20.3.11

Năm Tân Mão 2011 năm cáo chung của các quốc gia độc tài?


Năm Tân Mão 2011 năm cáo chung của các quốc gia độc tài?

Sự kiện xảy ra ngày 17 tháng 12 năm 2010 tại Tunisia (Một xứ nhỏ thuộc Khối Á Rập ven Điạ Trung Hải , cựu thuộc điạ của Pháp , được Độc Lập từ năm 1956 )một sinh viên tốt nghiệp đại học tên là Mohamed Bouazizi bị thất nghiệp nên phải đi bán trái cây dạo, bị Cảnh sát bắt đòi hối lộ, anh nầy phẫn uất tự thiêu và sau đó chết ngày 4 tháng 1.2011.[i]

Bối cảnh xã hội Tunisia bao trùm bởi nạn tham nhũng và độc tài, sự căm hận của 10 triệu người dân Tunisia đã bùng nổ sau thời gian âm ỉ từ 23 năm cầm quyền độc tài của Tổng Thống Zine El A. Ben Ali và bộ hạ.
Tìm hiểu tại sao với một sự việc nhỏ nhặt lại dẩn đến sự sụp đổ cả một chế độ được cai trị độc tài suốt 23 năm bởi một chính phủ sắt máu, có một nền kinh tế khá vững mạnh. Mà sự sụp đổ nhanh chóng trong vòng 1 tháng cả một chế độ tham nhũng, độc tài, quân phiệt là một sự kiện ngạc nhiên, phấn khích cho cả khối Á Rập và còn gây hiệu ứng Domino (dây chuyền) cho các quốc gia toàn trị, độc tài trên thế giới.
Hình ảnh thành công của Tunisia đầu năm 2011 đã làm nức lòng các quốc gia lân cận và sau đó đã lan truyền đến Ai Cập, Sudan, Yemen, Libya và nhiều quốc gia Bắc Phi và Trung Đông. Chẳng những ảnh hưởng Cách Mạnh Hoa Lài lan truyền trong khu vực Bắc Phi và Trung Đông mà hương Hoa Lài còn lan truyền đến nhiều quốc gia Đông Nam Á trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia vốn nổi tiếng cai trị độc tài và tàn bạo.
Sau hai vụ Cách Mạng thành công tại Tunisia và Ai Cập, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng ra sức dập tắt các phong trào đòi hỏi Dân Chủ trong nước, đồng thời bôi bẩn, đe doạ người dân trong nước về sự “Bất An” sau Cách Mạng.
Cách Mạng Libya chống tên độc tài Gaddafi[ii] và tập đoàn tham nhũng diển ra không suông sẻ như tại Tunisia và Ai Cập mà mang nhiều kịch tính. Đầu tiên là cuộc Nổi dậy ở Libya 2011[iii] là các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ ngày 15 tháng 2 năm 2011. Các phương tiện truyền thông như New York TimesBBC News… loan báo tình trạng bất ổn này bắt nguồn từ những sự kiện ở các nước láng giềng Ai Cập và Tunisia, góp phần vào một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả Rập.
Người biểu tình đã tập trung quanh hai thành phố lớn nhất của Libya là thủ đôTripoli ở phía tây và Benghazi ở phía đông. Ngày 18 tháng 2, những người tham gia biểu tình đã kiểm soát được hầu hết thành phố lớn thứ hai của Lybya là Benghazi, với một số hỗ trợ từ cảnh sát và các đơn vị quân đội đào ngũ. Chính phủ đã phản ứng lại bằng cách gửi đến đây các đơn vị quân đội tinh nhuệ và lính đánh thuê nhưng đã bị người dân ở Benghazi và các đơn vị quân đội đảo ngũ chống lại. Cho đến ngày 20 tháng 2, hơn 200 người đã bị chết ở Benghazi. Những người biểu tình ở Tripoli tập trung xung quanh quảng trường Green Square. Ngày 21 tháng 2, máy bay chiến đấu của không quân Libya đã tấn công vào nhóm người biểu tình tại Tripoli gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công luận quốc tế. The New York Times đưa tin “vụ đàn áp ở Libya đã chứng minh sự đẫm máu nhất của các hành động gần đây của chính phủ.”
Cho đến ngày 23 tháng 2 2011, đa số thị trấn và thành phố đã thuộc về quyền kiểm soát của phe đối lập Libya. Chính quyền ông Gaddafi chỉ còn kiểm soát thủ đô Tripoli và một số thành phố ở phía Tây. Thời điểm đó, Hoa Kỳ và nhiều nước Phương Tây quá dè dặt không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia Á Rập, thái độ dè dặt nầy của Phương Tây đã làm cho phe Gaddafi hồi sinh và từ từ họ dành thế chủ động, tái chiếm các thành phố đã bị phe nổi dậy chiếm giử. Kiêu căng trên đà chiến thắng và với bản tính hung ác Gaddafi rơi vào tội ác chống người dân Libya qua các hành động ném bom và sử dụng pháo binh tấn công các thành phố đông dân. Thay vì áp dụng chính sách an dân, sửa sai các luật lệ lỗi thời để kêu gọi phe nổi dậy chung vai tái thiết đất nước , tái lập trật tự thì Gaddafi đã dùng bạo lực bắn giét người dân Libya một cách tàn bạo: trên 300 thường dân Libya bị sát hại và hàng ngàn bị thương do quân đội của phe độc tài gây ra.
Từ các sự việc tàn sát đẩm máu của độc tài Gaddafi kể trên, các quốc gia thuộc khối Á Rập đã thay đổi lập trường, họ kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp tránh đổ máu dân vô tội. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm thứ Năm 17 tháng 3.2011 thông qua một nghị quyết sau cuộc biểu quyết , có 10 phiếu thuận và không có phiếu chống, 5 quốc gia bỏ phiếu trắng cho phép thiết lập một vùng cấm bay ở Libya để bảo vệ cho thường dân trước sự trấn áp của quân đội trung thành với ông Gadhafi.
Ngày 18 và 19tháng 3 lực lượng quốc tế bao gồm Anh, Pháp, Mỹ và nhiều quốc gia Âu Châu đã trực tiếp hoặc gián tiếp thi hành quyết nghị của LHQ[iv] bắn hỏa tiển và oanh kích các vị trí quân sự nhằm ngăn chận bàn tay đẩm máu của Gaddfi và đồng bọn. Sự vui mừng chào đón lực lượng LHQ của toàn dân Libya đã nói lên sự cai trị độc tài của Gaddafi đã “chấm hết” dù tình hình chiến sự vẫn còn đang tiếp diển mà áp lực của phía Quốc Tế ngày càng đè nặng lên chế độ độc tài Gaddafi. Bàn cờ Libya dù chưa ngả ngủ nhưng đã cho chúng ta thấy: các chế độ độc tài sắt máu đối xử thô bạo, tàn ác của nhà cầm quyền Libya và ngay cả Việt Nam hiện nay phải đi đến cáo chung. CSVN đã mừng hụt, cho rằng thế giới đã bỏ rơi Libya[v]. Màn kịch đã chuyển từ ngày khởi đầu, từ thắng lợi rồi bị đàn áp, rồi đến quốc tế tham gia và quật khởi, vùng lên xoá tan bọn độc tài, diển tiến y hệt một vỡ kịch.
Vấn đề đặt ra cần lưu tâm là chính sự kiên trì của người dân Libya, sự chống trả liên tục trước bạo quyền dù bị thiệt hại về nhân mạng đã đánh động lương tâm thế giới. Sự tàn ác dả man của Gaddafi cũng là yếu tố kích động tiến trình trực tiếp can thiệp của Liên Hiệp Quốc. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì Cách Mạng sẽ không thành công, đồng thời phải thấy “Lòng Dân”[vi] là yếu tố quan trọng hơn cả, bởi vì một khi “lòng dân muốn gì” được thấu đạt, thì mức độ tham gia của toàn dân sẽ bộc phát không thế lực nào ngăn cản nỗi. Kế đến là sự kiên trì không lùi bước của toàn dân sẽ làm cho phiá địch(tức phe độc tài) sẽ chùn bước và quốc tế sẽ trực tiếp tham gia sớm hay muộn.
Tại Việt Nam thì tình hình có nhiều biến dạng không giống như Tunisia, Libya. Tập đoàn Việt Gian Cộng Sản có mặt trên đất nước trên 80 năm (từ 1930-2011), sự lừa dối nhiều thế hệ của chúng đã rất tinh vi, kỷ thuật trấn áp dân học được từ quan thầy Nga Sô và Trung Cộng cũng rất cao, CSVN lại áp dụng biện pháp kềm kẹp “quân đội nhân dân” và “công an nhân dân” vô cùng chặc chẻ, với khẩu hiệu tuyên truyền “Còn đảng, còn mình” do đó chúng ta phải làm sao tranh thủ được hay cài được người trong Quân Uỷ Trung Ương, trong các Binh Đoàn, các tướng lãnh v.v… thì sẽ trấn áp được bên Công An để làm nhẹ thiệt hại cho toàn dân.
Trong Cách Mạng Tunisia và Ai Cập nhờ dành được cảm tình của Quân Đội ngay từ phút đầu nên rất ít thiệt hại về nhân mạng.Tên độc tài Gaddafi dùng lính đánh thuê, khó mua chuộc, nên dân Libya bị thiệt hại nhiều hơn. Điều cốt lỏi trong cuộc Cách Mạng tương lai cho Việt Nam là phải làm sao huy động sức mạnh tổng hợp của “Toàn Dân” là sẽ thành công.
Các thành phần Nông Dân, Công Nhân, Dân Oan, các Tôn Giáo bị áp bức chiếm trên 90% dân chúng, đó là lực lượng nòng cốt của Cách Mạng. Ai tranh thủ được “Lòng Dân” của các thành phần nêu trên là sẽ thắng. Nếu chúng ta không kiên trì vận động, bỏ quên “lòng dân” mà chạy theo các nhân tố khác thì sẽ bị thất bại cho dù có được sự hổ trợ mạnh mẽ của Liện Hiệp Quốc.
Long Điền 3.20.2011
Chú thích:
[ii] http://web247.fastserver.ch/vnch/?p=5074 Libya: Cách Mạng chống nhà cầm quyền độc tài Gaddafi
[iv]http://www.voanews.com/vietnamese/news/obama-libya-upd-3-19-11-118304029.html TT Obama: Hành động quân sự là để đáp ứng kêu gọi của nhân dân Libya. Tổng thống Obama nói ông đã ra lệnh cho quân đội thực hiện một hành động quân sự có giới hạn để bảo vệ nhân dân Libya và thực thi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Không có nhận xét nào: