pháo cao xạ và súng cối trên đảo. Tháng 5 vừa qua, Ủy ban Quốc phòng đã thông qua dự luật yêu cẩu Bộ Quốc phòng nước này chuyển vũ khí ra đảo. Khoảng cách từ Ba Bình đến thành phố Cao Hùng khoảng 1600 km, từ lâu được xem như một giới hạn của Đài Bắc trong việc kiểm soát đảo. Tuy nhiên, cũng tháng 5 vừa qua, nước này thành lập đội không quân đặc biệt có khả năng đến đảo Ba Bình trong vài giờ.
Tin Asia News Network ngày 13/8 trích phát biểu của nghị sĩ Lâm Úc Phương nói rằng tháng 9 tới, ông cùng một số nhà lập pháp khác sẽ lại ra thị sát đảo Ba Bình.
Lực lượng tuần duyên Đài Loan hôm 12 tháng 8 vừa thông báo sẽ tập trận bắn đạn thật vào tháng tới tại hòn đảo tranh chấp mà nước này đang đặt quân phòng vệ. Đây là hành động mới nhất sau hàng
Máy bay vận tải C130 của Đài Loan tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại đảo Ba Bình. Source bao toquoc.gov
Máy bay vận tải C130 của Đài Loan tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại đảo Ba Bình. Source bao toquoc.gov
loạt các bước đi mang tính quân sự trên biển Đông. Tin cho biết Đài Loan có thể tập trận với các loại vũ khí mới vừa được chuyển đến bao gồm các khẩu trọng pháo nòng 40 mm có thể bắn xa 10 km và súng cối nòng 120 mm có tầm bắn 6 km. Tất cả các loại khí tài này đều có tầm xa hơn loại Đài Loan đang triển khai trên đảo. TS Nguyễn Nhã nhận xét động thái này như sau:
“Từ khi Đài Loan dùng võ lực tiếp quản (Ba Bình) thì ít khi nước này có thể hiện như thế. Thành ra đó là một cái gì đó khác thường trong khi “biển Đông ngày càng nổi sóng”.
Từ khi Đài Loan dùng võ lực tiếp quản (Ba Bình) thì ít khi nước này có thể hiện như thế. Thành ra đó là một cái gì đó khác thường trong khi “biển Đông ngày càng nổi sóng
TS Nguyễn Nhã
Năm 2006, Đài Loan xây đường băng dài khoảng 1150 mét trước sự phản đối của Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines. Phi đạo trên đảo Ba Bình là một trong hai phi đạo duy nhất đủ dài để chứa được các loại máy bay lớn như chiếc Hercules C- 130. Có tin nói nước này có ý định kéo dài đường băng thêm 500 mét. Nếu kế hoạch này được thực hiện, chẳng những các loại máy bay C-130 có thể đáp an toàn hơn mà còn mang một ý nghĩa khác. Cây bút Michael Cole (thường trú tại Đài Loan) viết trên The Diplomat gần đây, trích lời một giới chức an ninh quốc gia giấu tên cho biết đường băng sau khi được kéo dài có thể được dùng làm căn cứ cho máy bay tuần tra trên biển P-3C “Orion” mà nước này đã đặt mua 12 chiếc cũ của Hoa Kỳ từ năm 2007.
Những diễn biến trên Ba Bình mặc dù không ồn ào nhưng ngày càng cứng rắn, quyết liệt khiến người khác phải chú ý, trong đó có TS Nguyễn Nhã:
“Tôi luôn nói rằng người Việt Nam phải luôn thức tỉnh. Năm 1956, khi Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất là Phú Lâm ở Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo lớn nhất là Ba Bình ở Trường Sa thì mọi người có vẻ nghĩ là đồng minh, đồng chí chiếm cho mình nhưng mà thực ra không phải cho mình đâu. Theo tôi người Việt Nam phải bừng tỉnh, bảo vệ những gì cha ông mình để lại. Phải thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của người Việt trong ngoài nước”.
Những vụ đụng độ của xảy ra trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong hai năm trở lại đây làm cho nhiều người bỏ quên sự quan trọng của đảo Ba Bình. Biển lặng tại Ba Bình không có nghĩa tầm quan trọng của nó giảm đi. Xem ra Đài Loan luôn ý thức được mình đang làm gì.

Theo dòng thời sự:

minh dan nơi gửi nghe an :
DAO BA BINH LA CUA VN BANG MOI CACH VN PHAI LAY CHO DUOC DAO BA BINH CHO DU PHAI DOT CHAY CA DAY TRUONG SON CUNG PHAI LAM CHU BIEN DONG
16/08/2012 08:44
Tu ngo nơi gửi Canada :
Your ancestors are from Quang Dong , Quang Tay ...OK must remember where your ancestors from ????
16/08/2012 04:08
Trí Nguyễn nơi gửi USA :
August 15, 2012.
Bức hình đầu trong bài này là của đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) chứ không phải là đảo Ba Bình (Trường Sa). Khá nhiều báo thường hay có sự lầm lẫn này.
Trí Nguyễn 

Trung Quốc không muốn bị ràng buộc pháp lý



2012-08-17
Đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế là việc mà Philippines luôn kêu gọi. Tuy nhiên, có vẻ như điều này khó có thể xảy ra vì Trung Quốc không muốn có một quyết định mang tính ràng buộc pháp lý.
AFP photo
Người dân Philippine đốt cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước Bộ Ngoại giao tại Manila ngày 27 tháng 7 năm 2012.
Quỳnh Chi trao đổi với Tiến sĩ Yas Banifatemi, thuộc nhóm Luật quốc tế và là đối tác của Tổ chức Trọng tài quốc tế thuộc Công ty luật Shearman & Sterlings. Trước tiên, TS Yas Banifatemi cho biết sơ qua các cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế:

Bản tin video sáng 17-08-2012



 

Alle Kommentare (16)

Erstelle jetzt einen Kanal, um Kommentare posten zu können!

Bản tin video sáng 18 08 2012



 
0negative Bewertungen
Alle anzeigen

Alle Kommentare (6)

Việt-Trung khai thông cửa khẩu đường bộ



Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam chính thức khai thông, trong khi Trung Quốc xong đường ray xe lửa nối với khối Asean. Nhật báo Kinh tế của Trung Quốc đưa tin Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành thuộc Cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu-Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) vừa chính thức khai thông hồi tuần trước.

Hiện giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc có ba cửa khẩu đường bộ là Lào Cai, Móng Cái (Quảng Ninh) và Hữu Nghị (Lạng Sơn); cộng thêm một cửa khẩu đường sắt là Đồng Đăng (cũng thuộc Lạng Sơn).
Báo Trung Quốc nói Cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu-Lào Cai là một trong ba cửa khẩu quốc tế trao đổi kinh tế-thương mại quan trọng trên vùng biên giới đất liền Trung-Việt.
"Khai thông Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành sẽ có lợi cho thúc đẩy đầu tư và thương mại của vùng biên giới hai nước phát triển, đẩy mạnh sự hợp tác của 'Hai hành lang, một vành đai' cũng như xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng".
Hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc hồi tháng 10/2011 đã ký kết Hiệp định vận tải đường bộ Việt - Trung và nhiều dự án hạ tầng đã được hoàn tất nhằm thúc đẩy thông thương.
Được biết Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành sẽ sử dụng cho lưu thông hàng hóa chính ngạch.
Trước mắt, cửa khẩu này sẽ mở cửa hàng ngày từ 7h sáng tới 19h tối theo giờ Hà Nội. Lễ khai trương chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 8/11/2012, nhân Hội chợ Thương mại biên giới Trung – Việt lần thứ 12 (tổ chức tại Hà Khẩu-Trung Quốc).
Đường xe lửa xuyên Á
Trong khi đó, Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc vừa hoàn tất lắp đặt đoạn cuối trong lãnh thổ Trung Quốc của đường ray xe lửa nối tỉnh Vân Nam với các nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (Asean).
Đoạn xe lửa Ngọc Khê-Mông Tự có tổng chiều dài 141 km, cho phép các đoàn tàu di chuyển với tốc độ tối đa 120 km/h.
Đường xe lửa này đi qua 35 hầm và 61 cầu các loại.
Đường sắt xuyên Á
    • Khởi đầu từ Côn Minh, thủ phủ Vân Nam
    • Qua Ngọc Khê, Mông Tự và Hải Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam
    • Sang Việt Nam qua ngả Lào Cai
    • Từ Việt Nam đi Lào, Thái Lan, Singapore
Mông Tự, nằm ở phía đông nam tỉnh Vân Nam, là nơi có sân bay quân sự lớn của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, đoạn đường sắt Ngọc Khê-Mông Tự là một phần tuyến đường phía đông của hệ thống đường xe lửa xuyên Á. Hệ thống này còn các tuyến đường miền trung và phía tây.
Tuyến đường Ngọc Khê-Mông Tự sẽ được mang vào sử dụng cuối năm nay và được trông đợi sẽ tăng cường giao thông đường bộ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Hệ thống đường sắt xuyên Á khởi đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, qua Ngọc Khê, Mông Tự và Hà Khẩu cũng thuộc tỉnh này, sang Việt Nam ở địa phận Lào Cai rồi đi Lào, Thái Lan và Singapore.
Cho dù thông thương là xu thế tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, một số ý kiến vẫn tỏ ra quan ngại trước việc nối liền các địa phương ở hai nước Việt-Trung, nhất là trong bối cảnh đang có căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Gần đây, có thông tin chưa thể kiểm chứng độc lập cho hay Trung Quốc vừa thiết lập lữ đoàn tên lửa tại tỉnh Quảng Đông cách Việt Nam khoảng 1.000 km.
Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827 được đặt tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông.
Lực lượng của lữ đoàn 827 sử dụng các loại hỏa tiễn chống hạm Đông Phong 21D và Đông Phong 16, loại hỏa tiễn đạn đạo mới có tầm bắn khoảng 1.200 km.
Nguồn: bbc.co.uk