VN bị tố cáo cắm mốc lên lãnh thổ Campuchia
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia....2010-12-06
.Hội đồng giám sát của Cambodia, một tổ chức tư nhân về vấn đề biên giới với Việt Nam, đến xem xét 2 cột mốc hôm chủ nhật mùng 5 tháng 12, xác định cả hai được cắm bên trong lãnh thổCambodia.
Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia.
Cột mốc 108 và 109
Về vấn đề biên giới với Việt Nam đến xem xét hai cột mốc hôm chủ nhật mùng 5 tháng 12, xác định cả hai được cắm bên trong lãnh thổ Cambodia.Với sự hiện diện của nhiều nhân viên hành chính và công an của Việt Nam, đại diện của Hội đồng giám sát Cambodia xác định cột mốc tạm số 108 đã được Ủy ban biên giới của 2 quốc gia cắm vào 60 mét bên trong lãnh thổ Cambodia. Cột mốc 109 được cắm vào sâu hơn, tới 200 mét về phía Cambodia.
Có ít nhất 14 người đại diện cho Hội đồng giám sát Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 108 và 109 ở xóm Kba Kadal, xã Đa, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham vào hôm Chủ nhật, ngày 5 tháng 12 vừa qua sau khi có hơn 200 người dân thuộc địa bàn này viết đơn kiện cột mốc tạm đó cắm vào lãnh thổ nước này.
Ông Rong Chhun, đại diện Hội đồng giám sát, và là Giám đốc Hiệp Hội giáo viên độc lập của Campuchia khẳng định sau khi ông đến xem xét vị trí cột mốc tạm rằng, cột mốc tạm số 109 được cắm lên đất vườn đào dân cách từ vườn mía người Việt khoảng 200 mét.
Ông còn cho biết, ngoài ra còn có cột mốc tạm số 108 mà chính quyền khẳng định cắm lên đất vườn mía người Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam nhưng những người dân cùng tham gia đến xem xét cột mốc đó khẳng định đất vườn mía người Việt trước đây cũng là sở hữu của họ nhưng bị người Việt xâm chiếm để trồng mía trong những năm 1992. Ông Rong Chhun nhắc lại lời kể của dân bị người Việt xâm chiếm đất để trồng mía:
“Họ khẳng định rằng đất vườn mía ấy là đất của anh em họ mà người Việt xâm chiếm để trồng mía. Họ còn nói đất vườn mía ấy là sở hữu của ông cha họ từ lâu và họ đã làm ruộng như thường, tuy nhiên vào năm 1992 chính quyền Việt Nam đến phá lúa họ và cấm trồng trọt.”
Ông Rong Chhun còn cho biết thêm hiện nay người Việt đang trồng mía trên đất vườn ấy và ông cũng khẳng định cột mốc cắm tạm số 108 cũng bị Ủy ban biên giới của hai quốc gia cắm vào lãnh thổ Campuchia cách biên giới Việt Nam khoảng 60 mét. Ông sẽ viết thư đề nghị Chính phủ giải thích và giải quyết vấn đề này.
Ngoài đoàn của đại diện Hội đồng giám sát Campuchia, còn có nhiều người dân địa phương cùng đến xem xét cột mốc. Một cựu chiến binh ông Sum Sarith nói rằng, người dân thật sự bị mất đất bởi việc cắm cột mốc tạm số 109. Ông còn nói rằng người dân bị hăm dọa bắt bỏ tù nếu như họ khiếu nại chống đối việc cắm cột mốc này. Ông Sum Sarith nói:
“Không có ai dám đến gần bởi vì có lời hăm dọa rằng nếu như người dân đến xem cột mốc sẽ bị bắt bỏ tù chính vì thực tế đã xảy ra ở tỉnh Svay Riêng. Chúng tôi không biết làm thế nào … tôi nói như vậy vì đây là sự thật.”
Mất đất của dân
Còn thành viên của Hội đồng xã Đa ông Thy Bun Hak cũng nói rằng, người dân đã làm ruộng và trồng đào trên đất ấy từ lâu, thế nhưng sau khi cột mốc tạm số 109 được cắm thì người dân cũng bị cấm không được làm ruộng tại đó. Ông còn nói rằng, có ít nhất từ 50 đến 60 gia đình bị ảnh hưởng đến đời sống bởi việc cắm cột mốc tạm này. Ông Thy Bun Hak nói thêm:“Tóm lại, chúng tôi không biết đất bị mất từ năm nào nhưng hiện nay cột mốc ấy cắm lên đất vườn đào của dân, và vườn đào ấy cách vườn mía người Việt hơn 100 mét.”
Chủ tịch Ủy ban biên giới của Chính phủ hoàng gia Campuchia ông Var Kim Hong từng cho Đài Á Châu tự do biết rằng, việc cắm cột mốc biên giới là công việc của hai Ủy ban biên giới Quốc gia Campuchia-Việt Nam. Ông nói công việc này không liên quan gì đến ông Rong Chhun, chính vì ông không phải là người chuyên môn về biên giới.
Mặc dù ông Rong Chhun từng bị cảnh cáo đàn áp và khởi kiện lên Tòa nếu như ông đến xem xét hay làm hư hỏng cột mốc tạm, nhưng hôm qua ông đi đến vị trí cột mốc một cách an toàn. Ông nói có rất nhiều công an Việt Nam có mặt tại đó:
“Chúng tôi không bao giờ e ngại. Chúng tôi có kế hoạch đi xem xét nhiều cột mốc khác bởi vì chúng tôi nghĩ rằng, công việc này không phải vì cá nhân nào. Ngược lại vì đất nước, và bảo vệ đất nước. Chúng tôi không thể nào đứng nhìn Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ chúng tôi, và chúng tôi cũng không muốn xâm lấn vào lãnh thỗ bất cứ nước láng giềng nào. Vậy chúng tôi không sợ với những gì xảy ra liên quan về vấn đề biên giới.”
Tóm lại, chúng tôi không biết đất bị mất từ năm nào nhưng hiện nay cột mốc ấy cắm lên đất vườn đào của dân, và vườn đào ấy cách vườn mía người Việt hơn 100 mét.Ông Phay Siphan, Phát ngôn viên của Ban Nội Các Sự vụ Campuchia bác bỏ cáo buộc từ Hội đồng giám sát và người dân địa phương. Ông khẳng định, việc cắm cột mốc số 109 này không làm dân mất đất,“Không thể tin được bởi vì chỉ là ý kiến cá nhân của ông Rong Chhun. Ông Rong Chhun không phải là người có chuyên môn biên giới và kỹ thuật viên xem bản đồ cơ bản của chúng ta. Đây chỉ là ý kiến mang tính kích động chính trị. Vấn đề biên giới là công việc của Ủy ban biên giới.”
Ông Thy Bun Hak
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2005, ông Rong Chhun bị công an nước này bắt tạm giam và sau đó bị Tòa án kết án 96 ngày tù vì liên quan việc ra thông cáo phê bình Chính phủ ông Hun Sen ký Hiệp định biên giới bổ sung với Chính phủ Hà Nội hồi đầu tháng 10 năm 2005 tại Thủ đô Hà Nội.
(Quốc Việt tường trình từ Cambodia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét