Hòn đảo cận Nam nhất của quần đảo Mariana này đang trở thành một lá chủ bài, một căn cứ chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Guam nằm cách tất cả các điểm nóng trong khu vực tối đa là 6 giờ bay. Mùa hè năm ngoái Nhà Trắng bật đèn xanh cho một loạt các dự ánhiện đại hóa và mở rộng các hoạt động quân sự tại Guam, tổng chi phí lên tới hơn 10 tỷ đô la.
Cảng Apra tại đảo Guam, theo dự kiến sẽ được hiện đại hóa. Nguồn: wikipedia |
Đặc phái viên của tờ Le Figaro, Arnaud de La Grange lưu ý độc giả về dự án của Hoa Kỳ biến đảo Guam thành một « siêu căn cứ quân sự ».
Đảo Guam, siêu căn cứ quân sự của Mỹ
Guam là nơi mà trong Thế chiến thứ hai, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.Trong chiến tranh Việt Nam, đảo Guam cũng là điểm xuất phát để hàng trăm chiếc B-52 trải thảm bom tại Việt Nam.
Giờ đây, hòn đảo cận Nam nhất của quần đảo Mariana này đang trở thành một lá chủ bài, một căn cứ chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Guam nằm cách tất cả các điểm nóng trong khu vực tối đa là 6 giờ bay, cách bờ biển của Trung Quốc 3 giờ bay, Nhật Bản và Philippines 4 tiếng, cách Indonesia 5 giờ bay và cách Úc 6 tiếng.
Mùa hè năm ngoái Nhà Trắng bật đèn xanh cho một loạt các dự án đầu tư để hiện đại hóa và mở rộng các hoạt động quân sự tại Guam. Tổng chi phí dự án lên tới hơn 10 tỷ đô la. Trên nguyên tắc kế hoạch phải được hoàn tất vào năm 2014.
Theo tác giả bài báo : hiện tại có 7.500 lính Mỹ đang đóng tại đảo Guam. Trong tương lai đảo Guam sẽ được trang bị để đón nhận tới 18.000 quân nhân cùng với 19.000 thân nhân của họ. Ngoài ra một trong những mục tiêu của dự án mở rộng các hoạt động quân sự tại đảo Guam nằm trong kế hoạch di dời một phần căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Okinawa, Nhật Bản đến hòn đảo này.
Các nhà chiến lược của Hoa Kỳ dự trù xây thêm hai căn cứ quân sự tại đảo Guam, hiện đại hóa cảng Apra. Căn cứ không quân cũng sẽ được nâng cấp để đón nhận thêm trực thăng và các loại chiến đấu cơ hiện đại. Trong số này có cả máy bay không người lái Global Hawk với khả năng bay liên tục hơn 30 giờ và có thể bay hơn nửa vòng trái đất.
Trong hàng tiểu tựa, phóng viên của tờ Le Figaro có nêu bật « Những thách thức do đà vươn lên của Trung Quốc không xa lạ với dự án nâng cấp quân sự đảo Guam của Hoa Kỳ ». Nhưng tiếc là trong bài báo, tác giả đã không đả động đến mục tiêu biến đảo Guam thành một « siêu căn cứ quân sự » để kềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc tại khu vực.
Theo gót Kate Middleton
Đúng một tuần trước lễ cưới của hoàng tử William và cô Kate Middleton, hai tờ Le Monde và Le Figaro cùng chú ý đến sự kiện có sức thu hút toàn cầu này. Le Monde thì đưa độc giả đến với quê hương của Kate, người có khả năng trở thành hoàng hậu tương lai của vương quốc Anh.
Le Figaro, trong bài báo mang tựa đề « Một làn gió mới đang thổi đến hoàng gia Anh» cho biết Luân Đôn đang nghiên cứu khả năng xét lại truyền thống kế vị. Cụ thể là nếu đứa con đầu lòng của đôi vợ chồng Kate và William là một cô công chúa thì ông vua William tương lai của nước Anh vẫn có thể truyền ngôi báu cho cô con gái chứ không nhất thiết phải dành ưu tiên cho cậu con trai trưởng của mình.
Đặc phái viên của Le Monde từ Bucklerberry giới thiệu với độc giả nào là quán ba pubnơi bố mẹ của cô công chúa Kate tương lai thường lui tới. Kế đó là căn nhà cũ của gia đình Middleton khi cha mẹ Kate vừa lập nghiệp. Đó là một căn nhà bằng gạch đỏ, khiêm tốn và khắc hẳn so với ngôi biệt thự trị giá 1 triệu bảng Anh (khoảng 1,2 triệu đô la) mà họ đang ở hiện nay.
Le Monde cũng giới thiệu luôn cửa hàng chạp phô quen thuộc với Kate Middleton do một cặp vợ chồng người Anh, gốc Ấn Độ làm chủ. Cô cháu dâu tương lai của nữ hoàng Anh thân với họ đến nỗi ngày thứ Sáu tuần sau, ông bà chủ tiệm được mời đến thánh đường Westminster Abbey dự lễ cưới của Kate và William.
Dù sao, vào ngày thứ Sáu 29/4 tuần tới, Kate Middleton và gia đình cũng sẽ cư ngụ tại khách sạn 5 sao Goring Hotel trước khi cô lên xe hoa. Từ khi được thành lập tới nay đã hơn 100 năm, tên tuổi của khách sạn này luôn gắn liền với lịch sử của hoàng gia Anh : xưa kia, hoàng hậu Mary vợ của nhà vua George V và là mẹ của hai ông vua Eduard VIII và George VI thường tới đây uống trà vào buổi chiều. Cũng trong khuôn viên khách sạn này cố quốc vương George VI và gia đình đã mở tiệc mừng chiến thắng sau Đệ nhị Thế chiến, cho dù thực đơn của nhà vua chỉ có trứng gà và xúc-xích.
Sarkozy : nhìn lại 4 năm đầu nhiệm kỳ
Về thời sự nước Pháp, không hẹn mà cả Libération lẫn Le Figaro cùng dành nhiều trang để điểm lại bốn năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Sarkozy nhân dịp điện Elysée công bố một văn bản 75 trang mạng tựa đề « Bốn năm hành động ».
Đối với tờ Le Figaro thiên hữu, đây là « tài liệu để ông Nicolas Sarkozy ra tranh cử » thêm một nhiệm kỳ. Le Figaro coi như việc Tổng thống Pháp tra tranh cử vào năm tới là điều hiển nhiên. Theo quan điểm của tờ báo, những khó khăn mà đảng cầm quyền vấp phải trong 4 năm qua chỉ là những sự hiểu nhầm hay sự vụng về từ phía chủ nhân điện Elysée.
Ngược lại trong cái nhìn của tờ Libération thiên tả thì 4 năm qua nước Pháp của ông Sarkozy đã « Mất hướng ». Một số bài phóng sự, lời kể của nhiều nhân chứng, sinh sống tại các tỉnh lẻ khác nhau, cho thấy là người Pháp vừa mệt mỏi, thất vọng và lo âu. Lo âu khi không biết tương lai đi về đâu, tại một quốc gia không đủ sức bảo đảm công việc làm vững chắc cho người dân.
Khi lên cầm quyền cách nay 4 năm, nước Pháp có 2,3 triệu người thất nghiệp. Số này lên tới thành 2,7 triệu vào tháng Hai vừa qua. Công bằng mà nói thì Pháp không phải là một trường hợp riêng lẻ và đây cũng là do tác động của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất toàn cầu kể từ năm 1945 tới nay.
Khi Nicolas Sarkozy bước vào điện Elysée, kinh tế Pháp tăng trưởng ở mức 2,4%. Bốn năm sau tỷ lệ này còn là 1,5% (năm 2010). Tỷ lệ được lòng dân của ông, đã tuột dốc cùng với năm tháng : từ 67điểm vào những ngày đầu nay chỉ còn 29 điểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét