Diễn tiến biến cố Wikileaks | ||||||||||||||||||||||||||||||
Người sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange, là công dân Australia, và Tổng chưởng lý Robert McClelland hôm nay cho biết, ‘nhiều khả năng một số luật hình sự’ đã bị vi phạm. Tuy nhiên, ông này nói ông không hay biết về thông tin Hoa Kỳ đã yêu cầu Australia hủy hộ chiếu của ông Assange. Ông Assange sống chủ yếu ở châu Âu và di chuyển qua nhiều nước khác nhau. Ông McClelland nói rằng ông đã thành lập một đơn vị đặc trách xử lý các hậu quả của việc tiết lộ thông tin mật ảnh hưởng tới Australia. Chưa tới một nghìn trong số khoảng 250.000 văn kiện ngoại giao bị rò rỉ xuất phát từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Australia, và cho tới nay, chưa có nhiều thông tin có thể làm chính phủ nước này bẽ mặt. Ngày thứ Hai, 29/11/2010 Afghanistan không ngạc nhiên khi thấy tài liệu WikiLeaks tiết lộ chỉ trích
Hôm thứ Hai, Afghanistan nói rằng họ không dự kiến là những tài liệu bị WikiLeaks tiết lộ sẽ gây căng thẳng trong mối quan hệ của Kabul với Washington. Hơn 250 ngàn tài liệu nhạy cảm nữa lần đầu tiên được công bố cho nhiều tờ báo hôm Chủ nhật, kể cả tờ New York Times và tờ Guardian của Anh. Hôm thứ Hai tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Kabul đã lên án vụ công bố tài liệu mật này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan Karl Eikenberry, trong một tuyên bố nói rằng "mục tiêu chung" của cả hai quốc gia sẽ không thay đổi vì vụ tiết lộ các phúc trình ngoại giao. Phản ứng nhẹ nhàng của chính phủ Afghanistan có thể là do sự kiện tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Afghanistan đã bị loan truyền rộng rãi. Ngày thứ Hai, 29/11/2010, Ngũ Giác Đài tăng cường ngăn chặn việc rò rỉ thông tin mật Ngũ Giác Đài cho biết đã tăng cường an ninh đối với hệ thống máy tính mật, nhằm ngăn chặn các vụ rò rỉ tài liệu như vụ các công điện ngoại giao nhạy cảm bị trang web WikiLeaks tiết lộ hôm Chủ Nhật. Các giới chức Ngũ Giác Đài bắt đầu xem xét lại tiến trình chia sẻ thông tin hồi tháng Tư, sau khi WikiLeaks đăng tải một đoạn video cho thấy các máy bay trực thăng Hoa Kỳ bắn vào một nhóm người đàn ông ở khu vực Baghdad. Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Bryan Whitman nói rằng kể từ đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tiến hành các thay đổi cơ bản, bao gồm cả việc giới hạn số hệ thống được phép chuyển dữ liệu cũng như hệ thống theo dõi để phát giác việc tiếp cận hay sử dụng dữ liệu một cách bất thường. Bộ này cũng đào tạo các nhân viên chuyên xác định và ngăn chặn điều gọi là ‘mối đe dọa trong nội bộ’. WikiLeaks không cho biết làm cách nào mà họ có được các tài liệu mật của Hoa Kỳ mà họ từng công bố. Nhưng quân đội nước này nghi một phân tích gia tình báo quân sự từng tiếp cận hệ thống của Bộ Quốc phòng. Các công điện mật của Bộ Ngoại giao có trên hệ thống của Ngũ Giác Đài theo các chính sách chia sẻ thông tin thực thi sau vụ tấn công 11/9/2001 nhắm vào nước Mỹ. Binh nhất Bradley Manning vẫn bị giam kể từ khi bị bắt hồi tháng Bảy. Ông này bị truy tố các tội hình sự bao gồm việc tiết lộ các thông tin quốc phòng mật, và có khả năng sẽ phải ra tòa án binh. Ngày thứ Ba, 30/11/2010 Trung Cộng hy vọng WikiLeaks không gây phương hại cho bang giao với Mỹ Cũng giống như các quốc gia khác được nêu danh trong tập hợp các bức điện bị tiết lộ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trung Quốc đã xem xét kỹ các văn kiện được WikiiLeaks công bố trên mạng internet trong tuần này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi hôm nay tuyên bố Bắc Kinh đã “ghi nhận” về các tin tức. Ông Hồng nói rằng Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ “xử lý vấn đề WikiLeaks một cách thích đáng,” và mong rằng sẽ không có điều gì trong các tin tức đó gây trở ngại cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông không bình luận trực tiếp về bất cứ chi tiết nào trong các tin tức. Các bức điện ngoại giao bị tiết lộ cho thấy Trung Quốc đã tỏ dấu sẵn sàng chấp nhận việc tái thống nhất Triều Tiên và lánh xa chính phủ Bắc Triều Tiên. Nội dung cho thấy thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó là ông Hà Á Phi đã nói với một giới chức Hoa Kỳ hồi năm ngoái rằng Bình Nhưỡng có hành động như một “đứa con hư” qua việc thực hiện một cuộc thử nghiệm phi đạn trong mưu toan thúc đẩy Washington mở các cuộc đàm phán song phương. Các giới chức Trung Quốc cũng được trích thuật nói rằng đã sử dụng ngôn từ “thiếu lễ độ” khi đề cập đến Bắc Triều Tiên. Một trong các bức điện bị tiết lộ cáo buộc rằng con em của các giới chức cấp cao Bắc Triều Tiên và các giới chức Trung Quốc tìm cách dùng tiền viện trợ và các thỏa thuận đầu tư để làm giầu cho cá nhân họ. Các bức điện bị tiết lộ vào lúc Bắc Kinh tìm cách xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau khi xảy ra vụ pháo kích vào một hòn đảo của Nam Triều Tiên hồi tuần trước. 4 người Nam Triều Tiên gồm 2 binh sĩ thủy quân lục chiến và 2 thường dân đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Tin cho hay các văn kiện bị tiết lộ nói rằng Bộ chính trị Trung Quốc đã ra lệnh thực hiện việc đánh phá các hệ thống điện toán của công ty Google trong khuôn khổ một chiến dịch phá hoại rộng lớn hơn được phối hợp. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố WikiLeaks đã hành động một cách bất hợp pháp khi công bố các tài liệu. Các nhà lãnh đạo thế giới nói rằng việc tiết lộ thông tin này gây phương hại cho an ninh quốc gia, cho các nhà ngoại giao, cho tài sảnh tri thức và các mối quan hệ giữa các chính phủ nước ngoài. Nhưng phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra các nhận định tương tự. Ngày thứ Ba, 30/11/2010 WikiLeaks: Trung Quốc ủng hộ cho bán đảo Triều Tiên được thống nhất:
Các công điện ngoại giao của Mỹ do trang mạng WikiLeaks tiết lộ cho thấy rằng các giới chức Trung Quốc tin là Bắc và Nam Triều Tiên nên thống nhất dưới sự kiểm soát của Seoul nếu Bắc Triều Tiên sụp đổ. Các chi tiết của những công điện này đã được đăng tải bởi một số cơ quan truyền thông, kể cả hai tờ báo lớn là tờ New York Times ở Mỹ và tờ The Guardian ở Anh. Những báo cáo này cho thấy Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Chun Yong Woo nói với Đại sứ Mỹ ở Seoul rằng các giới chức Trung Quốc sẽ chấp nhận một nước Triều Tiên thống nhất trong một “liên minh tốt đẹp” với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông nói rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ ở vùng phía bắc của khu phi quân sự đang chia đôi hai miền Triều Tiên. Một công điện đánh đi hồi tháng 6 năm 2009 cho thấy một báo cáo của Đại sứ Mỹ ở Kazakhstan, ông Richard Hoagland, nói rằng một vị sứ thần của Trung Quốc ở nước này “thật sự lo ngại” vì những cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Báo cáo trích lời nhà ngoại giao Trung Quốc này nói rằng những vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên “đe dọa tới an ninh của toàn thế giới.” Ngày thứ Ba, 30/11/2010 Wikileaks tiết lộ về sự liên quan tới gia đình hoàng gia Anh
Các công điện ngoại giao mật của Hoa Kỳ bị phát tán trên trang mạng Wikileaks cho thấy Hoàng tử Andrew, đại diện thương mại đặc biệt của Anh, mạnh mẽ đả kích các nhà điều tra và ký giả của Anh đã “xen vào” những thỏa thuận thương mại quốc tế. Nhật báo The Guardian hôm thứ Ba công bố một công điện năm 2008 do một đại sứ Mỹ gửi về, nói rằng Hoàng tử Andrew đã chủ trì một cuộc thảo luận với giới lãnh đạo doanh nghiệp ở Kyrgystan, trong đó theo lời bà đại sứ, ông có những lời lẽ “hầu như khiếm nhã”. Đại sứ Tatiana Gfoeller nói Hoàng tử Andrew, xếp hạng thứ Tư trên danh sách những người lên kế vị ngai vàng Anh, mô tả chính quyền Anh và Hoa Kỳ là “ngu ngốc.” Bà còn trích lời ông hoàng nước Anh dùng từ “ngu đần” khi nói tới các nhà điều tra chống tham nhũng người Anh, vì đã gần như phá hoại một thỏa thuận thương mại. Điện Buckingham đã từ chối, không bình luận gì về tin này. Các công điện bị tiết lộ còn phơi bày ra ánh sáng một thẩm định thẳng thắn của một giám đốc chính trị Khối Thịnh vượng Chung về Thái tử Charles. Hồi năm 2009, ông Armitav Banerji nói với một giới chức Đại sứ quán Hoa Kỳ ở London, rằng Thái tử Charles “không được nể trọng” như Nữ Hoàng Elizabeth. Ông Banerji còn được trích lời, nói rằng các giới chức Khối Thịnh vượng Chung đang cố gắng vận động Thái tử Charles dấn thân hơn vào các hoạt động của khối Thịnh vượng Chung. Ngày thứ Ba, 30/11/2010 WikiLeaks lại bị tin tặc tấn công Trang mạng WikiLeaks cho rằng mình đang là mục tiêu của một vụ tấn công lớn khác của tin tặc. Ban giám đốc của WikiLeaks đưa ra tin này trên trang mạng xã hội Twitter hôm thứ Ba. Đây là lần thứ nhì trong ba ngày WikiLeaks bị tấn công; lần thứ nhất vào hôm Chủ nhật, trước khi WikiLeaks phổ biến hơn 250.000 điện văn trao đổi có tính cách nhạy cảm của các nhà ngoại giao Mỹ. Trong cả hai vụ tấn công, các tin tặc đã tràn ngập trang mạng này bằng các yêu cầu nhận thông tin với mục đích làm cho người khác không thể truy cập được trang web. Cũng trong ngày thứ Ba, tập san tài chính Forbes của Mỹ loan tin vào đầu năm tới WikiLeaks định phổ biến tài liệu của một tổ chức tài chính lớn của Mỹ. Ông Julian Assange, người lập ra WikiLeaks nói với tập san này hàng vạn tài liệu được công bố sẽ phơi bày tình trạng thối nát của tổ chức tài chính đó. Ngày thứ Ba, 30/11/2010 Wikileaks tiết lộ các nhà ngoại giao tin chính phủ Bắc Triều Tiên sắp sụp đổ: Các tài liệu này là một phần của khối lượng thông tin mật khổng lồ được đăng tải trên trang web Wikileaks Các bức điện tín gửi qua lại cho thấy hồi tháng Hai, Thứ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên nói với đại sứ Hoa Kỳ tại Seoul rằng các giới chức "cấp cao" của Trung Quốc hiện nghĩ rằng nên thống nhất Triều Tiên dưới sự kiểm soát của Seoul, nếu Bắc Triều Tiên sụp đổ. Gới chức Chun Yung-woo của Nam Triều Tiên được trích lời nói rằng mặc dù Trung Quốc không muốn quân đội Hoa Kỳ hiện diện trên lãnh thổ hiện nay là Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh vẫn chấp nhận một bán đảo Triều Tiên thống nhất trong liên minh "lành mạnh" với Hoa Kỳ. Ông Chun, nay là cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống, nói rằng các nhà lãnh đạo trẻ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc không sẵn lòng mạo hiểm với chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên để hỗ trợ Bắc Triều Tiên mà họ không còn thấy hữu dụng hay đáng tin cậy nữa. Ngoài ra, ông Chun còn nói rằng chính phủ Nam Triều Tiên nghĩ chính phủ miền Bắc có thể sẽ sụp đổ trong vòng hai hay ba năm sau khi lãnh tụ Kim Jong Il qua đời. Giáo sư Brian Myers của Đại học Dongseo ở Busan là một nhà nghiên cứu về tư tưởng Bắc Triều Tiên. Ông nói giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn không tin tưởng Trung Quốc. Ông Myers nói: “Tôi không nghĩ rằng những tiết lộ này gây sốc lớn cho chế độ luôn nghĩ đến những điều xấu nhất về người nước ngoài. Nhưng chúng sẽ gây sốc đối với người dân Bắc Triều Tiên khi những tin tức này đến với họ. Và họ sẽ nhận được những thông tin này, bởi vì ngày nay họ có nhiều phương tiện để tiếp cận với những ngồn tin từ bên ngoài. Chuyện này sẽ góp thêm vào tình hình vốn được xem là một cuộc khủng hoảng đang ngày càng trầm trọng hơn về niềm tin trong nội bộ của Bắc Triều Tiên". Và Giáo sư Myers nói rằng điều này thực sự có thể trở thành một mối đe doạ lớn nhất đối với sự tồn tại của Bắc Triều Tiên. Ông Myers nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng người dân thường Bắc Triều Tiên đều hiểu rất rõ rằng nếu tước bỏ hết quyền lực của gia đình ông Kim thì chế độ đó sẽ không còn lý do để tồn tại. Bản thân tính hợp pháp của của chế độ đó bắt nguồn từ huyền thoại về tính anh hùng của Kim Il Sung và tấm lòng thương dân vô bờ của ông". Lãnh tụ quá cố Kim Il Sung, cha của đương kim lãnh tụ Kim Jong Il là nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên. Giáo sư Myers và các nhà quan sát Bình Nhưỡng khác nói rằng một cuộc khủng hoảng về niềm tin nội bộ ở Bắc Triều Tiên có thể đã thôi thúc ông Kim Jong Il phải có hành động gây hấn hơn đối với Nam Triều Tiên trong lúc ông dàn dựng cho người con trai Kim Jong Un lên kế vị ông. Một giới chức đại sứ quán Hoa Kỳ ở Seoul nói rằng chính sách không cho phép bình luận về các tài liệu có thể chứa những thông tin mật. Chính phủ Hoa Kỳ cực lực lên án trang web Wikileads đã thu thập và tung ra hơn 250.000 trang tài liệu ngoại giao mật trong tuần này. Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng việc phổ biến những tài liệu này có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ quốc tế, gây nguy hiểm cho các nhà ngoại giao và những người liên lạc với họ. Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên gia tăng nghiêm tronng. trong năm nay. Một chiến hạm của hải quân Nam Triều Tiên bị nổ và chìm trên biển Hoàng Hải hồi tháng 3, và các nhà điều tra quốc tế nói rằng chiếc tàu đã bị trúng ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng bác bỏ mọi dính líu trong vụ này. Hồi tuần trước, lần đầu tiên kể từ Cuộc chiến tranh Triều Tiên vào đầu thập niên 1950, Bắc Triều Tiên đã pháo kích vào thường dân Nam Triều Tiên. Bốn người đã thiệt mạng trên đảo Yeonpyeong. Bình Nhưỡng nói rằng họ bắn trả vụ pháo binh Nam Triều Tiên bắn pháo gần biên giới trên biển đang trong vòng tranh chấp. Hải quân Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên hôm Chủ nhật đã bắt đầu cuộc thao diễn chung kéo dài 4 ngày trên biển Hoàng Hải. Một người phát ngôn hải quân trên hàng không mẫu hạm USS George Washington nói rằng cuộc thao dượt quân sự không nhằm mục đích khiêu khích Bình Nhưỡng. Tư lệnh Hải quân Jeff Davis nói rằng các chiến hạm của Hoa Kỳ không nổ súng trong cuộc thao dượt. Ông cũng cho biết là cuộc thao dượt sẽ không diễn ra gần Lằn ranh phía Bắc, một đường biên giới trên biển mà Bắc Triều Tiên không công nhận. Ông Davis cho biết: “Chúng tôi thao dượt trên biển Hoàng Hải, tức ở xa về phía nam của Lằn ranh phía Bắc. Hoạt động này thực sự không liên quan đến tình hình mới xảy ra gần Lằn ranh phía Bắc. Thực sự đây là một cuột thao diễn đã được hoạch định trong nhiều tháng qua. Kế hoạch của cuộc thao dượt được lập ra xong lại thay đổi. Trong kế hoạch chúng tôi không có phần nào liên quan đến việc bắn đạn thật". Bắc Triều Tiên nói cuộc thao dượt này đưa Bán đảo Triều Tiên đến gần bờ vực chiến tranh. Các bức điện bị tiết lộ trên Wikileaks còn cho thấy Hoa Kỳ nghĩ rằng Bắc Triều Tiên đã bán công nghệ hoả tiễn cho Iran, giúp Iran có khả năng phóng phi đạn sâu vào bên trong châu Âu. Cũng trong ngày hôm nay, một nhật báo chính thức của Bình Nhưỡng khoe rằng Bắc Triều Tiên hiện vận hành hàng ngàn máy ly tâm để tinh chế uranium nhằm mục đích chung cuộc là sản xuất điện năng cho đất nước nghèo khó này. Tuy nhiên, các nhà phân tích an ninh nói rằng Bắc Triều Tiên có thể sử dụng vật liệu đó để chế tạo thêm bom nguyên tử. Dư luận tin rằng Bắc Triều Tiên đã có trong tay nhiều vũ khí hạt nhân làm bằng plutonium. Ngày thứ Tư, 01/12/2010, Wikileaks tiết lộ các giới chức cấp cao Bắc Triều Tiên đào tị sang miền Nam
Bức điện đề ngày 14/1/2010 và được Đại sứ Hoa Kỳ ở Seoul Kathleen Stephens gửi về Washington. Trong đó, bà Stephens thông báo về một cuộc trao đổi gần đây giữa giới chức đại sứ quán và ông Yu Myung-hwan, người từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên cho tới tháng Chín năm nay. Theo điện tín này, ông Yu đã tâm sự rằng ‘một số giới chức cấp cao Bắc Triều Tiên chưa xác định cụ thể gần đây đã bỏ chạy’ sang Nam Triều Tiên. Bức điện thư cho rằng các vụ đào tị này có liên quan tới ‘tình hình ngày càng hỗn loạn” tại Bắc Triều Tiên tiếp sau một nỗ lực cải cách tiền tệ không được lòng dân. Bức điện trích lời ông Yu nói rằng vụ cải cách tiền tệ đã gây ra ‘các vấn đề lớn’ đối với chính quyền Bắc Triều Tiên, và rằng một kế hoạch chuyển quyền dự kiến từ nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Il cho người con trai út Kim Jong Un ‘không diễn ra suôn sẻ’. Ngày thứ Tư, 01/12/2010 Wikileaks tiết lộ: Tình báo Nga ra lệnh phân tích tài liệu WikiLeaks tiết lộ. Tin của truyền thông Nga cho hay giám đốc tình báo nước ngoài của điện Kremlin đã hạ lệnh cho các điệp viên phân tích các công điện ngoại giao của Hoa Kỳ bị Web site của WikiLeaks công bố. Ông Mikhail Fradkov, giám đốc sở tình báo nước ngoài của Nga, được trích dẫn lời nói rằng ”có đủ thông tin để phân tích.” Ông nói những gì tìm ra sẽ được chuyển đến cho các nhà lãnh đạo Nga. Ông Fradkov, từng là Thủ tướng Nga từ năm 2004 đến năm 2007, không đưa ra những lời nhận định công khai. Vụ tiết lộ và công bố chừng 250.000 công điện ngoại giao, một số được liệt kê là ”tài liệu mật,” đã gây bối rối cho chính phủ Mỹ vì đã tiết lộ những thông tin chi tiết về những đề tài từ Iran cho đến chính trị của điện Kremlin. Trong một công điện, Thủ tướng Vladimir Putin được các nhà ngoại giao Mỹ mô tả là “người thực sự cầm quyền, trong khi Tổng thống Dmitri Medvedev chỉ được coi là một đối tác đàn em.” Ông Fradkov tự đích thân theo dõi việc điều tra một vụ riêng rẽ khác về một kẽ hở an ninh liên quan tới cựu chỉ huy các hoạt động tình báo ngầm của Nga tại Hoa Kỳ, mà theo tin cho biết thì nhân vật này đã đào thoát sang Tây phương. Tờ báo Kommersant có uy tín tại Nga trước đây loan tin rằng gián điệp Nga trở mặt, chỉ được biết dưới tên Đại tá Shcherbakov, đã đào thoát sang Mỹ chỉ ít lâu trước khi FBI bắt giữ một đường dây gián điệp Nga hoạt động ngầm tại Hoa Kỳ trong tháng Sáu. Trong ngày thứ Tư 01/12/2010 giới chức Hoa Kỳ trấn an thế giới rằng WikiLeaks không ảnh hưởng đến công tác chống khủng bố của Hoa Kỳ Người đứng đầu cơ quan chống khủng bố quốc gia của Hoa Kỳ nói rằng vụ rò rỉ thông tin của WikiLeaks có thể ảnh hưởng đến chuyện trao đổi thông tin nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các nỗ lực chống khủng bố. Các thông tin về nỗ lực chống khủng bố được xem là thông tin nhạy cảm, không được phổ biến rộng rãi. Ông Michael Leiter nói rằng vụ tiết lộ thông tin của WikiLeaks buộc phải duyệt xét lại cách chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và nhân viên trong chính phủ Mỹ: “Vụ này nhất định làm cho những người trong cộng đồng tình báo và cả bên ngoài cộng đồng này ít ra là tái đánh giá vấn đề chia sẻ thông tin để bảo đảm rằng thông tin đã được chuyển đến đúng chỗ, đúng người. Những người không cần đến sẽ không nhận được.” Cơ quan của ông có những biện pháp bảo mật chặt chẽ và hầu hết thông tin liên quan đến chống khủng bố chỉ được trao đổi với một số cơ quan liên bang giới hạn: “Tôi tương đối khá tin tưởng về cách chia sẻ và bảo mật thông tin trong nội bộ cộng đồng chống khủng bố hiện nay. Chúng tôi có những tiêu chuẩn, quy trình để phân đoạn thông tin và chuyển từng đoạn đi như thế nào, và ai sẽ được xem các thông tin đó. Chúng tôi không chuyển toàn bộ thông tin đi cùng một lúc cho cùng một người hoặc một cơ quan.” Các giới chức của Hoa Kỳ tin rằng các thông tin bị WikiLeaks tiết lộ đã được cung cấp bởi một quân nhân cấp thấp, mà vì nguyên do nào đó, đã truy cập được một số lượng lớn thông tin mật. Trong cùng ngày thứ Tư 01/12/2010 ngoại trưởng Hoa Kỳ, Clinton tiết lộ của WikiLeaks không gây trở ngại cho ngoại giao Mỹ
Bà Clinton là nhân vật thấy rõ nhất trong chính quyền của Tổng thống Obama trong việc lên án những vụ tiết lộ bất hợp pháp những tài liệu mật, gọi đó là một vụ ”tấn công” vào lợi ích trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, cùng các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhưng tại một cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan, ông Kanat Saudabayev vào lúc kết thúc một ngày các cuộc họp ngoại giao, trong đó vấn đề Wikileaks tiết lo các tài liệu mật của Hoa Kỳ đã được thảo luận rất nhiều. Ngoại trưởng Clinton có vẻ hy vọng là thiệt hại thực sự cho các quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ sẽ ở mức tối thiểu mà thôi: “Chắc chắn là tôi đã nêu vấn đề tài liệu bị rò rỉ ra ngoài, để bảo đảm với các đối tác của chúng ta là chuyện đó không gây bất cứ trở ngại gì cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, hay những cam kết của chúng ta tiếp tục những công việc hiện đang được tiến hành. Tôi chưa nghe thấy bất cứ một quan ngại nào bày tỏ rằng có bất cứ quốc gia nào sẽ không tiếp tục cộng tác và sẽ không thảo luận về những vấn đề quan trọng cho cả đôi bên đang tiếp diễn." Bà Clinton nói rằng bà đến cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức An Ninh và Hợp Tác châu Âu, OSCE, với dự kiến sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra về vụ tiết lộ của WikiLeaks, và một trong những lý do bà tham gia cuộc họp này là để bảo đảm với các đối tác rằng chính quyền Obama cam kết với “một chính sách giao tiếp mạnh mẽ và rộng lớn.” Những tài liệu bị tiết lộ, phần lớn là những báo cáo của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở các nước nhiệm sở gửi về Washington, nghe nói gồm những lời nhận định không hay về một số những nhà lãnh đạo thế giới, gồm cả Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, là người được nói là thích đi nghỉ ở vùng Vịnh hơn là ở lại thủ đô Astana gió bão trong những ngày mùa đông giá rét. Ngoại trưởng Clinton đã mở cuộc họp song phương với Tổng thống Nazarbayev, và sau đó với Ngoại trưởng Saudabayev để gạt sang một bên những tranh cãi, coi đó là chuyện bình thường trong vấn đề ngoại giao. Bộ trưởng Ngoại giao Saudabayev nói: “Tôi cho rằng đây là một cái giá bình thường mà đôi khi chúng ta phải trả khi điều động công việc của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể sống qua vụ này cũng như chúng ta cũng đã từng trải qua những chuyện khác. Trong tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao của nước tôi, giờ đây tôi tuyên bố rằng chuyện này chẳng có tác động gì đến sự hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Kazakhstan.” Bà Clinton cũng họp song phương với Thủ tướng ý Silvio Berlusconi, một người bị cho là là vô tích sự, không hiệu quả trong các báo cáo ngoại giao đánh về thủ đô Washington. Trong những lời phát biểu khi bắt đầu phiên họp với nhà lãnh đạo nước Ý, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ không có một người bạn nào có thể tốt hơn và ủng hộ kiên quyết cho các chính sách của Hoa Kỳ như ông Berlusconi trong suốt hơn mười năm qua. Một giới chức cao cấp bộ ngoại giao Mỹ sau đó cho biết ông Berlusconi đã nêu những tài liệu bị tiết lộ này với Ngoại trưởng Clinton và nói rằng những tài liệu bị lộ liên hệ tới ông đã gây khó khăn cho chính phủ ông. Nhưng giới chức này cho biết phản ứng chung của ông Berlusconi và những người khác bị nhắc đến một cách thiếu thiện cảm trong các tài liệu đó, kể cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, là chuyện thông cảm được cho chính quyền của Tổng thống Obama trong tình thế hiện nay. Ngày Thứ Năm, 2/12/2010, WikiLeaks tiết lộ: Mỹ xem Nga như một 'chính phủ bất lương'
Các công điện ngoại giao của Hoa kỳ bị trang web WikiLeaks tiết lộ cho thấy quan điểm của Hoa Kỳ coi Nga như một nước tham nhũng, gần như là một 'nước bất lương theo kiểu mafia'. Một thông tư nội bộ bí mật dường như phát xuất từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow, vẽ ra một bức tranh về một quốc gia tham nhũng tại mọi cấp bậc chính quyền, kể cả các vụ hối lộ, tống tiền và gián điệp. Công điện này đề cập tới Moscow như một “chính phủ bất lương”, với tâm điểm là điện Kremli và Thủ Tướng Vladimir Putin. Phản ứng trước vụ các công điện bị tiết lộ, Thủ Tướng Putin nói với đài truyền hình CNN rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào các công việc nội bộ của Nga. Hàng ngàn tài liệu mật của Mỹ đã bị WikiLeaks tiết lộ trong tuần này. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton nói rằng vụ tiết lộ các tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 'sẽ không ảnh hưởng chút nào' tới các hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ. Cùng ngày Thứ Năm, 02/12/2010, Thủ tướng Putin bênh vực Nga trước cáo buộc tham nhũng do WikiLeaks tiết lộ:
Ông Putin nói Bộ trưởng Hoa Kỳ Robert Gates “nhầm lẫn lớn” khi nói rằng nước Nga bị mật vụ cai trị Lời nhận định của Bộ trưởng Gates được thấy trong một công điện gửi vào tháng Hai, 1 trong số 200.000 tài liệu đã bị trao cho WikiLeaks. Ông Dan Plesch làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và ngoại giao ở London. Ông nói rằng ý kiến của Hoa Kỳ về tình hình tham nhũng ở nước Nga phù hợp với quan điểm chung: "Tôi cho rằng ý tưởng cho là có những hoạt động tội phạm ở cấp cao trong xã hội Nga là điều nhiều người thường đem thảo luận công khai. Nhưng quí vị cũng phải hiểu rằng trong bối cảnh quốc tế, nhiều người đặc biệt coi Hoa Kỳ, với hệ thống bầu cử cần phải có nhiều tiền bạc, là một xã hội tham nhũng sâu rộng." Những công điện bị lộ khác mô tả nước Nga “thực sự là một nhà nước mafia,” một nhà nước xã hội đen, và coi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ là một vai phụ của ông Putin. Ông Putin mô tả những lời nhận định này là hung hăng và trơ tráo. Tuy nhiên theo chuyên gia Plesch, không nên để vụ này thay đổi toàn thể bối cảnh các quan hệ hiện nay giữa Hoa Kỳ và Nga, mà theo ông, đang tiến triển theo chiều hướng tốt. Ông giải thích: “Chính quyền Obama đã bỏ rất nhiều công sức cho hiệp ước START, họ cũng bỏ rất nhiều công lao để vận động Nga hợp tác về phòng thủ phi đạn và vận động trong vấn đề Iran. Tôi cũng cho là nước Nga với ông Medveden đã tiến những bước đáng kể. Vì thế tôi cho là tình thế có nhiều điều lạc quan và đó là nhũng gì chúng ta cần phải nhìn vào để xây dựng từ đó" Mối quan hệ giữa ông Putin và nhà lãnh đạo Ý Silvio Berlusconi cũng bị phơi bày ra ánh sáng. Bức công điện bị lộ gồm những lời cáo buộc nói rằng có thể ông Berlusconi đã thủ lợi từ những hợp đồng buôn bán năng lượng ký với Nga. Tại London, phát ngôn viên cho WikiLeaks Kristinn Hrafnsson đã bênh vực hành động WikiLeaks tiết lộ những tài liệu mật: ”Nếu như tình trạng ổn định của thế giới được dựa trên sự lừa đảo và những lời nói láo, thì có thể nó cần phải rung rinh đôi chút. Những công điện bị tiết lộ nầy cho thấy rằng các nhà lãnh đạo các chính phủ nói một đàng làm một nẻo. Ngoài mặt khác hẳn với sau lưng." Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexei Sazonov hôm thứ Năm nói rằng nước Nga chẳng thấy có gì mới hay bất ngờ trong các công điện bị lộ đó. Ông nói nước Nga cam kết giữ quan hệ với Hoa Kỳ. Ngày Thứ Năm 02/12/2010: Nữ Thủ tướng Australia gọi vụ tiết lộ của WikiLeaks là ‘bất hợp pháp’
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm nay, Thủ tướng Julia Gillard nói bà ‘mạnh mẽ lên án’ việc công bố hơn 250.000 tài liệu mật trên trang Wikileaks, phơi bầy cảm nghĩ riêng của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ khắp thế giới. Bà Gillard cho rằng việc xuất bản này là ‘một sự vô trách nhiệm và bất hợp pháp’. Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Tư pháp Australia Robert McClelland cho biết cảnh sát liên bang đang điều tra xem liệu việc công bố của Wikileaks có vi phạm bất kỳ luật lệ Australia nào hay không. Tòa Tối cao Thụy Điển duy trì lệnh bắt giữ ông Julian Assange, sáng lập viên của trang web Wikileaks. Ông Assange bị truy nã để được thẩm vấn về những cáo buộc về tội hãm hiếp. Trong một phán quyết hôm thứ Năm, Tòa án Tối cao Thụy Điển bác bỏ đơn kháng cáo của ông Assange, 39 tuổi, nói rằng Tòa chỉ cho phép kháng cáo trong các trường hợp ngoại lệ, cần được tòa tái xét. Hồi tháng 8, các công tố viên Thụy Điển đã ra trát bắt giữ quốc tế chống ông Assange, bị cáo buộc hai tội quấy nhiễu tình dục, và một vụ cưỡng bức bất hợp pháp ở Thụy Điển. Hàng ngàn tài liệu mật của Mỹ đã bị WikiLeaks công bố trong tuần này. Các công điện ngoại giao của Hoa Kỳ mới nhất cho thấy quan điểm của Hoa Kỳ coi Nga như một nước tham nhũng, gần như là một “nước bất lương theo kiểu mafia” . Một thông tư nội bộ bí mật dường như phát xuất từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow, vẽ ra một bức tranh về một quốc gia tham nhũng tại mọi cấp bậc chính quyền, kể cả các vụ hối lộ, tống tiền và gián điệp. Công điện này đề cập tới Moscow như một “chính phủ bất lương”, với tâm điểm là điện Kremli và Thủ Tướng Vladimir Putin. Trang web WikiLeaks bị cắt bởi công ty dịch vụ trả tiền PalPal trên Internet: Công ty dịch vụ trả tiền trên mạng PayPal, có bản doanh ở Mỹ, cho biết họ đã “hạn chế một cách vĩnh viễn” tài khoản của website WikiLeaks vì trang mạng này vi phạm chính sách của PayPal. PayPal nói rằng chính sách của họ ngăn cấm việc khuyến khích, hô hào hay chỉ dẫn người khác tham gia hoạt động bất hợp pháp. Công ty trả tiền trên mạng này là công ty mới nhất trong số các công ty cắt đứt liên hệ với WikiLeaks, là trang mạng gặp nhiều chỉ trích vì thủ đắc thông tin bí mật và công bố trên các thông tin đó trên internet. Hai công ty cung cấp tên miền ở Mỹ là EveryDNS.net và Amazon.com đã từ bỏ WikiLeaks hồi tuần trước, viện lý do là đã xảy ra những vụ tin tặc liên tiếp để ngăn chận việc truy cập trang web này. Trang WikiLeaks giờ đây được hai công ty Âu châu cung cấp dịch vụ tên miền, nhưng các công ty đó đã bắt đầu gặp phải áp lực chính trị ngày càng tăng. Bộ trưởng Kỹ nghệ Pháp, ông Eroc Besson tuyên bố trong ngày hôm qua rằng không thể chấp nhận việc công ty của Pháp cung cấp dịch vụ cho những website tiết lộ bí mật ngoại giao và gây nguy hiểm cho tính mạng của người khác. Ngày Thứ Năm, 02/12/2010 WikiLeaks phát tán tin: Mỹ lo ngại về sự lừa dối của Nga trong vụ Viktor Bout
Công điện liên quan tới vụ này được công bố hôm thứ Năm, mô tả một phiên họp hồi tháng Hai năm 2009 giữa Thủ Tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Đại sứ Hoa Kỳ Eric John. Bức công điện nói đại sứ John đã nói với ông Abhisit rằng những kẻ ủng hộ ông Bout đã dùng “tiền bạc và ảnh hưởng” để tìm cách thuyết phục các tòa án Thái Lan ra phán quyết không dẫn độ ông Bout sang Hoa Kỳ. Ông John cũng nói với Thủ Tướng Thái Lan rằng các nhân chứng đã man khai trước tòa rằng ông Bout có mặt ở Thái lan trong một vụ làm ăn chính đáng, vào lúc ông bị bắt giữ. Công điện này, gửi từ sứ quán Hoa Kỳ tại Thái Lan về cho Washington, cũng nói rằng người Mỹ đã phát hiện một âm mưu để bắt giữ hai nhân viên chống ma túy người Mỹ có liên quan tới vụ điều tra, dựa trên những cáo buộc vô cớ, rằng họ đã thâu âm ông Bout một cách bất hợp pháp, vào ngày ông bị bắt. Trong ngày Thứ Năm 02/12/2010: Sáng lập viên WikiLeaks bị Interpol (cảnh sát quốc tế) truy nã
Truyền thông Anh tường trình rằng nhà chức trách biết ông Assange đang ẩn trốn ở vùng Đông-Nam nước Anh. Ông Assange, một công dân Úc 39 tuổi, đã cung cấp số điện thoại và địa chỉ khi đến vùng này hồi tháng 10. Các công điện ngoại giao mật của Hoa Kỳ do trang web của ông Assange tiết lộ, phơi bày những quan điểm không mấy tích cực của Hoa Kỳ về các nhà lãnh đạo thế giới, gây bực bội cho các chính khách khắp thế giới. Đảng Dân chủ Tự do đương quyền ở Đức đã sa thải một giới chức hàng đầu được nói tới trong các công điện ngoại giao mật của Hoa Kỳ. Giới chức này đã trao những thông tin về các cuộc thảo luận của chính phủ liên hiệp của Đức cho đại sứ quán Mỹ tại Berlin. Một thông tư nội bộ mật dường như xuất phát từ đại sứ quán Mỹ ở Moscow, nói rằng ở nước Nga nạn tham nhũng tràn lan, khiến nước này gần như là “một chính phủ bất lương”, với điện Kremli và Thủ Tướng Putin ở tâm điểm. Phản ứng trước vụ tiết lộ các công điện Mỹ, ông Putin nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN, rằng Hoa kỳ không nên xen vào nội tinh của nước Nga. Cơ quan cảnh sát quốc tế, Interpol, đã ra trát bắt giữ khẩn cấp đối với Assange, người đang bị truy nã ở Thụy Điển về những cáo buộc tội hãm hiếp và quấy nhiễu tình dục. không thể bù đắp cho cá nhân ông Assange và tổ chức của ông. Nếu tòa án Stockholm yêu cầu bắt giữ ông Assange thì có thể dẫn tới một lệnh bắt quốc tế đối với đương sự. Ngày Thứ Hai 06/12/2010 Wikileaks công bố danh sách những địa điểm quan yếu của Mỹ (làm chấn động dư luận) Hôm thứ Hai, Wikileaks công bố một danh sách mật của chính phủ Mỹ về hạ tầng cơ sở và những địa điểm tài nguyên trên toàn thế giới Hoa Kỳ coi như rất quan yếu cho những lợi ích của mình. Các giới chức Hoa Kỳ và Anh lập tức chỉ trích việc công bố này, nói đây là một hành động làm nguy hại đến nhiều sanh mạng. Một luật sư của ông Julian Assange, sáng lập viên Wikileaks, người bị Thụy Điển truy nã để trả lời cáo buộc về tội hiếp dâm, hôm thứ Hai nói ông và thân chủ ông đang trong tiến trình dàn xếp gặp cảnh sát Anh để trả lời các câu hỏi. Danh sách này xuất hiện trên những điện văn ngoại giao của Mỹ từ năm 2008 gồm có những địa điểm sản xuất vắcxin tại châu Âu cũng như những đường dây cáp dưới biển, những hải cảng và những nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng trọng yếu từ châu Á đến Brazil. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder hôm thứ Hai lên án bằng những lời lẻ mạnh mẽ việc công bố này và nói an ninh quốc gia của Mỹ bị đặt vào tình trạng đầy rủi ro. Tại Anh, Bộ trưởng Ngoại giao William Hague gọi việc công bố danh sách là “đặc biệt đáng bị phê phán” và nói việc này mở cửa cho những cuộc tấn công khủng bố vào những mục tiêu sinh tử. Những điện văn nêu danh sách những vị trí và nói là sự hủy hoại những địa điểm này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ gồm cả y tế công cộng và sự ổn định kinh tế. Ngày Thứ Hai, 16/12/2010 Thổ Nhĩ Kỳ rúng động vì WikiLeaks – làm lớn chuyện:
Một công điện của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ Eric Edelman, cáo buộc Thủ tướng Recept Tayyip Erdogan có đến 8 tài khoản trong Ngân hàng Thụy Sỹ đã gây phẫn nộ. Lên tiếng với những người ủng hộ ông, Thủ tướng Erdogan không thể kềm được cơn giận dữ. Ông nói những ai lăng mạ ông và những người ủng hộ ông sẽ bị thiệt hại nặng vì những lời lẽ đó, sẽ bị dứt điểm và sẽ tiêu tan sự nghiệp. Thủ tướng Thổ còn tiếp tục đưa ra thêm những lời đe dọa. Ông nói các thân hữu của ông đang có kế hạch nhắm vào những nhà ngoại giao này hiểu theo nghĩa luật lệ quốc gia và luật pháp quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận những vấn đề này với chính quyền Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã đưa ra lời xin lỗi, nhưng không đủ. Chính phủ Hoa Kỳ cần phải có tất cả những biện pháp cần thiết để trừng phạt những nhà ngoại giao này. Ông còn đề nghị đến cả chuyện từ chức Thủ tướng và đại biểu trong quốc hội nếu như những lời gán ghép đó có thể chứng minh là đúng sự thực. Lãnh tụ đảng đối lập Kemal Kilocdaroglu đã nổi tiếng nhờ phanh phui nhiều vụ tham nhũng trong chính phủ. Kể từ khi lên lãnh đạo đảng, ông vẫn chú tâm theo dõi ông Erdogan và giờ đây ông tin là giây phút của sự thực đã đến với Thủ tướng Erdogan. Ông nói mọi người đang chờ cho thủ tướng đệ đơn kiện Hoa Kỳ và đem những lỡi lẽ cáo buộc của nhà ngoại giao Hoa Kỳ đó ra bối cảnh chính trị quốc tế. Giới phân tích cho biết Kilocdaroglu tin rằng ông đã dồn thủ tướng đến chân tường vì ông Ergogan, cùng với đảng của ông, đã bị sa lầy trong những cáo buộc về tham nhũng, và những cáo buộc trong những điện văn của Hoa Kỳ đã hâm nóng trở lại những lời tố cáo này để báo chí đưa lên làm tin hàng đầu. Cây bút chuyên về chính trị Murat Yetkin nói rằng tình trạng sẽ còn tệ hại hơn cho chính phủ Thổ. Ông cho biết: "Nếu như có thêm những lời tố cáo tham nhũng nhắm vào chính phủ Thổ bị WikiLeaks đưa ra thì chính phủ này có thể bị đặt vào vị thế rất khó khăn. Và chính phủ này rất nhạy cảm trong vấn đề này và tìm cách chuyển hướng chú ý của dư luận từ những tố cáo tham nhũng sang vấn đề ngoại giao." Nhưng một số giới chức trong chính phủ lại nghĩ khác trong vấn đề bị WikiLeaks tiết lộ. Phát ngôn viên chính phủ Huseyin Celick cho rằng đây có thể là một âm mưu của Israel nhắm vào chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cũng có chung sự ngờ vực đó. Ông nói Israel đang được hưởng lợi từ những vụ tiết lộ này. Trên đường phố Istanbul, một số người không tin là những lời cáo buộc đó đúng sự thực. Một số nói rằng họ không thấy các tài khoản đó và cũng không thấy có tài liệu nào nói về nó, nên cũng không thể nói là có mà cũng không thể nghĩ là hoàn toàn không đúng. Có người thì cho rằng Thủ tướng Erdogan rất giàu nhưng không tin là ông có một tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ. Cũng có người cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ phải làm công việc của họ, họ nghe những lời ngồi lê đôi mách và họ phải báo cáo để làm công việc của họ, thế thôi. Họ tin là một số câu chuện là đúng sự thực, kể cả vụ các tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên họ đoán rằng nếu như thủ tướng của họ có mở tài khoản ở Thụy Sỹ đi chăng nữa thì cũng không phải dưới tên của ông, mà là nhờ thân nhân đứng tên. Với cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy một năm nữa, các nhà phân tích thời cuộc cho rằng những điện vặn ngoại giao bị WikiLeaks tiết lộ đã làm cho thủ tướng rất lo ngại. Nhưng họ cũng cảnh báo rằng sẽ có thêm hàng ngàn điện văn ngoại giao nữa, theo dự kiến, sắp bị tiết lộ trong các tuần lễ và những tháng sắp tới, nên bây giờ là lúc chính phủ của Thủ tướng Erdogan lúc này đang đứng ngồi không yên. Ngày thứ Ba, 07/12/2010: Sáng lập viên WikiLeaks, Julian Assange bị bắt
Ông Assange bị truy nã để được thẩm vấn ở Thụy Ðiển về những cáo buộc về tội hãm hiếp, quấy nhiễu tình dục, và cưỡng bức bất hợp pháp. Ông đã bác bỏ những cáo buộc đó. Luật sư của ông Assange hôm thứ Hai cho hay ông đang dàn xếp để thân chủ của ông gặp cảnh sát Anh để thảo luận về trát bắt. Các luật sư bênh vực cho ông Assange đã cho biết rằng ông sẽ chống lệnh dẫn độ sang Thụy Ðiển, vì lo sợ ông có thể bị giao lại cho Hoa Kỳ. Ông Assange thành lập Wikileaks, là trang web đã công bố khoảng 250,000 công điện ngoại giao mật của Hoa Kỳ trên Internet. Trước khi bị bắt hôm thứ Ba, các thông tư ngoại giao nội bộ của Mỹ bị tiết lộ nói rằng NATO đã lập kế hoạch quân sự để bảo vệ vùng Baltic chống một cuộc tấn công từ Nga, sau cuộc tranh chấp giữa Nga với Gruzia năm 2008. Tờ The Guardian của Anh nói rằng các thông tư nội bộ đó tiết lộ rằng các kế hoạch bí mật để bảo vệ Estonia, Latvia và Lithuania đã được vạch ra tại trụ sở chính của NATO, theo sự hối thúc từ Hoa Kỳ và Đức. Cũng trong ngày thứ Ba 07/12/2010 WikiLeaks đưa tin mật: Quan chức hàng đầu TQ không tin vào số thống kê kinh tế
Cựu Đại sứ Mỹ Clark Randt viết thông tư nội bộ này hồi năm 2007 sau một bữa cơm tối với Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, lúc bấy giờ là Bí Thư Tỉnh Liêu Ninh ở đông-bắc Trung Quốc. Đây là một trong hàng chục ngàn công điện mật đã bị Wikileaks phát tán mới đây. Các công điện này trích lời ông Lý nói rằng cá nhân ông dựa trên các dữ liệu như mức tiêu thụ điện, hàng hóa chuyên chở đường hỏa xa, và mức cho vay của ngân hàng để đo lường đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh Liêu Ninh. Công điện liên hệ nói rằng ông Lý cười và giải thích rằng còn những con số thống kê khác, nhất là các số liệu GDP, chỉ là những con số “dùng để tham khảo mà thôi.” Các nhà phân tích từ lâu đã nghi ngờ các giới chức địa phương ở Trung Quốc đã thổi phồng các con số thống kê kinh tế để đạt chỉ tiêu, và thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Ông Lý Khắc Cường được dự kiến là nhân vật có triển vọng lên thay thế Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, khi nhiệm kỳ của ông Ôn chấm dứt vào năm 2013. Ngày thứ Ba, 07/11/2010 Vụ Wikileaks buộc Mỹ phải thuyên chuyển hàng loạt nhân viên ngoại giao Báo chí Mỹ cho biết : Washington chuẩn bị một kế hoạch thuyên chuyển nhân viên ngoại giao với quy mô lớn.Theo cơ quan thông tin điện tử chuyên về chính trị Hoa Kỳ The Daily Beast, đó là hệ quả trực tiếp của việc Wikileaks tiết lộ 250 ngàn mật điện của bộ ngoại giao Mỹ cách nay một tuần. Từ Washington, thông tín viên Raphaël Reynes tường thuật : Vì bị nêu đích danh trong các bức mật điện mà Wikileaks tiết lộ, một số đông nhà ngoại giao Mỹ bị “nướng cháy”. Đặc biệt nhất là các viên chức mà trong báo cáo đã thêm phần bình luận về lãnh đạo của nước chủ nhà. Đại sứ Mỹ Mỹ tại Kaboul đã mô tả Tổng thống Afghahistan Hamid Karzai như là con người “nhu nhược” và liên can trực tiếp với chế độ tham nhũng. Theo nguồn tin của The Daily Beast, đại sứ Karl Eikenberry sẽ là nhân vật đầu tiên bị thuyên chuyển. Bộ ngoại giao Mỹ không hoàn toàn xác nhận thông tin này. Phát ngôn viên bộ ngoại giao chỉ tuyên bố vắn tắt là “bộ sẽ thực hiện những gì cần thiết như đã nói”. Hôm qua 05/12/2010, trên đài truyền hình NBC, thượng nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện đầy quyền uy, khẳng định là “rất có thể tại nhiều nơi có những người than phiền là họ không thể tiếp tục làm việc với các nhà ngoại giao này”. Vì lợi ích, Washington bắt buộc phải phản ứng sớm và nhanh chóng thuyên chuyển các nhà ngoại giao đã bị “nướng cháy”. Nếu chờ đến khi bị nước chủ nhà tuyên bố là “thành phần không được nghênh tiếp” (từ ngữ ngoại giao gọi là “persona non grata”) thì lúc đó bộ ngoại giao buộc phải lên tiếng giải thích công khai. Đây là chuyện mà Hoa Kỳ không bao giờ muốn xảy ra. Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd: Lãnh đạo Trung Quốc “hoang tưởng”. Một trong những tiết lộ của Wikileaks liên quan đến giới lãnh đạo Bắc Kinh là nhận định của cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd, một người thông thạo tiếng quan thoại. Ông nói rằng những người lãnh đạo Trung Quốc mang bệnh “hoang tưởng” và khuyên Hoa Kỳ nên thận trọng chuẩn bị can thiệp quân sự nếu tình hình Trung Quốc gặp khó khăn. Theo AFP, thì nhà lãnh đạo Úc đã chia sẻ suy nghĩ của ông với bà Hilarry Clinton khi đề cập đến thái độ của Trung Quốc về Tây Tạng và Đài Loan nhân một buổi tiệc với ngoại trưởng Mỹ vào tháng 3 năm 2009 lúc ông nắm ghế thủ tướng. Bản báo cáo cho biết thêm Thủ tướng Rudd kêu gọi Hoa Kỳ “giúp cho Trung Quốc hội nhập thực sự vào cộng đồng quốc tế, có trách nhiệm của một cường quốc, nhưng cùng lúc phải sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu có vấn đề”. Trong cuộc trao đổi này, ngoại trưởng Mỹ đặt câu hỏi là làm sao giúp nâng cao đời sống người dân Trung Quốc và cãi thiện dân chủ mà không làm chính quyền Trung Quốc lo sợ. Hiện nay ông Kevin Rudd làm ngoại trưởng Úc và từ chối bình luận về các tiết lộ này. Ngoài các bản báo cáo ngoại giao, Wikileaks còn tiết lộ địa điểm hàng loạt cơ quan công nghiệp và cơ sở hạ tầng thuộc loại nhạy cảm. Các cơ sở này nằm trên khắp các châu lục từ công ty chế tạo dược phẩm, vac-xin , truyền thông, dây cáp đưới đáy biển , đập nước, ống dẩn dầu khí , mỏ Cobalt... Các cơ sở quan trọng này nằm trong danh sách mà Hoa Kỳ muốn được bảo vệ chặt chẽ đề phòng bị khủng bố tấn công. Thưứba, 07/12/2010: Sáng lập viên Wikileaks bị bác đơn xin tại ngoạiMột tòa án tại London đã ra lệnh câu lưu sáng lập viên của WikiLeaks, ông Julian Assange
Hôm thứ Ba, tòa án đã bác đơn xin đóng tiền thế chân để được tại ngoại hầu tra chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi ông ra đầu thú với cảnh sát nước Anh. Vụ việc bắt nguồn từ chuyện gặp gỡ của ông với hai phụ nữ trong tháng Tám. Luật sư của ông nói rằng vụ tranh cãi về vấn đề “ liên hệ tình dục có sự đồng ý của đôi bên nhưng không sử dụng các biện pháp phòng ngừa” và rằng những cáo buộc này là do động lực chính trị. Trong một thông cáo đầy thách thức loan tải trên trang Twitter hôm thứ Ba, WikiLeaks thề sẽ tiếp tục cho công bố khối tài liệu mật và kêu gọi các nhà hảo tâm hãy tặng dữ thêm để giữ cho trang Web này đứng vững. Hôm thứ Ba công ty điều hành thẻ tín dụng Visa trụ sở tại Hoa Kỳ đã quyết định ngưng tất cả mọi dịch vụ chi trả cho trang Web của WikiLeaks. Công ty điều hành thẻ tính dụng MasterCard và công ty chuyên về các dịch vụ chi trả qua Iinternet PayPal cũng đưa ra hành động tương tự. Một nhóm các nhân vật tranh đấu có tên là “Anonymous”, tạm dịch là “ Vô Danh”, đã bắt đầu trả đũa các tổ chức nào từ chối không làm ăn với WikiLeaks, bằng cách tung ra những vụ tấn công trên mạng, làm cho những cơ sở đó phải đóng trang web của họ hoặc làm chậm lại các dịch vụ. Ngày 07 tháng 12, 2010 |
Mục Lục
Bài mới
(6)
'
(1)
Audio
(14)
Audio Viet
(6)
b ai moi
(1)
bai hat
(2)
bai hoc
(2)
bai mnoi
(9)
bai mo
(8)
Bai moi
(15970)
Bai moii
(27)
Bài mới
(6146)
baimoi
(73)
ban moi
(3)
Baqi moi
(1)
Bau moi
(114)
Cach vuot tuong lua
(3)
gritt
(1)
LIch su Viet Nam
(108)
Nhac
(29)
Nhac Đấu Tranh
(28)
Nhận định
(144)
Nhân Quyền
(184)
offited
(1)
Que
(2)
Radio
(3)
Sự thật Hồ chi Minh
(11)
Tài liệu
(19)
Thơ Văn
(110)
Thời Sự
(1813)
ton giáo
(25)
Tội ác csvn
(7)
tthoi su trong nuoc
(256)
Video
(81)
8.12.10
Diễn tiến biến cố Wikileaks
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét