26.11.10

Lời kể của nạn nhân buôn người

Lời kể của nạn nhân buôn người

Khoa Diễm, phóng viên RFA.....2010-03-24
Dù đã cố gắng nhưng chính phủ VN vẫn không thể kiểm soát được tình trạng buôn người qua biên giới. Chúng tôi gặp một nạn nhân bị bán qua Trung Quốc đã 13 năm và một người đã 16 năm.

Ảnh do nhân vật cung cấp
Chị Trần Thị Ly trở về thăm cha mẹ ở Nghệ An sau 13 năm xa cách

Bị lừa bán qua TQ

Buôn bán người qua cách giả vờ tuyển người đi lao động không còn lạ gì với người Việt Nam của chúng ta, khi mà nhan nhản trên mặt báo là bao câu chuyên thương tâm của các phụ nữ bị bán làm vợ cho những người đàn ông Trung Quốc hay Hàn Quốc, vì quá nghèo hay quá già mà không lấy được người vợ bản xứ.
Chị Trần Thị Ly, quê Nghệ An bị dụ dỗ rồi bán sang Trung Quốc để kết hôn đã 13 năm, nay trở về thăm mẹ, kể cho chúng tôi nghe với tiếng Việt lơ lớ vì đã lâu không dùng. Chị nhớ lại ngày xưa, có một người phụ nữ bảo chị đến bế con cho bà với giá 20 nghìn/ngày.
Bà hẹn sáng sớm đón xe buýt rồi ban đêm mới đi vì đi ban ngày sẽ bị bắt,Thế là nửa đêm đi Trung Quốc. Nó đi luôn, không thấy quay lại nữa, nó bán qua chỗ khác. Với mình nó nói tiếng Trung Quốc, nó bảo mình ngồi ở đây, hai đứa nó đi ra ngoài kia nói chuyện, nó đưa bao nhiêu mình chẳng biết đâu.
Nó mua mình rồi nó đi kiếm thằng nào chưa có vợ để nó bán lại. Thằng nào đưa nhiều tiền thì nó bán, mình phải ở, không ở thì nó đánh.
Chị Trần Thị Ly
Mình bảo nó cho 600 để bố mẹ mua gạo ăn nhưng nó chẳng cho đồng nào. Nó mua mình rồi nó đi kiếm thằng nào chưa có vợ để nó bán lại. Thằng nào đưa nhiều tiền thì nó bán, mình phải ở, không ở thì nó đánh.”
Người đàn ông này khá lớn tuổi và không yêu thương gì chị Ly cả. Nếu như chị không làm theo ý ông ta thì sẽ bị đánh. Sau 13 năm chung sống, chị Ly đã có một đứa con 7 tuổi nhưng khi về thăm nhà thì chị vẫn phải trốn đi vì người đàn ông này không muốn chị giao tiếp và cố tình cách ly chị với thế giới người Việt.
Một người phụ nữ Việt Nam thương cho hoàn cảnh của chị đã chỉ cho chị đường về nhà. Vì đã có con nên chị Ly sẽ trở lại Trung Quốc để chăm sóc con và nếu có cơ hội chị Ly sẽ cố gắng trở lại thăm gia đình. Chị nói,Em về rồi em qua lại bên đó, kiếm được tiền là em về luôn.”

Chấp nhận số phận

Nạn nhân còn lại là chị Nguyễn Thị Phương, chị có phần may mắn hơn. Sau 16 năm làm vợ, làm mẹ, chị trở lại Nghệ An với tâm trạng thoải mái hơn, chị kể:
“Có người nói đưa cháu đi rửa bát được 800 ngàn/tháng. Cháu nghe lời nên đi, đến Hà Nội cho cháu ăn một bát phở rồi cháu không biết gì hết, khi tỉnh dậy thì gặp một anh nói là đã mua cháu rồi, bây giờ cháu phải sang Trung Quốc.
Be-Ly-250.jpg
Chị Trần Thị Ly. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Khi sang Trung Quốc thì cháu phải theo một ông hơn 50 tuổi vì ông này mua cháu. Cháu ở nhà làm ruộng, đẻ được 2 đứa con. Tám năm sau thì ông ấy cho về thăm quê, xong thì cháu lại qua bên ấy, Không có tiền đâu, chỉ làm đủ ăn thôi, tiền đi xe về thăm quê là chồng đi vay, ông ta hiền lắm nhưng mà nghèo. Ở Trung Quốc ai cũng thương em hết.”    
Sau khi về thăm quê, chị Phương cũng như chị Ly sẽ trở lại Trung Quốc để tiếp tục cuộc sống gia đình mà họ đang có. Dù rằng cực khổ nhưng hình như là những người phụ nữ này đã chấp nhận số phận của họ và cố gắng từng ngày để ở gần bên những đứa con và có miếng ăn mỗi bữa.
Trong cuộc nói chuyện, chị Ly đã đôi lần nhắc rằng rất muốn về Việt Nam ở luôn nhưng thấy cha mẹ tội quá mà mình không giúp được gì nên cũng không muốn về.  
Đến Hà Nội cho cháu ăn một bát phở rồi cháu không biết gì hết, khi tỉnh dậy thì gặp một anh nói là đã mua cháu rồi, bây giờ cháu phải sang Trung Quốc. 
Chị Nguyễn Thị Phương
Chính phủ Việt Nam không có cách nào kiểm soát được số người đã bị bán qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia hay nhiều nước khác nữa. Tình trạng buôn người qua biên giới hiện nay rất phổ biến và không chỉ là qua hôn nhân với lứa tuổi trưởng thành.
Nhiều nhất hiện nay là trẻ em ở độ tuổi từ 13 đến 17 và bị buôn để làm nô lệ tình dục. Trên các trang web quốc tế, chính phủ Việt Nam được coi là đang cố gắng khắc phục tệ nạn này nhưng thực tế, không có một dữ liệu nào chứng minh điều đó cả.

Theo dòng thời sự:


Không có nhận xét nào: