25.1.11

Giá hàng Tết "đến hẹn lại tăng"

Giá hàng Tết "đến hẹn lại tăng"

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA...2011-01-25
Số liệu do Tổng Cục thống kê Việt Nam phổ biến mới đây cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng giêng năm 2011 tăng tới 1,74% so với tháng 12, năm rồi.
RFA
Một khu trồng hoa ở ngoại thành Saigon chuẩn bị cho Tết. RFA


Tín hiệu không hay của tình trạng lạm phát

Báo Kinh Tế Saigon cũng nói là nhiều mặt hàng phục vụ Tết năm nay tăng từ 40% đến 60% so với năm ngoái. Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết về sinh hoạt cận Tết nơi quê nhà, với góp ý của một nhà nghiên cứu kinh tế, tài chánh từ Hà Nội và một người lao động thuộc giới tiêu thụ có thu nhập thấp tại Saigon.
Trong tháng giêng 2011, có 10 trong số 11 nhóm hàng hóa tăng giá, các loại hàng tăng cao gồm có hàng ăn, dịch vụ ăn uống, lệ phí giáo dục, hàng may mặc, mũ nón, giày dép, đồ uống, bia, rượu, thuốc lá.
Giá lương thực và thực phẩm tăng cao là một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng giêng này đạt mức tăng kỷ lục, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng trên 12%.
Giá lương thực và thực phẩm tăng cao là một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng giêng
Gian hàng bánh kẹo được dựng lên dọc đường phố vào dịp Tết. AFP
Gian hàng bánh kẹo được dựng lên dọc đường phố vào dịp Tết. AFP
này đạt mức tăng kỷ lục, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng trên 12%. Giá thịt heo tăng gần 5% so với tháng 12 năm ngoái, dầu ăn tăng hơn 7%, bánh mức kẹo tăng trên 3%.
Mặt khác do thời tiết rét đậm kéo dài bất thường tại miền Bắc, các loại quần áo dùng cho mùa đông tăng cao, bên cạnh đó tin do Đài Tiếng Nói Việt Nam loan báo cũng cho hay, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt tăng hơn 17%, so với những tháng cuối năm trước.
Giải thích về hiện tượng CPI trong tháng giêng này tăng so với tháng 12 năm ngoái, từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu về kinh tế, tài chánh cho biết:
Lạm phát cao như thế là một tín hiệu không hay, bởi vì lạm phát đánh vào tất cả mọi người dân, nhất là dân nghèo, thu nhập của họ có tăng nhưng không thể nào kịp được với mức lạm phát, nói cách khác là thu nhập thực của họ, bị giảm đi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
“ Thực ra là cái tháng Tết thì bao giờ giá cả cũng tăng lên, đấy là cái chuyện của mùa vụ, không có gì đặc biệt cả, năm nào cũng thế, đến tháng trước Tết Nguyên đán thì tăng rất nhiều. Không có chuyện gì lạ trước tình hình tăng giá hiện giờ.”   
Theo ông thì sở dĩ CPI tăng trong tháng giêng so với tháng 12 năm rồi, đó là hậu quả của tình trạng lạm phát nay đã vượt lên trên 10%:
“Lạm phát cao như thế là một tín hiệu không hay, bởi vì lạm phát đánh vào tất cả mọi người dân, nhất là dân nghèo, thu nhập của họ có tăng nhưng không thể nào kịp được với mức lạm phát, nói cách khác là thu nhập thực của họ, bị giảm đi.”

Tìm hiểu nguyên nhân

Trả lời câu hỏi, trước tình trạng lạm phát cao như vậy, ảnh hưởng đến sinh hoạt của đại đa số người dân Việt, chánh quyền cần phải làm gì hầu vượt qua khó khăn đó, tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích:
“Lạm phát có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là hòan toàn do chính sách của nhà nước. Nhiều người nói,
Cô gái bán hoa lưu động trên các đường phố ở Hà Nội vào những ngày cận Tết. AFP
Cô gái bán hoa lưu động trên các đường phố ở Hà Nội vào những ngày cận Tết. AFP
lạm phát là do giá cả trên thị trường thế giới tăng lên cao,  nếu nói như thế thí tại sao lạm phát ở Indonesia, ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, hay Trung Quốc, không cao như ở nước mình.
 Đấy là cách giải thích không chính xác, để lấp liếm, ngụy biện thôi. Cái chính của lạm phát là do việc nhà nước chi tiêu nhiều, chứ còn người dân thì có tiền đến đâu, tiêu đến đấy thôi, chứ không thể đi vay mượn mà tiêu được. Chính phủ, có thể đi vay, tình trạng thâm hụt ngân sách suốt nhiều năm nay rất cao, việc chi tiêu của chính phủ cũng như đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, đấy là nguyên nhân chính đưa tới lạm phát.
Lạm phát có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là hòan toàn do chính sách của nhà nước. Nhiều người nói, lạm phát là do giá cả trên thị trường thế giới tăng lên cao,  nếu nói như thế thí tại sao lạm phát ở Indonesia, ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, hay Trung Quốc, không cao như ở nước mình.
TS.Nguyễn Quang A
Có thể làm rất dễ, không có gì khó cả, là chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế thì chỉ chi ngần ấy thôi, làm được như vậy thì lạm phát ở Việt Nam sẽ quay về mức bình thường của khu vực.”
Về sinh hoạt chuẩn bị đón Tết, báo Saigon Giải Phóng nói, “thị trường xuân Tân Mão, sức mua tăng cao” không thiếu hàng thiết yếu, cung cầu hàng hóa được bảo đảm. Các siêu thị tổ chức liên tục các chương trình khuyến mãi, tăng cường dịch vụ phục vụ tích cực và hữu hiệu giới tiêu dùng. Saigon Giải Phóng cho hay, hàng Việt tiếp tục “áp đảo” thị trường Tết, chiếm tới 9 phần 10 khối lượng hàng hóa, giá bán phủ hợp với túi tiền đại đa số khách hàng, mọi giới. Tại các chợ, sức mua các mặt hàng thiết yếu như đồ dùng trong gia đình, quần áo, bánh mứt, thực phẩm khô, bắt đầu tăng mạnh.
Gian hàng bán kẹo, mứt tại Hà Nội
Gian hàng bán kẹo, mứt tại Hà Nội
Tuy nhiên, khác với thông tin do báo chí phổ biến, cô Ánh, một công nhân ngành may mặc, phục vụ tại một hãng xưỡng vùng ngoại ô Saigon nói, giá cả tăng vọt, làm dân nghèo lo âu, khi chỉ còn một tuần lễ nửa là đến Tết:
Sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, cái gì cũng lên giá, mà lương không lên  nên người ta liệu cơm gắp mắm, có ít thì ăn ít. Mỗi một sản phẩm đều tăng giá nhiều, ít khi mua thịt , một kí lô, ra chợ chỉ mua 5 ngàn, hay 10 ngàn đồng, thì thấy thịt ít đi nhiều
Cô Ánh, công nhân
“Sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, cái gì cũng lên giá, mà lương không lên  nên người ta liệu cơm gắp mắm, có ít thì ăn ít. Mỗi một sản phẩm đều tăng giá nhiều, ít khi mua thịt , một kí lô, ra chợ chỉ mua 5 ngàn, hay 10 ngàn đồng, thì thấy thịt ít đi nhiều. Nói chung, thứ gì cũng lên nhất là ga, những phụ liệu may quần áo giá chỉ vài ngàn đồng, nhưng thật ra lên gấp đôi. Tiền công làm khuy, vắt sổ cũng lên giá.”
Vậy người dân có mua sắm Tết nhộn nhịp, sức mua tăng cao, lượng khách tấp nập hơn, như báo chí tường thuật hay không? Cô Ánh đáp:
“Thấy ngoài chợ, bày bán hàng hóa nhiều, nhưng hiện giờ người ta chưa lãnh lương, tiền Tết, nên cũng chưa đi mua, sức mua hàng thấy yếu lắm.”
Theo tờ Wall Street Journal xuất bản tại Hoa Kỳ thì do tỷ lệ lạm phát tăng cao, Việt Nam phải đối phó với một số khó khăn về kinh tế,  khiến cuộc sống của người dân chật vật hơn, vì một khi ngân sách quốc gia thâm hụt từ năm này sang năm khác, nhà nước phải tính chuyện tăng thuế, kéo theo hàng loạt biện pháp “thắt lưng, buộc bụng” khác, và là một tin không vui, trên thị trường , ngoài xã hội,  khi Tết nguyên đán cổ truyền đã gần kề.

Không có nhận xét nào: