9.4.11

Đi chốt qua sông


Đi chốt qua sông 
 Chân Nhi
Mỹ đang dần dần chặt đứt các vòi của con bạch tuộc Trung Cộng vươn ra để cố bám vào các vùng giàu năng lượng dầu hoả ở Bắc Phi và Trung Đông. Đây chính là những dòng huyết mạch, những nguồn dưỡng khí nuôi dưỡng Trung Cộng. Không có nó nền kinh tế của Trung Cộng sẽ tàn lụi trong một sớm, một chiều và dĩ nhiên là sẽ kéo theo sự sụp đỗ của cả cái thể chế CS tại Trung Hoa Lục Địa.
CS luôn luôn chủ trương bóp cái bao tử để kiểm soát người dân, nhưng khôn ngoan và cao tay ấn hơn, Mỹ kiểm soát các dòng huyết mạch, các nguồn dưỡng khí ấy để thống trị thế giới và chế ngự đối phương. Nếu bị bỏ đói hay thiếu ăn thì con người vẫn có thể thoi thóp sống qua ngày, nhưng con người mà không có máu lưu thông trong huyết quản, không có không khí bơm vào buồng phổi thì chỉ trong vòng tối đa một vài phút là chết ngay.
 Tri kỷ tri bỉ
Nhưng tại sao Mỹ lại có thể chơi trò cù nhầy tại Bắc Phi và Trung Đông, chẳng lẽ Mỹ không lệ thuộc vào năng lượng dầu hỏa hay sao? Câu trả lời không những là "có" mà số lượng tiêu thụ dầu hoả của Mỹ còn đứng đầu cả thế giới nữa kìa (20 triệu thùng mỗi ngày, gấp 3 lần Trung Cộng - theo con số thống kê năm 2007[1]). Vậy thì tại sao Mỹ lại có thể ung dung, tự tại như vậy? Có phải chăng Mỹ có một nguồn dự trử khổng lồ (ở ngay trên lãnh thổ nước Mỹ) mà Mỹ chưa khai thác, hoặc đã khai thác rồi nhưng lại đậy nắp để đó (?) Trong khi đó Trung Cộng và hầu như tất cả các nước trên thế giới đều lệ thuộc vào nguồn năng lượng dầu hỏa tại Bắc Phi và nhất là Trung Đông. Đó cũng là lý do mà các nước Âu Châu - Pháp, Anh, Ý đã sốt sắng nhảy vào vòng chiến tại Libya hầu bảo vệ nguồn "sống" của mình, trong khi đó thì Mỹ chỉ khoan thai đóng vai trò hỗ trợ (support).
Tại sao Mỹ đã bao vây Trung Cộng ở Á Châu, hạ thủ cắt đứt / chận đứng các dòng huyết mạch (nguồn tiếp liệu của Trung Cộng) ở Bắc Phi và Trung Đông, rồi còn mở ra một "sinh lộ" cho Trung Cộng ở Biển Đông? Nếu Trung Cộng là đối thủ "đáng gờm" của Mỹ và trong khi Mỹ có thừa khả năng tiêu diệt Trung Cộng bằng quân sự thì tại sao Mỹ sợ gì mà không ra tay?
Như đã nói trong bài "Nước cờ đang sáng dần"[2] chủ trương của Mỹ là không bao giờ muốn đánh tan nát mà chỉ muốn làm tan rã Trung Cộng mà thôi. Vì hai lý do chính sau đây –
 1. Tuy khả năng quân sự của Trung Cộng không bằng Mỹ nhưng nếu có tiêu diệt được Trung Cộng thì Mỹ cũng trở thành sứt gọng gảy càng, không còn là cường quốc số 1 trên thế giới và ngư ông hưởng lợi sẽ là Nga và các nước Âu Châu. (Xin nói thêm là Trung Cộng không bao giờ quan tâm đến vấn đề thiệt hại về nhân mạng, cho dầu 1 tỉ 300 triệu người có bị giết sạch thì vẫn còn có trên 40 triệu người sống rãi rác khắp mọi nơi trên thế giới [3] tiếp tục sinh sôi nẩy nở, bảo tồn dòng giống và dư sức tạo dựng lại một nước Trung Hoa. Do đó Trung Cộng sẳn sàng đánh ván bài liều nếu cần.)
2. Nếu có chiến tranh Mỹ-Hoa xảy ra và cho dầu Mỹ hoàn toàn không hề hấn gì nhưng khi Trung Cộng hấp hối thì Mỹ cũng thoi thóp thở. Vì sao? Vì 1 tỉ 300 triệu dân Trung Hoa là một cái vựa nhân công rẽ mạt đồng thời cũng là một cái thị trường tiêu thụ khổng lồ. Cứ thử làm bài toán - nếu mổi ngày Mỹ chỉ cần bán cho 1 phần tư (= 300 triệu) dân Trung Hoa, mổi người một lon Coca, và mổi lon Mỹ chỉ cần lời 10 xu mà thôi thì thử hỏi mổi ngày Mỹ sẽ thu lợi về được bao nhiêu?! Cứ lấy con số ấy mà nhân lên với bao nhiêu hàng hoá Mỹ bán cho Trung Cộng trong một ngày, trong một tháng, trong một năm, ... thì sẽ thấy số tiền lời mà Mỹ thu vào được từ cái thị trường tiêu thụ khổng lồ ấy là một con số chóng mặt!
Đối với Mỹ sức mạnh kinh tế luôn luôn được dùng để thống trị thế giới, còn quân sự chỉ là người lính dùng để canh phòng hay đánh trả khi Mỹ bị tấn công hoặc quyền lợi bị đụng chạm.
Khi nói về Trung Cộng, trong bài "Nước cờ đang sáng dần" có câu - "mặc dầu con cọp Mỹ không thèm xơi tái cái ông già Trung Cộng xương xẩu, bệnh hoạn, hôi hám" - có thể được lần lượt giải thích như sau:
- "ông già Trung Cộng" theo nghĩa đen thì Mỹ chỉ mới hơn 200 năm lập quốc trong khi đó thì nước Trung Hoa đã có trên 4000 năm, như vậy so với Mỹ Trung Hoa là một ông già lụ khụ;
- "xương xẩu" có ý nói là khó nhai, khó nuốt vì 2 lý do đã nêu trên;
- "bệnh hoạn" vì Trung Cộng đã tự tạo cho mình những căn bệnh nan y về chính trị, xã hội, môi sinh qua đường lối cai trị độc tài, dã man và ngu xuẫn của chế độ CS. Về môi sinh thì vì cái tính tự cao tự đại, khi nào cũng muốn hơn người cho nên Trung Cộng đã ngu xuẫn, vội vã xây dựng một nền kỹ nghệ vá víu, cỗ lỗ xỉ, không có kế hoặch, không an toàn, vô cùng độc hại với mức độ ô nhiễm rất cao; về xã hội thì chỉ riêng chính sách "một con" đã tạo ra sự mất cân bằng và những rối loạn trong xã hội đó là chưa nói đến các vấn nạn thất nghiệp, tham nhũng, … và 1 tỉ 300 triệu cái miệng phải nuôi ăn; về chính trị thì sự kiểm soát gắt gao, đàn áp, bắt bớ, giam cầm ... những người bị nghi ngờ là "nguy hiểm" cho chế độ đã tạo ra vô vàn những sự chống đối, sôi sục ngấm ngầm càng ngày càng lan rộng, tàn phá cơ thể Trung Hoa Lục Địa như một chứng bệnh ung thư ;
- "hôi hám" đó là sự ghê tởm của thế giới đối với Trung Cộng qua các hành động dã man trong việc bắt bớ, đánh đập, tra tấn, tàn sát, thủ tiêu người dân Tây Tạng, và chính cả người dân của mình nhất là phái Pháp Luân Công.  Song song là những sự đánh phá hèn hạ, lén lút xâm nhập, dở những trò đê tiện trên mạng lưới điện toán toàn cầu, cùng với những sự gian dối, lừa lọc, giả mạo, coi thường sinh mạng con người trong việc sản xuất, buôn bán các thức ăn, thức uống và hàng hoá độc hại.
Nói tóm lại Trung Cộng không những là một ông già xương xẩu, bệnh hoạn, hôi hám mà còn là một người đang bị thổ huyết (ho ra máu) và phải sống nhờ vào bình dưỡng khí và nước chuyền serum. Ống chuyền serum và dưỡng khí thì bị Mỹ kiểm soát (khi thì cho vào từ từ, khi thì bóp nghẹt), vậy mà Trung Cộng vẫn còn tự bóp bụng "ói" ra hàng tỉ đô la, đồng tiền xương máu (như là một người bệnh đang bị thổ huyết) để chạy đua vỏ trang với kỳ vọng là sẽ vượt qua Mỹ lên ngôi bá chủ hoàn cầu.

Sắp xếp (thay thế) nhân sự
 Cũng trong bài "Nước cờ đang sáng dần" còn có câu - "Còn quân sự thì Mỹ chỉ dùng (hoặc không dùng) để hổ trợ, bảo vệ cho nước cờ của mình đã được dày công sắp xếp (có khi hàng 5, 7 chục năm) để khỏi bị "trật đường rầy" vì những yếu tố bất ngờ." -  thì Miền Nam Việt Nam là cái thí dụ điển hình và rỏ ràng nhất đã cho cả thế giới thấy rằng việc Mỹ "dùng quân sự" (đổ quân vào Miền Nam Việt Nam vào năm 1965) và rồi Mỹ "không dùng quân sự" (khi đồng minh tháo chạy vào Tháng Tư 1975) cũng chỉ để bảo vệ cho nước cờ của mình (Mỹ) mà thôi.
Trong việc "bảo vệ cho nước cờ của mình đã được dày công sắp xếp (có khi hàng 5, 7 chục năm) để khỏi bị "trật đường rầy" còn có việc sắp xếp (thay thế) nhân sự. Đó là việc đổi ngựa, đưa ra những người có thế lực, nắm quyền có lợi cho (nước cờ của) Mỹ. Trong việc thay đổi các con cờ, đối với các nước nhỏ (nhược tiểu), các nước trong thế giới thứ ba, các nước không có một nền dân chủ tiến bộ thì Mỹ sẽ dùng phương thức hoặc đảo chánh hoặc ám sát hay trực tiếp ra tay như trong trường hợp của Iraq và Libya; còn đối với các nước đồng minh và dân chủ thực sự thì Mỹ sẽ nhẹ tay hơn trong việc sắp xếp nhân sự mổi khi cần.
Và một lần nữa Việt Nam lại là một thí dụ điển hình về việc sắp xếp nhân sự để bảo vệ nước cờ của Mỹ đó là cuộc đảo chánh 01/11/1963 đã đưa đến cái chết thảm của TT Ngô Đình Diệm cùng người em Ngô Đình Nhu, và kế đến là việc bức tử Miền Nam Việt Nam vào Tháng Tư 1975 mà suýt nữa TT Nguyễn văn Thiệu cũng có thể bị hạ sát [4] vì đã chống lại quyết định, đường lối của Mỹ (có nguy cơ làm "trật đường rầy" thế cờ của Mỹ).
Gần đây nhất, hình như việc sắp xếp nhân sự của Mỹ (để bảo vệ nước cờ) cũng đã xảy ra tại Úc Châu!
Lúc nào?! Ai, ai, ai?!
Cựu TT Kevin Rudd đã buồn bã và xúc động khi đọc bài diễn văn từ nhiệm [5] sau khi đưa ra cái chính sách/ sắc thuế “Emission Trading Scheme” (ETS) gây tranh cải và bị đa số dân chúng phản đối làm phương hại đến uy tín của đảng Lao Động. Việc từ nhiệm của một viên chức chính phủ là một chuyện rất bình thường trong một đất nước thực sự tự do và dân chủ như nước Úc. Nếu một vị lảnh đạo mà không được dân chúng tín nhiệm, không được đảng hỗ trợ thì chỉ việc bước xuống, chuyện không có gì mà ầm ĩ.
Ông Kevin Rudd rưng rưng xúc động khi đọc bài diễn văn từ nhiệm
Sau khi bà Julia Gillard lên kế vị và trúng cử thì bà lại đưa cái chính sách/ sắc thuế Carbon Tax (CT) ra quốc hội để bàn thảo. So ra hai cái sắc thuế  ETS & CT chẳng khác gì nhau, nếu có khác chăng là khác ở cách đánh thuế, việc ấn định mức thuế từng phần và khác cái tên gọi [6]. Cũng như Kevin Rudd, bà Julia Gillard đã gặp phải sự chống đối mãnh liệt của dân chúng nhưng đặc biệt là bà không bị ép phải từ nhiệm. Hơn thế nữa, qua bao đời Thủ Tướng, vị nào cũng bị chống đối về những quyết định, đường lối, chính sách đưa ra, ... nhưng chưa bao giờ có một vị Thủ Tướng phải "chịu" từ nhiệm vì một chính sách (một sắc thuế mới) xét ra không có gì là tệ hại (vì không có thuế này thì cũng đã có và sẽ có hàng chục thứ thuế khác).
Vậy thì tại sao ông Kevin Rudd lại phải từ nhiệm? Đó là cái khúc mắc và sự khó hiểu của vấn đề.
Phải chăng sự gần gủi với Trung Cộng của cựu TT Kevin Rudd đã làm Mỹ không an tâm và đã đưa đến việc từ nhiệm "bất ngờ" của một vị Thủ Tướng Úc mà từ trước đến này chưa bao giờ xảy ra?!
Để đi tìm câu trả lời bây giờ hãy thử nhìn vào ông Kevin Rudd và những người chung quanh ông (his surroundings) dưới thời ông làm Thủ Tướng –
- Cá nhân ông Kevin Rudd là một người rất thông thạo Hoa ngữ [7], điều này đã làm ngạc nhiên và tạo được những cảm tình tốt ở các cấp lãng đạo Trung Cộng nhất là Hồ Cẩm Đào ngoài ra ông và gia đình đã có một thời gian sống (làm việc) ở Bắc Kinh có lẽ vì vậy mà từ ngoài nhìn vào người ta sẽ nghĩ rằng ông rất gần gủi với Trung Cộng;
-  Con rễ ông Kevin Rudd là một người gốc Hoa;
- Trong nội các của ông, người được bổ nhiệm làm bộ trưởng về "Thay đổi thời tiết và thuỷ cục" (Minister for climate change and water) là bà Penny Wong cũng là một người gốc Hoa [8];
(Trong một nước đa văn hoá, có nhiều sắc dân sinh sống hài hoà với nhau thì việc có một vị bộ trưởng hay việc lập gia đình với một người không phải là người bản xứ là một chuyện rất bình thường. Nhưng trong trường hợp của cựu TT Kevin Rudd dưới con mắt người Mỹ điều này có lẽ không những không bình thường mà còn đáng quan tâm. Vì đây là những người rất gần gủi với ông Kevin Rudd và có thể dễ dàng gây ảnh hưởng đến những việc làm của ông. Đó là chưa kể những ảnh hưởng gián tiếp đến từ phía gia đình, bà con thân thuộc và bạn bè của người con rễ cũng như của bà Penny Wong. Hơn nữa một khi đã nghi ngờ thì bất cứ điều gì dầu nhỏ nhặt đến đâu cũng đều làm tăng thêm sự ngờ vực.)
- Đáng ngại hơn nữa là vị Bộ Trưởng Quốc Phòng (Minister of Defence) ông Joel Fitzgibbon đã bị lọt bẩy mỹ nhân kế của gián điệp Trung Cộng - bà Helen Liu (bị cho là có dính líu đến quân báo, có những mối liên lạc với các gián điệp núp dưới lớp áo nhân viên ngoại giao và có những móc nối với các đảng viên cao cấp của Trung Cộng) [9].
- Thêm vào đó, theo lời tiết lộ của một nhân viên ngoại giao cao cấp Trung Cộng đào tị tại Úc đã cho biết rằng có cả ngàn gián điệp Trung Cộng đang hoạt động trên nước Úc [10].
Chỉ ngần ấy thôi (chưa kể những tin tức do CIA thu lượm được) cũng đủ để cho Mỹ nhảy nhỏm. Vì Úc là một con cờ quan trọng trong thế trận chiến lược của Mỹ do đó nếu thực sự có bàn tay của Mỹ nhúng vào trong việc từ nhiệm của ông Kevin Rudd vì bị nghi ngờ là quá gần gủi với Trung Cộng thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên.
 Đi chốt qua sông
 Increase
 Thế cờ ở "mặt trận" vùng Đông Nam Á  đã được sắp xếp, chiến thuật và nhân sự đã được thay thế để thích ứng với tình hình biến đổi, đồng thời Mỹ cũng đã dọ dẫm đi những nước cờ "vô chiêu" (đưa xe, pháo, mã vào sâu trên vùng đất địch rồi nhanh chóng rút về) đó là việc cho các tàu chiến cập bến cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn để thăm dò tình hình và phản ứng của Trung Cộng [11].
Bây giờ đã đến lúc Mỹ cần ra quân, thận trọng chuẩn bị đi nước cờ đầu tiên, bằng cách đi chốt qua sông. Đó là con chốt Úc được bọc một cái vỏ rất là hài hoà, thân thiện và cao đẹp – “Cựu Chiến Binh Úc Châu có thể sẽ đi diễn hành chung với Việt cộng” (Diggers may march alongside Viet cong [12]), một cuộc diễn hành mang ý nghĩa hòa giãi (a reconciliation parade).
Cho nên nếu đề nghị này của Úc được nhà cầm quyền Việt cộng chấp thuận thì trong tương lai gần có lẽ Việt cộng cũng sẽ dể dàng lần lượt chấp nhận chung bước cùng Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, Đài Loan là những nước đồng minh trong khối Tự Do đã từng tham chiến tại Việt Nam. Và việc diễn hành chung mang ý nghĩa hòa giãi này không phải chỉ có một lần mà là sẽ diễn ra hàng năm, trước tiên là bước chung cùng với các Cựu Chiến Binh Úc rồi dần dần sẽ bước chung với các nước đồng minh của VNCH - tức là con chốt đã tiến thì không lùi (có thêm chứ không có bớt và dần dần sẽ lan rộng sang các lãnh vực khác - xin nhớ rằng trên bàn cờ tướng, không như các con xe, pháo, mã, .. con chốt chỉ có tiến chứ không có lùi) .
Đây chính là nước cờ Diễn Biến Hoà Bình với sự trở lại của quân đội đồng mình dưới hình thức "diễn hành hoà giãi" (a reconciliation parade). Một hình thức mà bề ngoài trông có vẽ xã giao, thân thiện, phi chính trị nhưng bên trong thì tầm ảnh hưởng không thể nào tiên đoán trước được. Có thể gọi đây là nước cờ "reconciliation parade diplomacy" một nước cờ trông có vẽ thuần tuý ngoại giao như nước cờ "ping pong diplomacy" của Nixon trước đây [13].
"Diễn hành hoà giãi" là một đề nghị có tầm vóc quốc gia thì không thể nào không thông qua chính phủ trước khi được công bố. Nói trắng ra đây là một đề nghị của chính phủ Úc (làm theo chỉ thị của Mỹ) nhưng đã được khôn khéo "bán cái" cho Hội Cựu Chiến Binh Úc (Returned and Services League of Australia - RSL) – “RSL has embarked on a low-key diplomatic push”, và được đánh giá là có tính cách ngoại giao thứ yếu (low-key diplomatic push) để tránh những sự phản đối nhắm vào chính phủ Úc.
Do đó chúng ta có thể hiểu rằng việc đề nghị các Cựu Chiến Binh Úc đi diễn hành chung cùng Việt cộng không phải là một quyết định "made in Australia" mà chỉ là "packaged in Australia". Cũng chính vì chính sách đối ngoại của Úc bị Mỹ chi phối cho nên vị cựu Thủ Tướng (Úc) Malcolm Fraser đã giận dữ lên tiếng và nặng lời gọi Úc là một con chó chỉ biết nghe theo lời chủ Mỹ ("... we came to be regarded as a lap-dog of the US - people without a mind of our own. What the US wanted us to do, we would do. ") [14].
Tưởng cũng nên nhắc lại là sau khi đề nghị "đi diễn hành chung" - một nước cờ của Mỹ - được đưa ra thì ông Kevin Rudd là người đầu tiên đã lên tiếng hỗ trợ cho ý kiến này ("Kevin Rudd has thrown his support behind the initiative.") [12]. Phải chăng ông đã sốt sắng là để chứng minh và xác nhận cho Mỹ thấy rằng ông luôn luôn trung thành với những đường lối và chính sách đối ngoại của "anh Hai", mặc dầu một số những người thân cận của ông là "made in China" đã làm cho Mỹ lo ngại. Có thể đây là cách bắn tiếng cho Mỹ biết rằng việc ép ông từ nhiệm thật là oan ức cho ông!
Ngoài ra đề nghị "táo bạo" này cũng đã được chính phủ Úc hổ trợ (dĩ nhiên!) mà người đai điện là bà TT Julia Gillard ("supported by the Gillard government") [12]. Khi chính phủ Úc không công khai đưa ra quyết định này mà chỉ tuyên bố "hổ trợ" là một điều "déjà vu" - ở  mặt trận Trung Đông mặc dầu cuộc tấn công Libya là quyết định của Mỹ nhưng Mỹ chỉ "khiêm nhường" tuyên bố đóng vai trò "hổ trợ", còn ở mặt trận Đông Nam Á đề nghị "đi diễn hành chung" là quyết định của Úc (làm theo chỉ thị Mỹ) nhưng Úc cũng chỉ tuyên bố "hổ trợ". Cả Úc lẫn Mỹ đều làm như mình không phải là người đưa ra những quyết định ấy - hai phương trời, hai bối cảnh, hai chính phủ khác nhau nhưng lại đóng tuồng giống nhau y chang!
Đề nghị về cuộc "diễn hành hoà giải" của RSL có rất nhiều triển vọng là sẽ được Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng lại thuộc phe thân Mỹ do đó Trung Cộng và phe thân Trung Cộng không thể nào ngồi yên để cho cái "diễn hành hoà giãi" này "diễn biến hoà bình" ngay trước mũi của mình.
Mặc dầu căm hận Mỹ đến tận xương tuỷ nhưng trong trường hợp này Trung Cộng không dại gì mà phản ứng ra mặt có thể gây bất lợi cho đường dài. Tuy nhiên Trung Cộng và phe thân Trung Cộng vẫn có thể lén lút chơi dơ (bẩn) - ăn không được thì phá cho hôi!
Ngoài ra có một điều mà không ai nghĩ tới đó là Jihad có thể lợi dụng cơ hội này để ra tay. Tại sao Jihad lại có mặt trong việc này? Trước hết Jihad là một nhóm Hồi Giáo quá khích, mang lòng thù hận (?) người ngoại quốc bấy lâu nay và đã sát hại 88 công dân Úc trong lần đặt chất nổ tại một hộp đêm ở Bali (Nam Dương) vào năm 2002. Và mới đây người chủ mưu cuối cùng trong vụ đặt chất nổ ở Bali đã bị bắt, điều này đã được ông Kevin Rudd cảnh báo là công dân Úc có thể bị những người quá khích tấn công để trả thù [15].
 Increase
Hình ảnh vụ đặt chất nổ tại hộp đêm ở Bali năm 2002
 Vì mối thù này mà đoàn Cựu Chiến Binh Úc đi trong cuộc "diễn hành hòa giãi" có thể biến thành một mục tiêu dễ dàng cho nhóm Jihad, mặc dầu Việt Nam không phải là sân nhà, nhưng vẫn nằm trong tầm hoạt động và khả năng đặt chất nổ gây thương vong của Jihad. Và nếu điều này xảy ra ở Việt Nam thì chính phủ Úc thật khó có thể truy tìm thủ phạm hay chứng minh, buộc tội cho nhóm quá khích Jihad.
(Có người cho rằng Jihad sẽ không thể nào có những họat động khủng bố tại Việt Nam vì người dân luôn luôn bị Việt cộng kiểm soát rất chặt chẻ. Xin thưa rằng ở trên đời này không có cái gì là không có kẽ hở! Riêng ở Việt Nam thì có quá nhiều kẽ hở và kẽ hở rất lớn –
1. Về chất nổ thì đầy rẩy và rất dễ kiếm vì ngày ngày dân nghèo vẫn đi tìm và thu lượm bom đạn đem về bán cho các nhà thầu để lấy sắt, nhôm, đồng, … còn thuốc nổ thì làm pháo hay dùng vào các việc thích hợp khác;
2. Ở Việt Nam cái gì cũng có thể mua được kể cả con người, từ một cô gái cho đến viên Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước đều có thể trả giá, tùy người, tùy việc mà giá cả có khác nhau;
3. Tại Việt Nam hai phe thân Mỹ và thân Tàu luôn luôn tìm cách hạ nhau cho nên rất dễ bị lợi dụng và mua chuộc, chỉ cần có nhiều đô và biết cách đánh vào nhược điểm.
Do đó điều đáng ngại là việc phá hoại, nếu có xảy ra, thì có thể không đến từ phía dân chúng mà lại xuất phát từ hàng ngũ quân đội, công an, cán bộ là những tầng lớp không những không bị kiểm soát mà còn có quyền hành rộng lớn trong tay.)
Không cần biết hậu quả về phương diện ngoại giao giữa hai nước Úc-Việt sẽ như thế nào nếu có một vụ nổ gây thương vong cho một số lớn Cựu Chiến Binh Úc, nhưng trong vấn đề nội bộ của Úc thì chắc chắn cái đảng đương quyền sẽ bị chống đối, quy tội, phê phán nặng nề và rất có thể sẽ bị dân chúng Úc bất tín nhiệm, tước hết quyền hành (bằng lá phiếu), trở thành một chính đảng yếu kém không còn khả năng hoạt động hữu hiệu trong một thời gian dài.
Vì người dânÚc dầu đau đớn nhưng vẫn có thể chấp nhận những sự hy sinh của chiến binh Úc trong các trận đánh trên một đất nước chiến tranh, nhưng sẽ vô cùng tức giận và không bao giờ có thể bỏ qua cho những cái chết của chiến binh Úc (dầu đã về hưu) trên một đất nước "hoà bình", trong một cuộc "diễn hành hòa giãi"!
Tóm lại đi chốt qua sông là một nước cờ thận trọng và khôn ngoan của Mỹ - một nước cờ của Mỹ mà không có Mỹ (Mỹ ra quân nhưng không dùng quân của Mỹ). Ngược lại, đối với Úc, nằm trong bối cảnh hiện tại thì nước cờ "bị giựt dây" với đề nghị "đi diễn hành chung" là một việc làm thiếu thận trọng và kém khôn ngoan, ít ra là trong thời gian này.

Lời kết
 Bài viết này hoàn toàn là những nhận xét cá nhân, do đó trúng hay trật chỉ là hên xui!
 Chân Nhi

Không có nhận xét nào: