11.2.11

Tàu Sân Bay Trung Quốc Chưa Hoạt Động Đã Bị Đe Dọa : Mỹ phát triển tên lửa đối hạm tấn công tầm xa LRASM

Tàu Sân Bay Trung Quốc Chưa Hoạt Động Đã Bị Đe Dọa : Mỹ phát triển tên lửa đối hạm tấn công tầm xa LRASM
Mỹ tuyên bố nghiên cứu tên lửa LRASM để cải thiện hệ thống tên lửa diệt hạm nhưng Trung Quốc lại lo ngại mục tiêu của tên lửa này là tàu sân bay chuẩn bị biên chế.

Theo một tạp chí quân sự của Mỹ cho biết, sau một thời gian đánh giá thấp (*) Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng, tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc chính là nguy cơ lớn nhất đối với Mỹ kể từ khi thế chiến thứ hai, nó đã làm cho Hải quân Mỹ phải thay đổi một số chiến lược của mình để đảm bảo lợi thế vốn có trên biển.


Một quan chức cấp cao tiết lộ, Hải quân Mỹ cố gắng khám phá những bí mật về DF-21D và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh hạm đội Thái Bình Dương nằm ngoài tầm bắn 1.500km của DF-21D.

Để đáp lại sự đe dọa từ tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21F, Mỹ cũng nghiên cứu một loại tên lửa mới, có nhiều khả năng nhắm tới mục tiêu là tàu sân bay của trung Quốc.

Cơ quan nghiên cứu cao cấp bộ quốc phòng Mỹ (DARPA) và Hải quân Mỹ ngày 20/01 đã cùng với công ty Lockheed Martin kí một hợp đồng trị giá 218 triệu USD về việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo LRASM.

Tiêu chuẩn mới của tên lửa diệt tàu sân bay Mỹ

Quân đội Mỹ cũng đưa ra yêu cầu về tính năng của tên lửa này một cách rõ ràng như sau: có thể sử dụng hệ thống định vị GPS ngay cả khi bị các thiết bị làm nhiễu của đối thủ can thiệp và phải có khả năng đánh chìm tàu sân bay.

Căn cứ theo yêu cầu đó của Hải Quân Mỹ, tên lửa LRASM có hai loại, một loại được phóng trên không và một loại được phóng từ tàu chiến. Các tên lửa cũng sẽ sử dụng hệ thống cảm biến tiên tiến do công ty hàng không vũ trụ hàng đầu của Anh chế tạo để có thể tự động xác định mục tiêu đã chọn.

Theo đó, tên lửa LRASM sẽ được trang bị một khả năng phóng phi phàm với độ chính xác cao nhất thế giới, có thể vượt qua bất kì hoàn cảnh tác chiến nào, phá vỡ mọi hệ thống phòng thủ của các nước.

LRASM sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của các bệ phóng hiện có và các hệ thống lưu trữ, tương thích với hệ thống phóng thẳng đứng VL-41 được trang bị trên tất cả các tàu chiến đấu hiện đại của Hải quân Mỹ. Hiện nay, Hải quân Mỹ sở hữu 8.500 ống phóng thẳng đứng VLS, bao gồm cả các ống phóng được lắp đặt trên các tàu tuần dương (CG-47), các tàu khu trục (DDG-51) và các tàu ngầm (SSN, SSGN).

So sánh cán cân quân sự Mỹ – Trung trên biển

Tuy nhiên, cự li phóng của tên lửa vẫn nằm trong vòng bí mật, duy có một điều chắc chắn là loại hình tên lửa mới sẽ vượt qua tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon ít nhất là 242km.

Hiện nay tàu sân bay Varga của Hải quân Trung Quốc chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa sẽ đưa vào sử dụng, đồng thời Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng quy mô hạm đội tàu sân bay của mình.

Làm một phép so sánh đơn giản, Trung Quốc năm nay đầu tư cho quốc phòng ước tính khoảng 78,6 tỷ USD trong khi đó của Mỹ là 739,2 tỷ USD, tổng binh lực của Trung Quốc quy mô khoảng 2.795.000 người của Mỹ là 2.445.000 người, Trung quốc có khoảng 1.605 máy bay chiến đấu Mỹ có khoảng 3.695 máy bay chiến đấu, Trung Quốc có khoảng 112 máy bay ném bom các loại Mỹ có khoảng 154 máy bay, Trung Quốc có 1 tàu sân bay Mỹ có 11 tàu, Trung Quốc có 61 tàu ngầm chiến đấu Mỹ có 72 tàu…

Điều này có thể cho thấy, Mỹ không chỉ vượt trội so với Trung Quốc về công nghệ kỹ thuật mà còn đang vượt trước về số lượng. Theo kế hoạch, tên lửa LRASM vào năm 2013 sẽ đưa vào sử dụng. Thời gian để Hải quân Trung Quốc “vượt mặt” Hải quân Mỹ ở khu vực phải mất rất nhiều năm và chờ đợi nhiều yếu tố thuận lợi khác.

(*) Trung Quốc đã bỏ ra rất nhiều kinh phí và tâm huyết cho việc nghiên cứu chế tạo tên lửa DF-21D nhằm cân bằng sức mạnh với Mỹ trên biển. DF-21D xuất hiện đã dẫn đến rất nhiều sự tranh luận trong nội bộ của Mỹ.

Trước đây, Trong con mắt của giới quân sự Mỹ, khả năng tiêu diệt tàu sân bay của tên lửa DF-21D là rất xa vời. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard cho rằng Trung Quốc còn nhiều hạn chế công nghệ khi triển khai tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay.

Mỹ đánh giá về quá trình triển khai tên lửa đạn đạo đối hạm là dựa trên thông tin báo chí của Trung Quốc và những vụ thử nghiệm liên tiếp. “Chúng tôi chưa được chứng kiến một vụ thử nghiệm trên biển đối với toàn bộ hệ thống tên lửa diệt hạm của Trung Quốc”, Đô đốc Willard bày tỏ.

Hoàng Long



Mỹ phát triển tên lửa đối hạm tấn công tầm xa LRASM

Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký với Tập đoàn Lockheed Martin hợp đồng trị giá 157 triệu USD để phát triển tên lửa đối hạm tầm xa hiện đại (LRASM) cho Hải quân Mỹ.

Theo đó, tên lửa đối hạm thế hệ mới và các hệ thống đồng bộ sẽ giúp các tàu của Hải quân mở rộng phạm vi tấn công hiệu quả vượt xa so với tầm tấn công hiện tại, hoặc nhằm thực hiện kế hoạch nâng cao khả năng phòng không và đối hạm trước đối phương. Tên lửa mới của Hải quân Mỹ được yêu cầu phát triển để chống lại mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc, loại được triển khai tại các căn trên bộ hoặc các tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu hải quân có khả năng tấn công các nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ từ khoảng cách hàng trăm km.

Không giống như các tên lửa đối hạm hiện tại, LRASM có khả năng tự hoạt rất cao, nhờ vào các hệ thống nhắm bắn mục tiêu độc lập để thực hiện tấn công mà không phụ thuộc vào các hệ thống xử lý bên ngoài, hoặc sự trợ giúp của các dịch vụ như Hệ thống định vị toàn GPS và kênh kết nối dữ liệu. Theo Cục DARPA, những khả năng này sẽ cho phép tên lửa đối hạm thế hệ mới chủ động xác định mục tiêu, theo dõi chính xác sự di chuyển của các tàu hải quân và xử lý, thiết lập mục tiêu ban đầu một cách chính xác. Tên lửa LRASM được thiết kế có các biện pháp đối phó phản công hiện đại, trốn tránh hiệu quả các hệ thống phòng thủ chủ động của đối phương.

LRASM sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của các bệ phóng hiện có và các hệ thống lưu trữ, tương thích với hệ thống phóng thẳng đứng VL-41 hiện tại được trang bị trên tất cả các tàu chiến đấu hiện đại của Hải quân Mỹ. Hiện, Hải quân Mỹ đang sở hữu 8.500 ống phóng thẳng đứng VLS, bao gồm cả các ống phóng được lắp đặt trên các tàu tuần dương (CG-47), các tàu khu trục (DDG-51) và các tàu ngầm (SSN, SSGN).

Từ năm 2009, Tập đoàn Lockheed Martin đã hoàn thành các nghiên cứu về thương mại, phân tích hiệu năng hệ thống, thông qua bản mẫu thiết kế nghiên cứu ban đầu và đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua giai đoạn đầu tiên. Theo đó, hai phiên bản tên lửa được đưa ra là LRASM-A và LRASM-B.

Trong đó, phiên bản LRASM-A là tên lửa hành trình tầm thấp tàng hình; được thiết kế sử dụng cho máy bay có khung gắn tên lửa đất-đối-không mở rộng (JASSM-ER). Ngoài ra, LRASM-A còn được trang bị thêm các bộ cảm biến và một số hệ thống để đạt được khả năng tàng hình, dưới âm và tăng khả năng phòng vệ khi bị phản công. LRASM-A được xem là phù hợp hơn cho các ứng dụng tấn công đường không.

Còn LRASM-B được thiết kế là tên lửa hành trình tầm cao, sử dụng một cơ động phản lực, có tốc độ siêu âm. Với thiết kế có tác dụng phát triển ưu tiên khả năng đẩy và phù hợp với sự trợ giúp của các bộ cảm biến cũng như các hệ thống điện tử đạo hàng để đạt được tốc độ cân bằng và khả năng tàng hình nhằm tăng khả năng tấn công hiệu quả.

Do đó, Giai đoạn 1 đã kết thúc thành công và mang lại sự tin tưởng đối với hai mẫu thiết kế để hỗ trợ đầu tư thêm cho các chuyến bay thử nghiệm.

Tiếp đó, Giai đoạn 2 sẽ tiến hành chỉnh sửa và phát triển những khái niệm trong Giai đoạn 1, kết quả cao nhất là tiến hành chuyến bay thử nghiệm và đánh giá thiết kế của mẫu được lựa chọn.

Là một phần của Giai đoạn 2, LRASM-A sẽ thực hiện hai vụ thử nghiệm để chứng minh khả năng tấn công chiến thuật của tên lửa cho cả Không quân và Hải quân Mỹ, trong khi LRASM-B sẽ phải hoàn thành thử nghiệm qua bốn hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) để chứng tỏ khả năng tác chiến trước Hải quân Mỹ. Cả hai mẫu tên lửa LRASM-A và LRASM-B đều được thiết kế để hỗ trợ các cấu hình phóng trên không và phóng thẳng đứng.

Được biết, Cục DARPA đã chọn ba nhà thầu quốc phòng để hoàn thành mẫu thiết kế và thực hiện chuyến bay thử nghiệm của hai biến thể LRASM, cũng như cung cấp công nghệ cảm biến thông thường. Theo đó, công ty chi nhánh thuộc Tập đoàn Lockheed Martin, trụ sở ở Orlando, Florida, sẽ phát triển nguyên mẫu LRASM-A; còn công ty chi nhánh khác, có trụ sở tại Grand Prairie, Texas, sẽ chịu trách nhiệm về nguyên mẫu tên lửa LRASM-B. Nhà thầu thứ ba là BAE Systems, có trụ sở tại Nashua, NH, đã được chọn để thiết kế và cung cấp các các hệ thống cảm biến tích hợp hỗ trợ cho cả hai biến thể LRASM.

Thế Anh (Theo defense-update)



vietthuc.org

This entry was posted in Tin Thế Giới.

Không có nhận xét nào: