Cấm đến xem xét cột mốc biên giới 109
Quốc Việt, thông tín viên RFA 2010-11-10
Việc cắm cột mốc biên giới giữa hai nước Campuchia-Việt Nam từ năm 2006 đến nay đã được khoảng 200 cột.
Chính phủ nói không
Chính phủ hai quốc gia quyết định sẽ cắm xong vào cuối năm 2012. Các tổ chức phi chính phủ và đảng đối lập muốn đến xem xét cột mốc vừa mới cắm xong vì có tin rằng cắm lên đất dân, nhưng phía Chính phủ yêu cầu xác nhận họ đến xem xét với mục đích chính trị, chuyên viên kỹ thuật, hay du lịch; còn nếu không thì sẽ không được phép đến đó hoặc sẽ bị thưa kiện.Quan chức cấp cao của Ủy ban biên giới Campuchia phát biểu trước báo giới rằng, Chính phủ dứt khoát không cho phép các tổ chức phi chính phủ hay đảng đối lập nước này đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 109 mà Ủy ban biên giới hai Quốc gia Campuchia-Việt Nam cắm tại xã Đa, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham hôm 27/10 vừa qua.
Ủy ban biên giới Campuchia phát biểu như vậy trong khi đại diện Hội đồng theo dõi Campuchia và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập Campuchia có kế hoạch dẫn đoàn đến xem xét cột mốc biên giới tạm sau khi dân phàn nàn là Ủy ban biên giới hai quốc gia này cắm cột mốc lên đất họ.
Ông Var Kimhong, Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia nói rằng, việc cắm cột mốc biên giới là công việc của Ủy ban biên giới Quốc gia Campuchia-Việt Nam. Trong hoạt động cắm cột mốc tạm vừa qua, Ủy ban biên giới có mời chính quyền địa phương và Chủ tịch Hội đồng xã, phía đảng Sam Rainsy tham dự, nhưng đây không phải là công việc ông Rong Chhun, vì ông không phải là người chuyên môn về biên giới.
Chúng ta nên nghĩ chính phủ ngu lắm sao phải làm cho mất đất. Nếu bị lấn vào thì cần gì cắm cột mốc.Ông còn cho biết, mỗi lần cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và các nước láng giềng đều dựa trên kỹ thuật đúng đắn và mang tính chuyên môn. Ông đề nghị các tổ chức phi chính phủ và đảng đối lập nên phát biểu cẩn thận, đặc biệt là không nên làm phiền đến Ủy ban biên giới, còn nếu không thì phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Ông Var Kimhong nói:
Ô. Var Kimhong, CT UB biên giới
“Ông Rong Chhun có chuyên môn gì mà biết bị mất đất. Phải nói mất chỗ nào, cho ông ấy giải thích. Chúng ta không bị lấn vào, tôi muốn ông ấy giải thích nhưng không phải chỉ nói chung chung. Nói thì không khó, vì chỉ là cáo buộc. Chúng ta nên nghĩ chính phủ ngu lắm sao phải làm cho mất đất. Nếu bị lấn vào thì cần gì cắm cột mốc.”
Lời tuyên bố như vậy sau khi có tin rằng, ông Rong Chhun, đại diện đảng đối lập và nhiều tổ chức phi chính phủ khác sẽ đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 109 vào cuối tháng 11 năm 2010.
Đại diện Hội đồng theo dõi Campuchia và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập Campuchia, ông Rong Chhun cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều ngày 10 tháng 11 rằng, lý do mà ông cùng đại diện tổ chức phi chính phủ và đảng đối lập muốn đến xem xét cột mốc tạm số 109, chỉ vì ông muốn biết Chính phủ hai nước Campuchia-Việt Nam đã thực hiện công việc cắm cột mốc mang tính chuyên môn, đúng kỹ thuật hay không, nhưng không có nghĩa làm cản trở đến công việc cắm cột mốc biên giới của hai Ủy ban biên giới. Ông Rong Chhun nói:
“Nếu như chúng tôi xác nhận thấy có cắm lên đất dân thật, chúng tôi sẽ nêu vấn đề này trước Chính phủ hoàng gia và Ủy ban biên giới để cho xem xét và tính toán lại. Và chúng tôi sẽ yêu cầu cho ngưng hoạt động cắm cột mốc ấy cho đến khi nào nghiên cứu lại đúng đắn, thì nên tiếp tục cắm…”
Dân nói có
Một người dân ở xã Đa, huyện Mê mót không tiết lộ danh tính cũng cho Đài Á Châu tự do biết rằng, cột mốc biên giới tạm số 109 cắm qua vạch trắng gần 200 mét, và làm ảnh hưởng đến đời sống người dân đang sống tại khu vực biên giới gần 200 gia đình.Người dân xã Đa cho biết thêm, “đã cắm lên đất dân từng trồng trọt. Nếu tôi nói thì nói tôi nói quá. Vậy, Anh có thể đến xem trực tiếp, sẽ thấy họ cắm vào đất vườn đào dân.”
Còn thành viên Hội đồng xã Đa, ông Khi Bun Hak thì nói rằng, công việc cắm cột mốc biên giới Campuchia-Việt nam không phải là trách nhiệm của Hội đồng xã, tuy nhiên ông thừa nhận việc cắm cột mốc biên giới tạm số 109 trên địa bàn ông hôm 27/10 vừa qua lấn vào đất dân.
Ông Khi Bun Hak nói, “nơi bị cắm cột mốc là nơi mà dân từng trồng trọt vừa qua. Cột mốc này cắm lên đất vườn đào dân khoảng 100 mét, bởi vì nơi này bên Việt Nam trồng mía, còn bên Campuchia thì trồng đào…”
Đã cắm lên đất dân từng trồng trọt. Anh có thể đến xem trực tiếp, sẽ thấy họ cắm vào đất vườn đào dân.Ông Var Kimhong cũng thừa nhận công việc cắm cột mốc biên giới thường cắm lên đất ruộng hay vườn dân giáp khu vực biên giới của hai nước. Nếu không cắm lên đất dân Campuchia thì phải lên đất dân Việt Nam, đều này không thể tránh khỏi bởi vì bản đồ và công việc cắm cột mốc thì đương nhiên phải có sự sai lệch chút ít. Tuy nhiên ông khẳng định rằng, cột mốc biên giới tạm số 109 ở xã Đa, huyện Mê mót chỉ cắm lên đất dân cách từ biên giới khoảng 5 mét.
Người dân xã Đa
Đại diện Hội đông theo dõi Campuchia và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập Campuchia ông Rong Chhun từng dẫn đại diện trong Hiệp Hội mình cùng với đảng đối lập đến xem xét cột mốc biên giới tạm giữa Campuchia-Việt Nam tại tỉnh Takeo nhưng bị chính quyền gây khó khăn.
Lần này ông thể hiện sự ngạc nhiên sau khi Chủ tịch Ủy ban biên giới nước này tuyên bố không cho phép hay sẽ bị thưa kiện nếu ông đến xem xét cột mốc ấy.
Theo dòng thời sự:
- Hai người nhổ cột mốc biên giới khẳng định Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia
- Hoa Kỳ: Campuchia phải duy trì Chính sách đối ngoại độc lập
- Thủ tướng Hun Sen dọa đóng cửa Văn phòng Nhân quyền LHQ
- Phản ứng về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam
- Việt Nam tổ chức họp báo ở Phnom Penh về vụ rải truyền đơn
- Lại cắm mốc biên giới lên đất dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét