12.11.10

Đồng tiền mới của Việt Nam

 Đồng tiền mới của Việt Nam
Tham LuậnViệt Cộng Sẽ Sụp Vì Tư Bản Gia Tộc

Mạng lưới quyền lực của nhà nước CSVN đã cấu kết chặt với mạng lưới tài sản, và bàn tay cứng rắn của CSVN có thể sẽ biến các tiến bộ kinh tế tại VN vào một thảm họa xã hội.
Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy (
foreignpolicy. com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.


Kinh Tế Tư Doanh VN Vẫn Do Đảng Viên Nắm

Đồng Tiền Mới của Việt Nam  
Nhà  phân tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn:
Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam, và cô dâu là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư Viet Capital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị 150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.
Cô Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất nước.
Đám cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn còn thuộc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng viên.
Hầu hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định, hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4 nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.
Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc  và tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình cùng là người duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gái cuả tướng Võ Nguyên Giáp.
Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đại Học Harvard. Đầu thập niên 1990s, khi Ngân Hàng thế Giới muốn kích động nền kinh tế tư doanh ở VN, mới cấp học bổng cho tuổi trẻ, trong đó có Hoa. Khi về VN, Hoa sử dụng kiến thức để   lập công ty có tên là Galaxy, bây giờ sở hữu một hãng PR (tiếp thị quảng cáo), chủ hầu hết các hệ thống tiệm ăn kiểu Tây Phương tại VN, một rạp hát lớn ở Sài Gòn, và cả một hãng sản xuất phim ảnh.
Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh thành công. Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng Ngoại Giao.
Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ  đi theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.
Các hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008, tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).
Với tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm luật. Câu hỏi là, vào thời khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng phạt chính các đảng viên của họ không để  đưa kinh tế đen này trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?
Giới lãnh đaọ đảng CSVN có thể đứng kình với các công dân mới giàu đó hay không, và để đòi hỏi họ phải trao lại một phần tài sản xuyên qua đánh thuế để sẽ tạo phúc lợi cho những người nghèo ở các tỉnh xa hay không? Vụ kết án các nhà dân chủ có phải là dấu hiệu cho thấy mạng lưới tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì vòng kiểm soát? Nếu thế, đồng tiền mới của VN có thể sụp đổ ngay dưới sức nặng của nó.

Không có nhận xét nào: