Tập đoàn Vinashin đến hạn phải trả nợ 60 triệu đô la
Hôm nay 20/12/2010 là ngày tập đoàn mang tai tiếng Vinashin đến hạn phải trả món nợ 60 triệu đô la. Đây là phần đầu trong món tiền 600 triệu đô la vay của nước ngoài và được chính phủ Việt Nam bảo kê. Do tình trạng gần như phá sản, Vinashin xin các chủ nợ – trong đó có ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse – cho hoãn nợ, nhưng chưa được trả lời.
Trong bối cảnh bị thất thoát nhiều tỷ đô la và gây ra tai tiếng chính trị, Vinashin đã yêu cầu chủ nợ gia hạn thêm thời gian một năm số tiền phải trả đầu tiên là 60 triệu đôla trong số 600 triệu đôla vay mượn. Theo báo Tin Tức được AFP trích dẫn, tân tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Sử giải thích là Vinashin không đủ khả năng trả món nợ đáo hạn, đã phải xin triển hạn và « đang chờ trả lời trả lời » của chủ nợ.
Trong bối cảnh bị thất thoát nhiều tỷ đô la và gây ra tai tiếng chính trị, Vinashin đã yêu cầu chủ nợ gia hạn thêm thời gian một năm số tiền phải trả đầu tiên là 60 triệu đôla trong số 600 triệu đôla vay mượn. Theo báo Tin Tức được AFP trích dẫn, tân tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Sử giải thích là Vinashin không đủ khả năng trả món nợ đáo hạn, đã phải xin triển hạn và « đang chờ trả lời trả lời » của chủ nợ.
Chi nhánh ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse tại Thành phố Bern. Crédit Suisse là định chế đã huy động khoản tín dụng 600 triệu đô la cho Vinashin vào năm 2007.AFP
Theo AFP, vào năm 2007, có sự bảo kê của chính phủ Việt Nam, ngân hàng tín dụng Thụy Sĩ Crédit Suisse đã phối hợp với nhiều cơ quan tài chính khác cho Vinashin vay tổng cộng 600 triệu đôla và phải hoàn trả trong 10 lần cách nhau mỗi sáu tháng. Hôm nay là ngày phải trả đợt đầu tiên nhưng Vinashin nói thẳng là không có tiền.
Vào sáng nay, Crédit Suisse và Vinashin đều không trả lời các câu hỏi của AFP.
Phía chính phủ Việt Nam thì cho là Vinashin phải « tự mình » trả món nợ khoảng 4,4 tỷ đôla. Dù vậy tại Việt Nam vẫn có tin đồn là chính phủ sẽ can thiệp để giúp cho tập đoàn nhà nước này.
Tình trạng nguy ngập của tập đoàn Vinashin đã đưa đến hai hệ quả. Tuần trước, cơ quan thẩm định rủi ro Standard and Poor’s lưu ý là Vinashin đã làm cho hệ thống ngân hàng và khả năng đi vay của Việt nam bị yếu đi. Cùng lúc đó, cơ quan Moody’s hạ điểm công trái phiếu của Việt Nam phần lớn là do món nợ quá to lớn của Vinashin.
Hãng tin Bloomberg trích lời chuyên gia kinh tế Mỹ Jonathan Pincus nhận định là nếu Vinashin không trả nợ thì từ nay về sau các doanh nghiệp Việt Nam, dù là của nhà nước hay tư nhân, sẽ phải trả tiền lời rất cao khi vay vốn nước ngoài.
Theo kinh tế gia trường Havard Kennedy School tại Saigon, thì chính phủ Việt Nam dường như không nghĩ đến hậu quả về lâu về dài của vụ việc này đối với uy tín của ngành tài chính Việt Nam.
RFI đặt câu hỏi với giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, đại học Genève (Thụy Sĩ).
Tú anh/ RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét