Blog: đệ ngũ quyền
Nguyễn Hưng Quốc
Khái niệm đệ ngũ quyền (the fifth estate) được dùng để chỉ thế giới blog chỉ mới xuất hiện được khoảng năm ba năm trở lại đây mà thôi.
Nói đến đệ ngũ quyền hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ ngay đến khái niệm đệ tứ quyền vốn đã được sử dụng để chỉ giới truyền thông, từ báo in đến truyền thanh và truyền hình. Khái niệm này đã xuất hiện từ lâu, khoảng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trước hết là ở Pháp và ở Anh. Ba quyền kia, ở Anh, được phân bố trong Thượng nghị viện, bao gồm Viện Tăng Lữ (Lords Spiritual), Viện Quý tộc (Lords Temporal) và Viện Thứ dân (the Commoners); ở Pháp, quyền lực cũng được chia cho ba giới như vậy nhưng dưới tên và hình thức khác (Nhà thờ, Quý tộc và Thị dân).
Sau này, khái niệm tam quyền được dùng để chỉ ba lãnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có điều, lúc nào và ở đâu người ta cũng nhận thấy, sự phân quyền ấy chỉ có thể hiệu quả và bảo đảm được tự do và dân chủ nếu có thêm cái quyền thứ tư: quyền thông tin và quyền ngôn luận được thể hiện qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng ấy, thoạt đầu, chỉ bao gồm báo in; sau, thêm truyền thanh, và, từ giữa thế kỷ 20, thêm truyền hình. Về phương diện chính trị, tất cả đều nhắm đến một mục tiêu lý tưởng: minh bạch hoá các hoạt động của chính phủ trong cả ba lãnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp, đặc biệt là hành pháp, để tránh việc lợi dụng và lạm dụng quyền lực, hay nói cách khác, theo cái khẩu hiệu thường nghe ở Việt Nam, làm cho dân biết, dân bàn và dân kiểm tra.
Không còn hoài nghi gì nữa, trong suốt thế kỷ 20, truyền thông đại chúng đã từng nhiều lần chứng minh vị thế của một thứ đệ tứ quyền trong đời sống chính trị, nhất là ở các nước dân chủ. Giới truyền thông được quyền yêu sách chính phủ phải công khai hoá những quyết định quan trọng liên quan đến đất nước và xã hội. Giới truyền thông cũng từng đóng vai trò phản biện tích cực đối với những chính sách mà họ cho là sai trái, qua đó, hướng dẫn dư luận và buộc chính phủ phải điều chỉnh nhiều chính sách để hợp với nguyện vọng của dân chúng. Với vai trò đó, truyền thông đại chúng đã trở thành một thứ hàn thử biểu để đo lường tính chất dân chủ trong một xã hội: Ở đâu truyền thông được tự do và độc lập, ở đó có dân chủ; ngược lại thì không. Đơn giản chỉ vậy.
Ở Mỹ, trong suốt nửa sau thế kỷ 20, truyền thông trở thành một lực lượng chính trị quan trọng, trong đó, nổi bật nhất là hai sự kiện: chiến tranh Việt Nam và sự kiện Watergate.
Trong chiến tranh Việt Nam, truyền thông đóng vai trò quan trọng đến độ nó trở thành danh xưng của cả cuộc chiến tranh: chiến tranh truyền thông (media war) hay chiến tranh trong phòng khách (lounge room war), nơi mỗi buổi tối mọi người dân Mỹ đều có thể theo dõi, hầu như tận mắt, những cảnh khốc liệt trong cuộc chiến ở Việt Nam. Truyền thông, đặc biệt là tivi, đã mang hình ảnh chiến tranh trong rừng núi và đồng quê ở một nước châu Á xa xôi heo hút vào tận phòng khách từng nhà. Nó biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam thành cuộc chiến tranh về Việt Nam. Nó cũng biến cuộc chiến tranh trên mặt trận quân sự thành một cuộc chiến tranh trong trái tim từng người.
Kết quả là phong trào phản chiến càng ngày càng lớn mạnh, tạo thành một sức ép đè nặng lên chính quyền Mỹ, và, cuối cùng, không thể chịu đựng nổi những sức ép ấy, họ tuyên bố rút quân, để đến năm 1975, chấp nhận thua trận. Bởi vậy, nhiều nhà bình luận cho rằng Mỹ không thua trận ở chiến trường Việt Nam; họ chỉ thua trên mặt báo và trên màn ảnh tivi.
Cũng ở Mỹ, truyền thông lại chứng tỏ được sức mạnh lớn lao của mình qua vụ án Watergate. Đó là tổng hành dinh của đảng Dân Chủ và cũng là nơi, vào ngày 17 tháng 6 năm 1972, cảnh sát bắt được năm người đàn ông lén lút đột nhập và ăn trộm tài liệu của đảng Dân Chủ. Các cuộc điều tra, sau đó, phát hiện cả năm người này, trực tiếp hay gián tiếp, đều có liên hệ với Uỷ ban tái tranh cử Tổng thống của đảng Cộng Hoà lúc ấy đang cầm quyền.
Sự cố ấy gây khá nhiều xôn xao trong dư luận nhưng có lẽ nó sẽ không có ảnh hưởng quá lớn lao nếu hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein không tung ra bài phóng sự trên The Washington Post, trong đó, hai ông tiết lộ, một viên chức cao cấp của chính phủ, dưới mật danh là Deep Throat, cho biết: hành động ăn cắp tài liệu của đảng Dân Chủ ở Watergate nằm trong âm mưu chung của đảng Cộng Hoà và được sự chấp thuận của chính Tổng thống Richard Nixon. Bài phóng sự làm thay đổi hẳn dư luận, cuối cùng, buộc Tổng thống Nixon phải từ chức. Đó là việc từ chức đầu tiên, và cho đến nay, duy nhất của tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu truyền thông cũng có thể đóng vai trò quan trọng và cần thiết như vậy. Có hai trở lực chính:
Thứ nhất, ở các quốc gia độc tài, chính phủ luôn luôn tìm cách thâu tóm hoạt động truyền thông vào tay mình. Báo chí: nhà nước nắm. Truyền thanh: nhà nước nắm. Truyền hình: nhà nước nắm. Người ta có thể tư hữu hoá và tư nhân hoá trên rất nhiều lãnh vực, trừ truyền thông. Tất cả mọi nguồn tin tức đều bị nhà nước kiểm soát. Mọi tiếng nói phản kháng hay phản biện, thậm chí, hơi một chút độc lập, đều bị dập tắt. Vai trò thông tin và kiểm soát của dân chúng đối với chính phủ không thể thực hiện được. Cái gọi là “dân biết, dân bàn và dân kiểm tra” chỉ còn là một khẩu hiệu suông, láo khoét và rỗng tuếch. Việt Nam nằm trong trường hợp này.
Thứ hai, ngay ở các nước tự do và phát triển, tự do trong lãnh vực truyền thông cũng càng ngày càng hạn chế. Lý do chính là vì xu hướng tập trung hoá trong lãnh vực kinh tế. Để bao quát được mọi tin tức nổi bật trên phạm vi toàn thế giới và để có thể loan tin nhanh chóng đến mọi hang cùng ngõ hẻm, người ta cần nguồn nhân lực mạnh và điều kiện kỹ thuật cao; tất cả đều cần nhiều vốn liếng mà chỉ có các nhà đại tư bản mới gánh vác nổi. Hậu quả là hầu hết các cơ quan truyền thông đều nằm trong tay một số người. Chính họ, chứ không phải dân chúng, khuynh loát toàn bộ dư luận trong xã hội. Trong các cuộc bầu cử tự do, họ ngả theo phe nào, phe đó thường thắng. Sự ủng hộ của họ, dĩ nhiên, sẽ được trả công, dưới hình thức này hay hình thức khác.
Trong cả hai trường hợp vừa kể, cái gọi là đệ tứ quyền nếu không bị bóp nghẹt (ở trường hợp trên) thì cũng bị hạn chế rất nhiều (trường hợp dưới). Truyền thông không còn hoàn toàn tự do và độc lập nữa. Vai trò của nó đối với tiến trình dân chủ hoá xã hội bị giảm thiểu đáng kể. Chính vì vậy, người ta mới thấm thía nhu cầu cần có một thứ “quyền” khác: đệ ngũ quyền.
Đại diện của đệ ngũ quyền chính là internet, đặc biệt, của các blog.
Thật ra, internet cũng nằm trong lãnh vực truyền thông; nhưng internet khác các hình thức truyền thông truyền thống khác ít nhất ở hai điểm:
Thứ nhất, nó không bị giới hạn về không gian và thời gian. Về không gian, tất cả hình thức truyền thông cũ, đặc biệt là báo in, đều bị giới hạn trong một khung địa lý nhất định. Ngay truyền thanh và truyền hình cũng không thể đi quá xa. Chỉ có internet là thực sự có tính toàn cầu: Bất cứ ở đâu, hễ có máy vi tính được nối mạng là người ta đọc được. Về thời gian, trên báo cũng như trên truyền thanh và truyền hình, tin tức và bài vở chỉ xuất hiện một lần. Lỡ hụt là hụt luôn. Trên internet, ngược lại, bài vở cứ nằm ở đó mãi. Đọc lúc nào cũng được. Khi cần, người ta có thể đọc lại được cả những bài rất cũ, cả mấy năm hay hàng chục năm trước đó.
Thứ hai, internet thoát được xu hướng tập trung hoá. Một đại công ty có trang mạng hay blog? Ừ, cũng được. Nhưng một cá nhân nào đó muốn có trang mạng hoặc blog? Cũng được. Trên thế giới, không hiếm gì các trang mạng hoặc blog của cá nhân lại được đọc nhiều hơn hẳn các cơ sở truyền thông lớn.
Mang tính cá nhân, các trang mạng hoặc blog có thể vấp phải một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, một số thông tin có thể chưa được kiểm tra đầy đủ hay một số ý tưởng hay cách diễn đạt chưa được biên tập kỹ lưỡng, v.v… Có thể. Nhưng bù lại, chúng được tự do và độc lập, không bị áp lực của cả chính trị lẫn kinh tế.
Chính vì tính chất tự do và độc lập ấy, internet, đặc biệt là blog, đã được vinh danh là đệ ngũ quyền, tương đương với đệ tứ quyền vốn bao trùm toàn bộ ngành truyền thông truyền thống nói chung.
Chức năng chính của đệ ngũ quyền là gì?
Nếu chức năng chính của đệ tứ quyền là công khai hoá, minh bạch hoá và kiểm soát các hoạt động của chính phủ, từ lập pháp đến tư pháp và hành pháp; chức năng chính của đệ ngũ quyền, trước hết, là kiểm soát và bổ sung cho đệ tứ quyền. Nó lên tiếng ở những nơi đệ tứ quyền im lặng. Nó cải chính những sai sót mà đệ tứ quyền vấp phải. Nhiều người quan niệm: nếu đệ tứ quyền có nhiệm vụ canh chừng các hoạt động của chính phủ thì nhiệm vụ chính của đệ ngũ quyền là canh chừng những kẻ canh chừng ấy.
Điều này có thể thấy rõ trong trường hợp của Việt Nam. Các cơ quan truyền thông chính thống im lặng trước dự án bauxite ở Tây Nguyên ư? Thì các blog lên tiếng. Các cơ quan truyền thông im lặng trước tệ nạn tham nhũng, lãng phí và độc quyền của chính phủ ư? Thì các blog sẽ lên tiếng.
Ở Tây phương, người ta nhìn nhận những sự bổ sung và cải chính như vậy là cần thiết. Riêng ở Việt Nam, người ta gọi đó là phản động và tìm mọi cách để trấn áp.
Buồn.
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Nguyễn Hưng Quốc
Khái niệm đệ ngũ quyền (the fifth estate) được dùng để chỉ thế giới blog chỉ mới xuất hiện được khoảng năm ba năm trở lại đây mà thôi.
Nói đến đệ ngũ quyền hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ ngay đến khái niệm đệ tứ quyền vốn đã được sử dụng để chỉ giới truyền thông, từ báo in đến truyền thanh và truyền hình. Khái niệm này đã xuất hiện từ lâu, khoảng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trước hết là ở Pháp và ở Anh. Ba quyền kia, ở Anh, được phân bố trong Thượng nghị viện, bao gồm Viện Tăng Lữ (Lords Spiritual), Viện Quý tộc (Lords Temporal) và Viện Thứ dân (the Commoners); ở Pháp, quyền lực cũng được chia cho ba giới như vậy nhưng dưới tên và hình thức khác (Nhà thờ, Quý tộc và Thị dân).
Sau này, khái niệm tam quyền được dùng để chỉ ba lãnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có điều, lúc nào và ở đâu người ta cũng nhận thấy, sự phân quyền ấy chỉ có thể hiệu quả và bảo đảm được tự do và dân chủ nếu có thêm cái quyền thứ tư: quyền thông tin và quyền ngôn luận được thể hiện qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng ấy, thoạt đầu, chỉ bao gồm báo in; sau, thêm truyền thanh, và, từ giữa thế kỷ 20, thêm truyền hình. Về phương diện chính trị, tất cả đều nhắm đến một mục tiêu lý tưởng: minh bạch hoá các hoạt động của chính phủ trong cả ba lãnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp, đặc biệt là hành pháp, để tránh việc lợi dụng và lạm dụng quyền lực, hay nói cách khác, theo cái khẩu hiệu thường nghe ở Việt Nam, làm cho dân biết, dân bàn và dân kiểm tra.
Không còn hoài nghi gì nữa, trong suốt thế kỷ 20, truyền thông đại chúng đã từng nhiều lần chứng minh vị thế của một thứ đệ tứ quyền trong đời sống chính trị, nhất là ở các nước dân chủ. Giới truyền thông được quyền yêu sách chính phủ phải công khai hoá những quyết định quan trọng liên quan đến đất nước và xã hội. Giới truyền thông cũng từng đóng vai trò phản biện tích cực đối với những chính sách mà họ cho là sai trái, qua đó, hướng dẫn dư luận và buộc chính phủ phải điều chỉnh nhiều chính sách để hợp với nguyện vọng của dân chúng. Với vai trò đó, truyền thông đại chúng đã trở thành một thứ hàn thử biểu để đo lường tính chất dân chủ trong một xã hội: Ở đâu truyền thông được tự do và độc lập, ở đó có dân chủ; ngược lại thì không. Đơn giản chỉ vậy.
Ở Mỹ, trong suốt nửa sau thế kỷ 20, truyền thông trở thành một lực lượng chính trị quan trọng, trong đó, nổi bật nhất là hai sự kiện: chiến tranh Việt Nam và sự kiện Watergate.
Trong chiến tranh Việt Nam, truyền thông đóng vai trò quan trọng đến độ nó trở thành danh xưng của cả cuộc chiến tranh: chiến tranh truyền thông (media war) hay chiến tranh trong phòng khách (lounge room war), nơi mỗi buổi tối mọi người dân Mỹ đều có thể theo dõi, hầu như tận mắt, những cảnh khốc liệt trong cuộc chiến ở Việt Nam. Truyền thông, đặc biệt là tivi, đã mang hình ảnh chiến tranh trong rừng núi và đồng quê ở một nước châu Á xa xôi heo hút vào tận phòng khách từng nhà. Nó biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam thành cuộc chiến tranh về Việt Nam. Nó cũng biến cuộc chiến tranh trên mặt trận quân sự thành một cuộc chiến tranh trong trái tim từng người.
Kết quả là phong trào phản chiến càng ngày càng lớn mạnh, tạo thành một sức ép đè nặng lên chính quyền Mỹ, và, cuối cùng, không thể chịu đựng nổi những sức ép ấy, họ tuyên bố rút quân, để đến năm 1975, chấp nhận thua trận. Bởi vậy, nhiều nhà bình luận cho rằng Mỹ không thua trận ở chiến trường Việt Nam; họ chỉ thua trên mặt báo và trên màn ảnh tivi.
Cũng ở Mỹ, truyền thông lại chứng tỏ được sức mạnh lớn lao của mình qua vụ án Watergate. Đó là tổng hành dinh của đảng Dân Chủ và cũng là nơi, vào ngày 17 tháng 6 năm 1972, cảnh sát bắt được năm người đàn ông lén lút đột nhập và ăn trộm tài liệu của đảng Dân Chủ. Các cuộc điều tra, sau đó, phát hiện cả năm người này, trực tiếp hay gián tiếp, đều có liên hệ với Uỷ ban tái tranh cử Tổng thống của đảng Cộng Hoà lúc ấy đang cầm quyền.
Sự cố ấy gây khá nhiều xôn xao trong dư luận nhưng có lẽ nó sẽ không có ảnh hưởng quá lớn lao nếu hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein không tung ra bài phóng sự trên The Washington Post, trong đó, hai ông tiết lộ, một viên chức cao cấp của chính phủ, dưới mật danh là Deep Throat, cho biết: hành động ăn cắp tài liệu của đảng Dân Chủ ở Watergate nằm trong âm mưu chung của đảng Cộng Hoà và được sự chấp thuận của chính Tổng thống Richard Nixon. Bài phóng sự làm thay đổi hẳn dư luận, cuối cùng, buộc Tổng thống Nixon phải từ chức. Đó là việc từ chức đầu tiên, và cho đến nay, duy nhất của tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu truyền thông cũng có thể đóng vai trò quan trọng và cần thiết như vậy. Có hai trở lực chính:
Thứ nhất, ở các quốc gia độc tài, chính phủ luôn luôn tìm cách thâu tóm hoạt động truyền thông vào tay mình. Báo chí: nhà nước nắm. Truyền thanh: nhà nước nắm. Truyền hình: nhà nước nắm. Người ta có thể tư hữu hoá và tư nhân hoá trên rất nhiều lãnh vực, trừ truyền thông. Tất cả mọi nguồn tin tức đều bị nhà nước kiểm soát. Mọi tiếng nói phản kháng hay phản biện, thậm chí, hơi một chút độc lập, đều bị dập tắt. Vai trò thông tin và kiểm soát của dân chúng đối với chính phủ không thể thực hiện được. Cái gọi là “dân biết, dân bàn và dân kiểm tra” chỉ còn là một khẩu hiệu suông, láo khoét và rỗng tuếch. Việt Nam nằm trong trường hợp này.
Thứ hai, ngay ở các nước tự do và phát triển, tự do trong lãnh vực truyền thông cũng càng ngày càng hạn chế. Lý do chính là vì xu hướng tập trung hoá trong lãnh vực kinh tế. Để bao quát được mọi tin tức nổi bật trên phạm vi toàn thế giới và để có thể loan tin nhanh chóng đến mọi hang cùng ngõ hẻm, người ta cần nguồn nhân lực mạnh và điều kiện kỹ thuật cao; tất cả đều cần nhiều vốn liếng mà chỉ có các nhà đại tư bản mới gánh vác nổi. Hậu quả là hầu hết các cơ quan truyền thông đều nằm trong tay một số người. Chính họ, chứ không phải dân chúng, khuynh loát toàn bộ dư luận trong xã hội. Trong các cuộc bầu cử tự do, họ ngả theo phe nào, phe đó thường thắng. Sự ủng hộ của họ, dĩ nhiên, sẽ được trả công, dưới hình thức này hay hình thức khác.
Trong cả hai trường hợp vừa kể, cái gọi là đệ tứ quyền nếu không bị bóp nghẹt (ở trường hợp trên) thì cũng bị hạn chế rất nhiều (trường hợp dưới). Truyền thông không còn hoàn toàn tự do và độc lập nữa. Vai trò của nó đối với tiến trình dân chủ hoá xã hội bị giảm thiểu đáng kể. Chính vì vậy, người ta mới thấm thía nhu cầu cần có một thứ “quyền” khác: đệ ngũ quyền.
Đại diện của đệ ngũ quyền chính là internet, đặc biệt, của các blog.
Thật ra, internet cũng nằm trong lãnh vực truyền thông; nhưng internet khác các hình thức truyền thông truyền thống khác ít nhất ở hai điểm:
Thứ nhất, nó không bị giới hạn về không gian và thời gian. Về không gian, tất cả hình thức truyền thông cũ, đặc biệt là báo in, đều bị giới hạn trong một khung địa lý nhất định. Ngay truyền thanh và truyền hình cũng không thể đi quá xa. Chỉ có internet là thực sự có tính toàn cầu: Bất cứ ở đâu, hễ có máy vi tính được nối mạng là người ta đọc được. Về thời gian, trên báo cũng như trên truyền thanh và truyền hình, tin tức và bài vở chỉ xuất hiện một lần. Lỡ hụt là hụt luôn. Trên internet, ngược lại, bài vở cứ nằm ở đó mãi. Đọc lúc nào cũng được. Khi cần, người ta có thể đọc lại được cả những bài rất cũ, cả mấy năm hay hàng chục năm trước đó.
Thứ hai, internet thoát được xu hướng tập trung hoá. Một đại công ty có trang mạng hay blog? Ừ, cũng được. Nhưng một cá nhân nào đó muốn có trang mạng hoặc blog? Cũng được. Trên thế giới, không hiếm gì các trang mạng hoặc blog của cá nhân lại được đọc nhiều hơn hẳn các cơ sở truyền thông lớn.
Mang tính cá nhân, các trang mạng hoặc blog có thể vấp phải một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, một số thông tin có thể chưa được kiểm tra đầy đủ hay một số ý tưởng hay cách diễn đạt chưa được biên tập kỹ lưỡng, v.v… Có thể. Nhưng bù lại, chúng được tự do và độc lập, không bị áp lực của cả chính trị lẫn kinh tế.
Chính vì tính chất tự do và độc lập ấy, internet, đặc biệt là blog, đã được vinh danh là đệ ngũ quyền, tương đương với đệ tứ quyền vốn bao trùm toàn bộ ngành truyền thông truyền thống nói chung.
Chức năng chính của đệ ngũ quyền là gì?
Nếu chức năng chính của đệ tứ quyền là công khai hoá, minh bạch hoá và kiểm soát các hoạt động của chính phủ, từ lập pháp đến tư pháp và hành pháp; chức năng chính của đệ ngũ quyền, trước hết, là kiểm soát và bổ sung cho đệ tứ quyền. Nó lên tiếng ở những nơi đệ tứ quyền im lặng. Nó cải chính những sai sót mà đệ tứ quyền vấp phải. Nhiều người quan niệm: nếu đệ tứ quyền có nhiệm vụ canh chừng các hoạt động của chính phủ thì nhiệm vụ chính của đệ ngũ quyền là canh chừng những kẻ canh chừng ấy.
Điều này có thể thấy rõ trong trường hợp của Việt Nam. Các cơ quan truyền thông chính thống im lặng trước dự án bauxite ở Tây Nguyên ư? Thì các blog lên tiếng. Các cơ quan truyền thông im lặng trước tệ nạn tham nhũng, lãng phí và độc quyền của chính phủ ư? Thì các blog sẽ lên tiếng.
Ở Tây phương, người ta nhìn nhận những sự bổ sung và cải chính như vậy là cần thiết. Riêng ở Việt Nam, người ta gọi đó là phản động và tìm mọi cách để trấn áp.
Buồn.
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét